Giáo án Sinh học 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời tế bào tạm thời mô cơ vân.

- Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng (mô biểu bì), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn. Phân biệt các bộ phận chính của tế bào gồm: màng sinh chất, chất tế bào và nhân

- Phân biệt được những điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích tổng hợp; kĩ năng trình bày hình vẽ

- Kĩ năng làm việc theo nhóm

3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng hợp tác nhóm để chuẩn bị mẫu và quan sát.

- Kĩ năng chia sẻ thông tin đã quan sát được.

- Kĩ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Thực hành.

- Hoàn tất một nhiệm vụ

D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: Bảng phụ ghi tóm tắt pp làm tiêu bản mô cơ vân.

2. HS: Chuẩn bị dụng cụ thực hành như SGK đã nêu.

E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Kể tên các loại mô đã được học?

- Mô liên kết có đặc điểm gì?

- Tế bào biểu bì và tế bào cơ có gì khác nhau?

III. Nội dung bài mới:(33’)

1. Đặt vấn đề: (1’) Để kiểm chứng những điều đã học, chúng ta tiến hành nghiên cứu đặc điểm các loại tế bào và mô qua tiết thực hành?

2. Triển khai bài dạy:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: ( 03’)

GV: Gọi HS đọc phần I: mục tiêu của bài thực hành

HS: Đọc.

GV: Nhấn mạnh yêu cầu quan sát và so sánh các loại mô I. Nêu yêu cầu của bài thực hành

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Tiết 5 đến 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm cấu tạo và chức năng của nơron 
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Khăn trải bàn.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Tranh phóng to SGK; 
- Bảng so sánh cấu tạo chức năng các nơron; hình cung phản xạ
2. HS: Nghiên cứu bài mới, kẻ phiếu học tập.
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)	
II. Kiểm tra bài cũ:(5’)
1. Trình bày cấu tạo của mô TK? (Gồm nơron thần kinh và tế bào thần kinh đệm)
2. Và tế bào nơron điển hình? (Gồm thân nơron, sợi nhánh và sợi trục)
III. Nội dung bài mới:(33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Vậy nơron có cấu tạo như thế nào. Vì sao khi chạm tay vào vật nóng thì rụt tay lại, cũng như khi ăn nước bọt tiết ra hiện tượng đó được gọi là gì? Nội dung bài 6: “phản xạ” sẽ trả lời câu hỏi này
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( 14’)
GV: Phác họa nhanh cấu tạo nơron lên phần bảng thứ nhất
GV: Gọi HS chỉ hình và gọi tên các phần tương ứng
HS: Chỉ hình và gọi tên.
GV: Trình chiếu cấu tạo nơron để HS tự đính chính
GV: Chốt nhanh phần cấu tạo
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu phần thông tin trong 2’
- Nơ ron có chức năng gì?
HS: Cảm ứng và dẫn truyền XTK
- Căn cứ vào chức năng ta phân làm mấy loại nơron? (Có 3 loại)
GV: Chốt lại và trình chiếu bảng:
Tên nơ ron
Vị trí
Chức năng
GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm(5’) rồi trình bày
HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV: Trình chiếu hình 6.2 vừa chỉ tranh vừa khẳng định kiến thức ở bảng.
- Nhận xét gì về hướng dẫn truyền XTK ở nơron hướng tâm và nơron li tâm?
HS: - Chiều dẫn truyền là ngược nhau
- Nơron hướng tâm(nơron cảm giác) dẫn truyền xung thần kinh hướng về trung ương
- Nơron li tâm(nơron vận động) dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương tới cơ quan trả lời
I. Cấu tạo và chức năng của nơron
1. Cấu tạo: Gồm
- Thân chứa nhân
- Sợi nhánh
- Sợi trục có các bao miêlin, ngăn giữa các bao miêlin là các eo răngviê, tận cùng sợi trục là các cúc xinap
2. Chức năng: 
- Cảm ứng 
- Dẫn truyền xung thần kinh
3. Các loại nơron:
Tên nơron
Vị trí
Chức năng
Hướng tâm
Thân nằm ngoài trung ương thần kinh
Dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
Trung gian
Thân nằm trong trung ương thần kinh
Đảm bảo liên hệ giữa các nơron
Li tâm
Thân nằm trong trung ương thần kinh hoặc ở hạch TKSD
Truyền xung
thần kinh tới các cơ quan phản ứng
Hoạt động 2: (18’)
HS: Xem mẫu vật là 1 quả chanh
- Vì sao thấy chanh ta lại tiết nước bọt?
- Tại sao khi chạm tay phải vật nóng ta lại rụt tay lại?
Những hiện tượng như vậy gọi là gì?
HS: Nghiên cứu và trả lời: Những hiện tượng như vậy gọi là phản xạ
- Vậy, phản xạ là gì? Cho ví dụ
HS: - Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Lấy thêm ví dụ về phản xạ
GV: Liên hệ với việc chấp hành biển báo và tín hiệu khi tham gia giao thông
GV: Như vậy mọi hoạt động của con người đều là phản xạ
- Khi chạm tay vào lá cây hoa trinh nữ thì lá cụp lại, đó có phải là phản xạ không? Vì sao?
HS: Phải hoặc không
GV: Không, vì ở TV không có HTK. Đó chỉ là hiện tượng cảm ứng ở TV
GV: Trình chiếu hình 6.2 SGK
Yêu cầu HS: Quan sát hình và nhận biết
- Kể các loại nơron tạo nên 1 CPX
- Kể các thành phần của 1 cung phản xạ
HS: - 3 loại nơron: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian
- 5 thành phần: Cơ quan thụ cảm(da), nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng(bắp cơ)
GV: Chốt kiến thức ở hình ảnh và khái niệm cung phản xạ
- Nêu 1 ví dụ về phản xạ và phân tích đường truyền xung thần kinh trong phản xạ đó? Chuyển tiếp mục 3
GV: Bằng cách nào TWTK có thể biết được phản ứng của cơ thể đã đáp ứng được kích thích hay chưa?
HS: Nhờ thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về TWTK
- Như vậy, phản xạ thực hiện một cách chính xác là nhờ các luồng thông tin ngược. 
GV: Chốt kiến thức.
II. Cung phản xạ
1. Phản xạ:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
- Ví dụ: SGK
2. Cung phản xạ:
- Các loại nơron tạo nên 1 cung phản xạ: nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian
- Các thành phần của một cung phản xạ: Cơ quan thụ cảm(da), nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản ứng(bắp cơ)
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm(da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng(cơ, tuyến...)
3. Vòng phản xạ
- Như vậy: Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược
- Dù là phản xạ đơn giản nhất thì xung thần kinh vẫn được truyền trong vòng phản xạ
IV. Củng cố:(4’)
- Phản xạ là gì? Lấy ví dụ?
- HS đọc phần kết luận chung SGK
V. Dặn dò: (2’)
- Đọc và tìm hiểu bài mới
- Trả lời các câu hỏi SGK
_____________________________________________________________________
CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG
Tiết 07: Ngày soạn:21/9/2011.
Bài 7: BỘ XƯƠNG.	
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống
- Kể tên các phần của bộ xương người.
- Các loại khớp xương.
- Phân biệt các loại xương ngắn, xương dài, xương dẹt về hình thái và cấu tạo
2. Kĩ năng: 
- Quan sát, phân tích tổng hợp; 
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác nhóm để chuẩn bị mẫu và quan sát.
- Kĩ năng chia sẻ thông tin đã quan sát được.
- Kĩ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Khăn trải bàn.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh phóng to SGK, mẫu ngâm hoặc mẫu xương phơi
2. HS: Nghiên cứu bài mới, chuẩn bị mẫu.
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)	
II. Kiểm tra bài cũ:(4’) 
- Nêu chức năng của mô liên kết?(tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm)
III. Nội dung bài mới:(34’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Sự vận động của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ cơ và bộ xương. Nhiệm vụ đề ra khi học chương này là tìm hiểu cấu tạo của cơ và xương, những đặc điểm của cơ, xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Để làm sáng tỏ vấn đề trên ta cùng nghiên cứu vào chương mới, bài mới hôm nay
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( 13’)
GV: Hướng dẫn HS quan sat tranh SGK
HS: Quan sat tranh.
HS: Nhắc lại các phần của cơ thể
- Bộ xương chia làm mấy phần?
HS: 3 phần
- Đó là những phần nào?
HS: Đầu, thân và xương chi(tay, chân)
GV: Chốt vừa chỉ hình vừa trình bày
GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm(4’) để hoàn thành phần lệnh
HS: 
- Nghiên cứu thông tin
- Thảo luận, trình bày, nhận xét.
GV: Chốt kiến thức.
I. Các phần chính của bộ xương:
- Bộ xương được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi(xương tay và xương chân)
- Chức năng: Tạo bộ khung làm chỗ bám vững chắc cho cơ và bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể như hộp sọ, tủy sống trong cột sống và tim phổi trong lồng ngực. Sọ và cột sống là trục cơ thể.
Hoạt động 2: (07’)
GV: Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo ta phân làm mấy loại xương?.
HS: 3 loại: xương ngắn, xương dài và xương dẹt.
GV: Giải thích đặc điểm 3 loại xương và chốt nhanh kiến thức.
II. Phân biệt các loại xương:
- Xương dài: hình ống giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành. Như xương ống tay, xương đùi...
- Xương ngắn: Kích thước ngắn như đốt sống, xương cổ chân...
- Xương dẹt: Hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, các xương sọ...
Hoạt động 3: (12’)
GV: Định nghĩa khớp xương
HS: Đọc phần thông tin.
- Có mấy loại khớp xương?
HS: 3 loại 
- Đó là những loại nào?
HS: Khớp động, Khớp bán động, Khớp bất động
GV: Chốt lại các loại khớp xương
GV: Yêu cầu HS thực hiện phần lệnh cuối mục III
HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét (5’)
GV: Chốt kiến thức
III. Các khớp xương
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Các loại khớp xương
+ Khớp động như các khớp ở tay chân
+ Khớp bán động các khớp đốt sống
+ Khớp bất động như khớp ở hộp sọ
- Khả năng cử động của khớp động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp 2 đầu xương tròn và lớn có sụn trơn và bóng ở giữa có bao chứa dịch khớp, còn diện khớp bán động phẳng và hẹp. Khớp bất động có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên không cử động được
IV. Củng cố:(4’) 
- Chức năng của bộ xương là gì?
- Xác định các phần của bộ xương, các khớp xương trên hình vẽ
- HS đọc phần kết luận chung SGK
V. Dặn dò: (2’)
- Đọc và tìm hiểu bài mới
- Trả lời các câu hỏi SGK
Tiết 08: Ngày soạn:25/9/2011.
Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG.	
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Mô tả cấu tạo của một xương dài; từ đó giải thích được sự lớn lên của xương dài và khả năng chịu lực của xương.
- Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng chắc của xương.
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương
2. Kĩ năng: - Có kĩ năng thiết kế thí nghiệm đơn giản
- Quan sát, phân tích tổng hợp; Kĩ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng giải thích những vấn đề thực tế như: Vì sao người ta thường cho trẻ sơ sinh ra tắm nắng? Vì sao người ta thường nắn chân cho trẻ sơ sinh?
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng hợp tác ứng xử - giao tiếp trong khi thảo luận
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh,tìm kiếm thông tin trên Internet để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, sự phát triển, thành phần hoá học và tính chất của xương. 
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Trực quan; thảo luận nhóm nhỏ; vấn đáp – tìm tòi
- Khăn trải bàn; hỏi chuyên gia; động não
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh phóng to SGK, nội dung bảng 8.1 SGK
2. HS: Nghiên cứu bài mới, Chuẩn bị mẫu xương đùi ếch hoặc xương gà.
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(5’) 

File đính kèm:

  • doctiet 5 8 sinh 8.doc
Giáo án liên quan