Giáo án Sinh học 8 học kì II năm 2011

* Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức: 20’

- GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bảng kiến thức của mình theo số thứ tự từ bảng 35.1 đến bảng 35.6

 → HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV chữa bài bằng cách cho HS dán kết quả lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm và hoàn thiện kiến thức cho HS

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung từng bảng

* Hoạt động 2: Thảo luận câu hỏi: 14’

- GV. Yêu cầu học sinh thảo luận:

 + Trong phạm vi kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?

 + Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học?

 + Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng như thế nào?

→ HS thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung

- GV. Nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận:

 

doc51 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 học kì II năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các biện pháp rèn luyện da và cách phòng chống bệnh ngoài da?
 III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh: 14’
- GV. Yêu cầu HS đọc Ð quan sát H43.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Nêu cấu tạo của nơ ron?
 + Nêu chức năng của nơ ron?
- HS. Nghiên cứu Ð thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung: 
- GV. Hoàn thiện kiến thức. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của hệ thần kinh: 20’
 + VĐ 1: Tìm hiểu cấu tạo hệ thần kinh:
- GV. Yêu cầu HS quan sát H43.2, thảo 
luận hoàn thành bài tập mục s.
- HS. Quan sát nghiên cứu Ð thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung: 
- GV. Nhận xét và yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận: thứ tự điền là: não, tủy sống, bó sợi cảm giác và bó sợi vận động. 
 + VĐ 2: Tìm hiểu chức năng hệ thần kinh:
- GV. Yêu cầu HS đọc Ð thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
- HS. Quan sát nghiên cứu Ð thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung: 
- GV. Hoàn thiện kiến thức. 
- GV. Yêu cầu học sinh đọc kết luận chung:
I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh:
* KL:
- Cấu tạo: có thân chứa nhân, các sợi nhánh ở quanh thân và sợi trục có bao miêlin, tận cùng là các cúc xináp. Thân và sợi nhánh là thành chất xám còn sợi trục tạo thành chất trắng hoặc dây thần kinh.
 - Chức năng: Cảm ứng và dẫn truyền.
II. Các bộ phận của hệ thần kinh:
1. Cấu tạo:
- Bộ phận trung ương: não và tủy sống
- Bộ phận ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh 
2. Chức năng:
- HTK vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân, là hoạt động có ý thức.
- HTK sinh dưỡng: điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, sinh sản. Là hoạt động không có ý thức.
IV. CỦNG CỐ: 3’
 - Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trả lời:
 + Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
 + Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh 
 dưỡng?
V. HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ: 2’
 - Về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài SGK/ 138.
 - Đọc mục “ Em có biết”. 
 - Tìm hiểu trước bài 44 “ Thực hành – Tìm hiểu chức năng liên quan đến cấu tạo của tuỷ sống”.
* Điều chỉnh - Bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 46 
Ngày soạn: 05 / 02 / 2012
Ngày giảng: 
Bài 44. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS làm được các thí nghiệm.
 - HS nêu được chức năng của tủy sống, khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ hệ thần kinh.
B.CHUẨN BỊ: 
 - GV: + Chuẩn bị tranh H. 43.1, 2.
 - HS : + Tìm hiểu trước bài ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 I. Ổn định lớp: 1’
 II. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
 + Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?
 + Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
 III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của tủy sống: 18’
- GV giới thiệu tiến hành thí nghệm rên ếch đã hủy não:
 + Cắt bỏ đầu hoặc hủy não
 + Treo ếch lên giá
- GV. Yêu cầu học sinh đọc bảng 44 và tiến hành làm thí nghiệm 1, 2, 3, quan sát ghi lại kết quả và rút ra kết luận
- HS làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận:
- GV biểu diễn thí nghiệm 4, 5, 6, 7 cho HS quan sát và yêu cầu HS rút ra kết luận:
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của tủy sống: 16’
- GV. Yêu cầu HS đọc Ð quan sát H44.1, 2 đối chiếu mô hình thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tủy sống? 
- HS. Quan sát nghiên cứu Ð thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung: 
- GV. Nhận xét và yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận:
- GV. Hoàn thiện kiến thức cho. 
- GV. Yêu cầu học sinh đọc kết luận chung:
I. Chức năng của tủy sống:
 - TN1: Chi sau bên phải co
 - TN2: Cả 2 chi sau co
 - TN3: Cả 4 chi đều co
 - TN4: Chỉ 2 chi sau co
 - TN5: Chỉ 2 chi trước co 
 - TN6: 2 chi trước không co
 - TN7: Cả 2 chi sau co
* Kết luận: Tủy sống có các căn cứ thần kinh điều khiển phản xạ
II. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống:
- Cấu tạo ngoài: 
+ Vị trí: nằm ở đốt sống cổ I dến đốt thắt lưng II.
+ Hình dáng: dài 50 cm, có hai chỗ phình là phình cổ và phình thắt lưng.
+ Có màu đỏ và màng tủy bao bọc bên ngoài.
 - Cấu tạo trong:
+ Chất xám: ở giữa, có hình chứ H, là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.
+ Chất trắng: ở ngoài, là các đường dẫn truyền nối các căn cứ thần kinh trong tủy sống với não bộ. 
IV. CỦNG CỐ: 3’
 - GV nhận xét tinh thần học tập của HS và yêu cầu HS viết thu hoạch
V. HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ: 2’
 - Tìm hiểu trước bài 45 “ Dây thần kinh tuỷ”.
* Điều chỉnh - Bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ký duyệt của tổ chuyên môn 	 Ngày tháng năm: 
Tiết: 47 Tuần: 24 
Ngày soạn: 11 / 02 / 2012
Ngày giảng: 
Bài 45. DÂY THẦN KINH TỦY
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS. + Trình bày được cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
 + Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ hệ thần kinh.
B.CHUẨN BỊ: 
 - GV: + Chuẩn bị tranh H. 45.1, 2.
 - HS : + Tìm hiểu trước bài ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 I. Ổn định lớp: 1’
 II. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
 + Trình bày cấu tạo của tủy sống?
 III. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tủy: 17’
- GV. Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát H.45.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy? 
- HS. Nghiên cứu thông tin quan sát hình thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi: 
 + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận:
- GV. Hoàn thiện kiến thức: 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy: 17’
- GV. Yêu cầu học sinh nghiên cứu Ð quan sát H.45.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 + Nêu chức năng của dây thần kinh tủy?
 + Vì sao dây thần kinh tủy là dây pha? 
- HS. Nghiên cứu Ð quan sát hình thảo luận nhóm thống nhất nhất ý kiến trả lời câu hỏi: 
 + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận:
- GV. Nhận xét và yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận:
- GV. Hoàn thiện kiến thức: 
- GV. Yêu cầu học sinh đọc kết luận chung:
I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy:
* KL:
- Cấu tạo: có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây gồm 2 rễ:
+ Rễ trước: rễ vận động
+ Rễ sau: rễ cảm giác.
+ Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy.
II. Chức năng của dây thần kinh tủy:
* KL :
- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động.
- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác.
- Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau tạo thành dây pha.
 IV. CỦNG CỐ: 3’
 - GV. Nhấn mạnh nội dung chính của bài theo từng phần.
 - Yêu cầu học sinh vận dung kiến thức trả lời câu hỏi:
 + Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
 + Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy?
V. HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ: 2’
 - Về nhà học bài trả lời câu hỏi cuối bài.
 - Tìm hiểu trước bài 46 “ Trụ não, tiểu não, não trung gian”.
* Điều chỉnh - Bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết: 48 
Ngày soạn: 11 / 02 / 2012
Ngày giảng: 
Bài 46. TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS. + Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não, chức năng của trụ 
 não.
 + Xác định được vị trí và chức năng của tiểu não.
 + Xác định được vị trí và chức năng của não trung gian. 
2. Kĩ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ hệ thần kinh.
B.CHUẨN BỊ: 
 - GV: + Chuẩn bị tranh H. 

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 8 KI II.doc
Giáo án liên quan