Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51 đến 64

I/ Mục tiêu bài học:

 Kiến thức:Xác định rõ thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.

 Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, nêu rõ được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.

 Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật

 Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình

 Kỹ năng hoạt động nhóm

 Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ mắt

II/ Phương tiện dạy học:

Chuẩn bị của giáo viên:

Chuẩn bị của học sinh :

III/ Hoạt động dạy học:

* Kiểm Tra :

1.Mở bài:

2. Phát triển bài :

 

 Hoạt động của GV và HS Nội dung

 

 

 

 

 

 

 Hoạt động 1: Cơ quan phân tích

Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK -> trả lời câu hỏi

+ Một cơ quan phân tíh gồm những thành phần nào ?

+ Ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể ?

+ Phân biệt cơ quan thụ cảm với cơ quan phân tích

- GV lưu ý HS: cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể – là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích

 

Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác

 

Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào ?

GV hướng dẫn HS nghiên cứu cấu tạo cầu mắt ở hình 49.1, 49.2 và mô hình -> làm bài tập điền từ tr.156.

GV chốt lại đáp án đúng:

+ Cơ vận động mắt

+ Màng cứng

+Màng mạch

+ Màng lưới

+ Tế bào thụ cảm thị giác

GV treo tranh 49.2 gọi Hs lên trình bày cấu tạo cầu mắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS quan sát hình 49.3, nghiên cứu thông tin SGK -> nêu cấu tạo cảu màng lưới

GV hướng dẫn quan sát sự khác nhau tế bào nón và tế bào que trong mối quan hệ với thần kinh thị giác

GV cho HS giải thích một số hiện tượng:

+ Tịa sao ảnh của vậ hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất ?

+ Vì sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật ?

- Gv hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ.

+ Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt ?

+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới ?

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK

 

 I/- Cơ quan phân tích

 

 

Cơ quan phân tích gồm :

+ Cơ quan thụ cảm

+ Dây thần kinh

+ Bô phân phân tích; trung ương (vùng thần kinh ở đại não).

- Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.

 

 

 

II/- Cơ quan phân tích thị giác

Cơ quan phân tích thị giác:

+Cơ quan thụ cảm thị giác

+ Dây thần kinh thị giác

+ Vùng thị giác ở (thuỳ chẩm) .

 

 

 

 

 

 

a- Cấu tạo của cầu mắt

* Cấu tạo cầu mắt gồm :

- Màng bọc

+ Màng cứng: phía trước là màng giác.

+ Màng mạch: phía trước là lòng đen.

+ Màng lưới:

. Tế bào nón

. tế bào que

- Môi trường trong suốt

+ Thuỷ dịch

+ Thể thuỷ tinh

+ Dịch thuỷ tinh

b- Cấu tạo của màng lưới

-Màng lưới (tế bào thụ cảm) gồm:

+ tế bào nón: Tiếp nhân kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

- Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào nón.

- Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác.

 

c- Sự tạo ảnh ở màng lưới

Kết luận:

- Thể thuỷ tinh (như một thấu kính hội tụ) có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.

- Anh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ lộn ngược -> kích thích tế bào thụ cmả -> dây thần kinh -> vùng thị giác

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51 đến 64, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạ có điều kiện không được củng cố -> ức chế sẽ xuất hiện.
+Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người gi6óng và khác ở động vật những điểm nào ?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể.
Hoạt động 2: Vai trò của tiếng nói và chữ viết
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin -> Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống ?
GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế để minh hoạ. 
- GV hoàn thiện kiến htức.
Hoạt động 3: Tư duy trừu tượng.
- GV phân tích ví dụ: Con gà, con trâu, con cá có đặc điểm chung -> Xây dựng khái niệm “động vật” -> GV tổng kết lại kiến thức.
Kết luận chung: HS đọc SGK.
I/ Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
Sự thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau -> giúp cơ teh63 thích nghi với đời sống.
II/ Vai trò của tiếng nói và chữ viết
- Tiếng nói và chữ vi6t1 là tìn hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
- Tiếng nói và cxhữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
III/ Tư duy trừu tượng.
- Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng từ. 
- Khả năng khái quát hoá -> là cơ sở tư duy trừu tượng.
IV/ Kiểm tra đánh giá:
­ Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ?
­ Vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống ?
V/ Bài Tập về nhà : 
	Học bài theo nội dung SGK
	Ôn tạp toàn bộ chương thần kinh.
	Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh.
TUẦN : 29	 
	Tiết : 57	VỆ SINH HỆ THẦN KINH 
	NS:
I/ Mục tiêu bài học:
â Kiến thức: Hiểu rõ ý nghĩa sinh học cuả giấc ngủ đối với sức khoẻ.
â Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh nảh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
â Nêu rõ được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh. 
â Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế.
â Kỹ năng hoạt động nhóm 
â Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khỏe.
â Có thái độ tránh xa ma tuý.
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh ảnh truyền thông về tác hại của cac chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý.
Bảng phụ ghi nội dung bảng 54.
III/ Hoạt động dạy học:
* Kiểm Tra : 
Em hãy nêu ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người ?
Em hãy cho biết vai trò của tiếng nói và chữ viết trong đời sống ?
1.Mở bài: Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hoà và phối hợpsự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy làm thế nào để hệ thần kinh hoạt động tốt, ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
2. Phát triển bài :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ý nghĩa cuả giấc ngủ đối với sức khoẻ. 
- GV cung cấp thông tin về giấc ngủ:
+ Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại nhưng mất ngủ 10-12 ngày là chết.
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Vì sao nói ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể ?
+ Giấc ngủ có một ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ ?
- GV thông báo bản chất của giấc ngủ.
- GV có thể đưa số liệu về nhu cầu ngủ ở các độ tuổi khác nhau.
- GV cho HS tiếp tục thảo luận.
+ Muốn có giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ ?
- GV chốt lại các biện pháp để có giấc ngủ tốt.
Hoạt động 2: Lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao không nên làm việc quá sức ? Thức quá khuya ?
- GV gọi 1 HS đọc to lại thông tin SGK tr. 172
- GV hoàn thiện lại kiến thức.
Hoạt động 3: Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.
- GV yếu cầu HS quan sát tranh kết hợp hiểu biết của bản thân -> thảo luận hoàn thành bảng 54.
- GV kẻ bảng 54 gọi HS lên điền.
- GV nên khuyến khích HS nêu được các ví dụ cụ thể và thái độ của các em.
- GV hoàn thiện kiến thức.
I/- Ý nghĩa cuả giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
- Biện pháp để có giấc ngủ tốt.
+ Cơ thể sảng khoái.
+ Chỗ ngủ thuận tiện.
+ không dùng các chất kích thích như chè, cà phê
II/- Lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
Lao động và nghỉ ngơi hợp lý để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh.
- Biện pháp: 3 biện pháp SGK tr.172.
III/- Tránh lạm dụng các chất kích thcíh và ức chế đối với hệ thần kinh.
	Bảng 54
Loại chất
Tên chất
Tác hại
Chất kích thích
- Rượu 
- Nước chè, cà phê
- Hoạt động vỏ não bị rối loạn, trí nhớ kém.
- Kích thích hệ th6àn kinh, gây khó ngủ.
Chất gây ngiện
- Thuốc lá
- Ma tuý 
- Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém.
- Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách
IV/ Kiểm tra đánh giá:
­ Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những đều kiện gì ?
­ Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm những vấn đề gì ? Tại sao ?
­ Em hãy đề ra kế hoạc cho bản thân để đảm bảo sức khoẻ cho học tập?
V/ Bài Tập về nhà : 
	Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
	Ôn tập chương “Thần kinh”.
	Tìm hiểu về hệ nội tiết.
___________________________________________________________________________________
TUẦN : 29 	 
	Tiết : 58	GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT	 
	NS:
I/ Mục tiêu bài học:
â Kiến thức: Trình bày được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
â Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.
â Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.
â Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
â Kỹ năng hoạt động nhóm 
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình 55.1, 55.2, 55.3. 
III/ Hoạt động dạy học:
* Kiểm Tra : 
Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những đều kiện gì ?
Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm những vấn đề gì ? Tại sao ?
1.Mở bài: Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cuãng đóng vai trò quan trong trong việc điều hoà các quá trình sinh lý trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiết là gì ? Có những tuyến nội tiết nào ? 
2. Phát triển bài :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm hệ nội tiết.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK tr.174 -> thông tin trên cho em biết điều gì ?
- GV hoàn thiện lại kiến thức. 
Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 55.1, 55.2 -> thảo luận các câu hỏi trong SGK tr.174.
+ Nêu sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ?
+ Kể tên các tuyến mà em đã biết ? Chúng thuộc loại tuyến nào ?
- GV tổng kết lại kiến thức.
- GV gọi HS kể tên các tuyến đã học.
- GV yêu cầu các nhóm cho biết chúng thuộc loại tuyến nào ?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 55.3, Giới thiệu các tuyến nội tiết chính.
Hoạt động 3: Hoóc môn
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr.174 -> Hoóc môn có những tính chất nào ?
- GV đưa thêm một số thông tin :
- Hoóc môn -> cô quan đích theo cơ chế chìa khoá – ổ khoá.
- Mỗi tính chất của Hoóc môn GV có thể đưa thêm ví dụ để phân tích.
- GV cung cấp thông tin cho HS như SGK.
- GV lưa ý cho HS: Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến -> ta không thấy vai trò của chúng. Khi mất cân bằng hoạt động một tuyến -> gây tình trạng bệnh lý.
-> Xác định tầm quan trong của hệ nội tiết ?
I/- Đặc điểm hệ nội tiết.
- Tuyến nội tiết sản xuất các hoóc môn theo đương máu (đường thể dịch) đến các cơ quan đích.
II/- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết 
- Tuyến ngoại tiết : Chất theo ống dẫn tới các cơ quan tác động.
- Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.
- Một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết. Ví dụ : Tuyến tụy.
 - Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hoóc môn.
III/- Hoóc môn
a- Tính chất của Hoóc môn
- Mỗi Hoóc môn chỉ ảnh hưởng đến một cơ quan hoắc một số cơ quan nhất định.
- Hoóc môn có hoạt tính sinh học rất cao.
- Hoóc môn không mang tính đặc trưng cho loài.
b- Vai trò của Hoóc môn
- Duy trì tính ổn định mội trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
IV/ Kiểm tra đánh giá:
­ Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm so sánh
Tuyến nội tiết
Tuyến ngoại tiết
- Khác nhau
+ Cấu tạo 
+ Chức năng
- Giống nhau
­ Nêu vai trò của Hooc môn, từ đó xác định tầm quan trong của hệ nội tiết ?
V/ Bài Tập về nhà : 
	Học bài theo nội dung SGK
	Đọc mục “Em có biết ?”.
	Đọc trước bài 56.
___________________________________________________________________________________
TUẦN : 30 	 
	Tiết : 59	TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP.	
	NS: 
I/ Mục tiêu bài học:
â Kiến thức: Trình bày được vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.
â Nêu rõ được vị trí và chức năng của tuyến giáp. 
â Xác định rõ mối quan hệ nhân quả

File đính kèm:

  • doc2 COT. 51 - 64.doc
Giáo án liên quan