Giáo án Sinh học Khối 8 - Trọn bộ cả năm - Năm học 2011-2012

CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Tiết 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

I . MỤC TIÊU. Học xong bài này HS cần đạt được mục tiêu sau:

1. Kiến thức

- HS kể được tên và xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.

- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.

 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1 Giáo viên:

 Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người.

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).

2 Học sinh:

 -Kẻ bảng 2 vào vở

III . HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

A Giới thiệu bài -5phút

-. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.

- Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”

- Giới thiệu bài mới

Các em sẽ tìm hiểu về cấu tạo cơ thể người

B Các hoạt động

 

Hoạt động 1: Cấu tạo cơ thể 18phút

 - Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan.

- Cách tiến hành:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:

- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

- Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?

-Dưới da là cơ quan nào?

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?

(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan)

- Cho 1 HS đọc to SGK và trả lời:-? Thế nào là một hệ cơ quan?

 

- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.

 

 

- GV thông báo đáp án đúng.

 

- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?

- So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể.

 

- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.

 

 

- Nhớ lại kiến thức cũ, kể đủ 7 hệ cơ quan.

- Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung Kết luận:

- 1 HS khác chỉ tên các cơ quan trong từng hệ trên mô hình.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.

- Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan.

 

Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan

- Hệ vận động

- Hệ tiêu hoá

 

 

- Hệ tuần hoàn

 

 

 

 

- Hệ hô hấp

 

 

- Hệ bài tiết

 

- Hệ thần kinh - Cơ và xương

- Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.

 

- Tim và hệ mạch

 

 

 

 

- Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.

 

- Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.

- Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. - Vận động cơ thể

- Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dd cung cấp cho cơ thể.

- Vận chuyển chất dd, oxi tới tế bào và vận chuyển chất thải, cacbonic từ tế bào đến cơ quan bài tiết.

- Thực hiện trao đổi khí oxi, khí cacbonic giữa cơ thể và môi trường.

- Bài tiết nước tiểu.

- Tiếp nhận và trả lời kích từ môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan.

 

*Kết luận:1

1. Các phần cơ thể

- Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân và tay chân.

- Da bao bọc bên ngoài để bảo vệ cơ thể.

- Dưới da là lớp mỡ cơ và xương (hệ vận động).

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

2. Các hệ cơ quan

- Hệ cơ quan gồm các cơ quan cùng phối hợp hoạt động thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

 Các hệ cơ quan : Bảng 2

Hoạt động 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan - 10phút

 - Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết.

- Cách tiến hành:

 

doc226 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Khối 8 - Trọn bộ cả năm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động ở môi trường axit.
IV. tổng kết đánh giá. 4 phút
- GV nhận xét giờ thực hành: khen các nhóm làm tốt và ghi điểm cho các nhóm.
v. Hướng dẫn về nhà. 4 phút
- Viết báo cáo thu hoạch.
- Thu dọn vệ sinh lớp sạch sẽ.
Ngày giảng: 10/12/2011
Tiết 31: bài tập
I. mục tiêu. Học xong bài này HS cần đạt mục tiêu sau :
1. Kiến thức:
- Ôn tập một số kiến thức đã học về khái quát cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng làm các bài tập, trình bày vấn đề.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác tích cực trong học tập.
II. đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Ôn tập các nội dung đã học.
III. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài: 2 phút
- Cô và các em chữa một số bài tập trong phần nội dung kiến thức đã học.
 B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách chữa bài. 5 phút
- . Mục tiêu:
- Học sinh biết cách tự chữa bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- . Cách tiến hành:
- Giáo viên phổ biến cách chữa học sinh ghi nhớ và thực hiện.
+ Giáo viên đưa ra bài tập học sinh lên bảng làm, học sinh khác nhận xét sửa sai (nếu cần) sau dó giáo viên đưa ra đáp án học sinh theo dõi tự sửa vào vở.
Hoạt động 2 :
 Chữa các bài tập 34 phút
- . Mục tiêu:
- Chữa mỗi chương một bài – học sinh nắm chắc kiến thức các bài đã chữa và tự chữa các bài cô giáo chưa hướng dẫn theo cách những bài đã chữa.
- . Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bài II trang 16
Chức năng cơ bản của nơ ron là....1...và..2... .Phản ứng của cơ thể ..............3......của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là ..............4..... Một cung phản xạ có 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, ..5....., nơ ron trung gian,....6......... và cơ quan .........7........... Trong phản xạ luôn có luồng.....8....... báo về .......9........ để trung ương ......10......cho thích hợp. Luồng thần kinh bao gồm ....11.... và ...12...... tạo nên vòng phản xạ.
Bài tập 1 trang 22 – Vở BT SH 8
Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a, b, c ...) với số (1, 2, 3 ...) sao cho phù hợp.
Các phần của xương
Trả lời
Chức năng
1. Sụn đầu xương
2. Sụn tăng trưởng
3. Mô xương xốp
4. Mô xương cứng
5. Tuỷ xương
a) sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già
b) Giảm ma sát trong khớp
c) Xương lớn lên về bề ngang
d) Phân tán lực, tạo ô chứa tuỷ
e) chịu lực
g) xương dài ra
Bài tập 5 trang 35 Vở BT SH 8
Chọn câu trả lời không đúng.
Thành phần cấu tạo của máu:
 Huyết tương
Hồng cầu
 Bạch cầu
Tiểu cầu
 Nước mô và bạch huyết
Bài tập 2 trang 53 Vở BT SH 8
Cấu tạo hệ hô hấp của người có giống và khác so với hệ hô hấp của thỏ?.
Bài tập 1 trang 71 Vở BT SH 8
ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá nào?
Bài II trang 16
1. dẫn truyền; 2 cảm ứng
3. trả lời các kích thích
4. phản xạ
5. nơ ron hướng tâm
6. nơ ron li tâm
7. phản ứng
8. thông tin ngược
9. trung ương thần kinh
10. điều chỉnh phản ứng
11. cung phản xạ
12. đường phản hồi
Bài tập 1 trang 22 – Vở BT SH 8
Trả lời:
1- b ;
2 – g ;
3 – d ;
4 – e
5 – a .
Bài tập 5 trang 35 Vở BT SH 8
 đáp án: e
Bài tập 2 trang 53 Vở BT SH 8
1. Giống nhau:
 - đều nằm trong khoang ngực và được ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
- Gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.
- Phổi đều được cấu tạo bởi phế nang và có hệ thống mao mạch dầy đặc.
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng: lá thành và lá tạng, giữa 2 lớp là chất dịch.
2. Khác nhau:
Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.
Bài tập 1 trang 71 Vở BT SH 8
- Biến đổi lý học:
+ Tiết dịch vị do tuyến vị
+ Co bóp của dạ dày để nghiền nhỏ và đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị
- Biến đổi hoá học:
Enzim pepsin cắt chuỗi protein dài thành protein ngắn.
IV. tổng kết đánh giá. 3phút
- Nhận xét kết quả giờ học
v. Hướng dẫn về nhà. 1 phút
- Làm các bài tập còn lại.
- Tìm hiểu trước nội dung bài: trao đổi chất
Ngày giảng:11/12/2011 
 Chương VI- Trao đổi chất và năng lượng
Tiết 32 Trao đổi chất
I. mục tiêu. Học xong bài này HS cần đạt mục tiêu sau :
1. Kiến thức:
- HS nắm được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường với sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
- Trình bày được mối liên quan giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào. 
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát phân tích kenh hình, liên hệ thực tế.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ sức khoẻ.
II. đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to H 31.1; 31.2.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước nội dung bài: trao đổi chất.
III. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài: 6 phút
- Kiểm tra bài cũ 
- Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá là gì? Mức độ ảnh hưởng?
- Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại? 
- Câu 2 SGK.
- Giới thiệu bài mới
 Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài 10 phút
- .Mục tiêu: HS hiểu được trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc điểm cơ bản của cơ thể sống.
- . Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
- Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất?
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì?
- GV : Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại.
- HS quan sát kĩ H 31.1, cùng với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
Kết luận 1: 
- Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ , CO2 từ cơ thể ra môi trường.
- Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống.
Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể 10 phút
 - .Mục tiêu: HS hiểu được sự trao đổi chất của cơ thể thực ra là ở tế bào và nắm được sự trao đổi đó.
- . Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần của môi trường trong cơ thể?
- Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào?
- Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì?
- Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu?
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
- HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
+ Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào.
+ Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải.
+ Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài.
- HS nêu kết luận.
Kết luận 2: 
- Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện: các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu, nước mô được tế bào sử dụng cho hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong và đưa tới cơ quan bài tiết, thải ra ngoài.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất
 ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào 10 phút
 - .Mục tiêu: HS phân biệt được trao đổi chất ở 2 cấp độ và mối quan hệ giữa chúng.
- . Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2
- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào?
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào?
- Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?)
- HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời:
+ Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan.
- HS : trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể.
- HS: cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại.
- Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
Kết luận 3: 
- Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, CO2 để thải ra môi trường.
- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất với môi trường ngoài.
- Hoạt động trao đổi chất ở cấp độ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời.
IV. tổng kết đánh giá. 7 phút
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
v. Hướng dẫn về nhà. 2 phút
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc trước bài 32.
	- Làm câu 3 vào vở.
Ngày dạy: 124/12/2011
Tiết 33: chuyển hoá
I. mục tiêu. Học xong bài này HS cần đạt mục tiêu sau :
1. Kiến thức:
- HS nắm được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống.
- HS phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể.
II. đồ dùng dạy học.
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to H 31.1.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu trước nội dung bài: 32
III. Hoạt động dạy học.
A. Giới thiệu bài: 6 phút
- Kiểm tra bài cũ 
- Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tuần hoàn đối với sự trao đổi chất?
- Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
- Giới thiệu bài mới
	Tế bào trao đổi chất như thế nào? Vật chất do môi trường cung cấp được cơ thể sử dụng như thế nào?
B. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
 -Mục tiêu: HS nắm được khái niệm chuyển hoá, chuyển hoá gồm đồng hoá và dị hoá và nắm được mối quan hệ giữa chúng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 32.1 và trả lờ

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh 8 K1Chien.doc
Giáo án liên quan