Giáo án Sinh học 6 - Tiết 62

I - Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên

Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.

2. Kỹ năng :

Rèn kỹ năng phân tích , quan sát.

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II - Phương pháp dạy học:

 Trực quan, so sánh, phân tích.

III - Phương tiện dạy học :

 Tranh các dạng vi khuẩn

IV- Hoạt động dạy học :

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 62, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/4/2014
Ngày giảng: 16/4/2014
Chương X VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
	TIẾT 62 BÀI 50 VI KHUẨN
I - Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
 Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên 
Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi.
2. Kỹ năng : 
Rèn kỹ năng phân tích , quan sát. 
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
II - Phương pháp dạy học:
 Trực quan, so sánh, phân tích.
III - Phương tiện dạy học : 
 Tranh các dạng vi khuẩn
IV- Hoạt động dạy học : 
 ổn định lớp : 
1. Khám phá : 5’
H: Nêu nguyên nhân làm cho thực vật ở Việt Nam bị giảm sút ? Thế nào là thực vật quý hiếm cho VD ? 
2. Kết nối : 
ĐVĐ : SGK 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động I : 15’
Tìm hiểu hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
GV treo sơ đồ H50.1 SGK 
GV y/c hs thảo luận theo bàn 
H: Vi khuẩn có những hình dạng nào ? 
GV gọi các nhóm trả lời trên sơ đồ các dạng vi khuẩn 
GV gọi hs đọc mục thông tin SGK 
H: Nhận xét về kích thước của vi khuẩn ? 
Tiếp tục thảo luận: 3’
H: Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn ? 
H: So sánh với tế bào thực vật , vi khuẩn khác tế bào thực vật ở điểm nào ? 
GV gọi các nhóm trả lời 
GV: có một số VK có roi nên di chuyển được 
H: Vậy qua đặc điểm trên em rút ra kết luận gì ?
Hoạt động II:10’ 
Tìm hiểu dinh dưỡng của vi khuẩn
GV gọi hs đọc mục 2 SGK 
H: VK không có diệp lục nó sống bằng cách nào ? 
GV giải thích cách dinh dưỡng của vi khuẩn 
Dị dưỡng ( chủ yếu ) 
Tự dưỡng ( một số ít) 
H: Thế nào là hoại sinh ? Thế nào là ký sinh ? 
H: Vậy em có kết luận gì về dinh dưỡng của vi khuẩn ? 
H: VK có thể sống ở nơi không có không khí được không ? 
( Nhiều VK cần ô xi trong không khí để hô hấp đó là những vi khuẩn ưa khí những VK ưa khí cũng cần ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ nhờ chất màu đặc biệt trong cơ thể ) 
Một số VK khác lại sinh trưởng khi ko có ô xi trong không khí chúng được gọi là vi khuẩn kị khí ( VK kỵ khí bắt buộc như vi khuẩn lên men thối, VK uốn ván ....... Kỵ khí ko bắt buộc như vi khuẩn bạch hầu, thương hàn , kiết lỵ ......... 
Hoạt động III: 10’
Tìm hiểu sự phân bố và số lượng của vi khuẩn.
GV gọi hs đọc thông tin 
H: Hãy nhận xét sự phân bố của VK trong tự nhiên ? 
H: Tại sao uống nước lã hoặc nước ko đun sôi có thể gây bệnh tả ? 
Tại sao muối dưa, dưa lại chua ? 
Tại sao phân hữu cơ bón vào đất lâu ngày lại hoá mùn ? 
Tại sao nói chuyện với người bị lao phổi lại có thể gây bệnh ? 
Tại sao bệnh cúm gà có thể lây truyền khắp thế giới ? 
Vậy VK phân bố ở những nơi nào ? 
H: Vậy bản thân chúng ta cần làm gì để VK không xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh ? 
HS thảo luận theo bàn 
Các nhóm trả lời trên tranh.
Thảo luận theo nhóm
Các nhóm trả lời trên tranh.
HS trả lời : 
sống bằng những chất hữu cơ có sẵn trong xác ĐV hoặc TV đang phân huỷ gọi là hoại sinh hoặc sống nhờ trên cơ thể sống gọi là ký sinh 
- Kết luận.
- Đọc nội dung sgk.
- Trả lời.
- Liên hệ thực tế
I - Hình dạng , kích thước và cấu tạo của vi khuẩn 
Hình dạng : 
Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn. 
Kích thước : 
Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ (1 vài phần nghìn mm ) 
Cấu tạo : Gồm:
Vách tế bào 
Chất tế bào 
Chưa có nhân hoàn chỉnh 
Vi khuẩn khác tế bào thực vật : không có diệp lục và chưa có nhân hoàn chỉnh 
-> Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ có nhiều dạng và có cấu tạo đơn giản 
II -Cách dinh dưỡng : 
- Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (hoại sinh hoặc ký sinh) trừ một số có khả năng tự dưỡng 
III - Phân bố và số lượng 
 Trong tự nhiên nơi nào cũng có VK: trong đất trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật 
 3. Kiểm tra đánh giá : 5’
- GV gọi hs đọc KL Sgk 
- Trả lời câu hỏi SGK 
H: Vi khuẩn có những hình dạng nào?Cấu tạo của chúng ra sao? Xác định trên tranh.
H: Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào?
4. Dặn dò: 
Học bài và chuẩn bị bài 50 (tiếp).

File đính kèm:

  • docT62 BÀI 50 VI KHUẨN.doc
Giáo án liên quan