Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm và những giải pháp cơ bản giúp học sinh rèn luyện kỹ năng học môn hoá học bậc thcs

Nếu như các môn ngữ văn, toán học, vật lý học, sinh vật, địa lý. là những môn học hết sức quen thuộc đối với học sinh từ bậc tiểu học đến THCS. Thì Hoá học lại là một bộ môn khoa học tự nhiên vô cùng mới mẻ đối với các em học sinh THCS, vì bắt đầu lên lớp 8 các em mới được làm quen môn học này. Mặt khác nội dung chương trình THCS tập trung những khái niệm tương đối trừu tượng, những kiến thức còn chung chung vừa mang tính khái quát vừa mang tính "vỡ lòng" , đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ nhiều. Vì vậy việc dạy học sinh các kiến thức hoá học ở bậc THCS thực chất là hướng dẫn học sinh cách tìm tòi khám phá các kiến thức vỡ lòng, các khái niệm, các quy luật hoá học.

 Để thực hiện được điều đó, mỗi người thầy ngoài việc chuẩn bị cho mình những kiến thức tốt, còn cần phải trang bị cho mình những phương pháp dạy học tối ưu phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày nay, mà đặc biệt đáng kể đến là phương pháp: Tăng cường hoạt động hoá người học. Nghĩa là cần phải đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, khám phá. Là chủ thể của hoạt động học - để các em không những tự chiếm lĩnh, nắm bắt được kiến thức, mà còn vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, đồng thời còn biết tiếp tục sáng tạo cái mới ; đây chính là cách tốt nhất để hình thành và pháy triển năng lực nhận thức, khả năng sáng tạo dồi dào cho học sinh. Đó chính là cái cuối cùng quan trọng nhất của quá trình dạy học theo tinh thần đổi mới.

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm và những giải pháp cơ bản giúp học sinh rèn luyện kỹ năng học môn hoá học bậc thcs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một linh tám
Ngậm ngùi nhận hai tư	Bari buồn chán ngán
Hai bảy Nhôm la lớn	Một ba bảy ích chi
Lưu huỳnh giành ba hai	Kém người ta còn gì
Khác người thật là tài	Thuỷ ngân hai linh mốt
Clo ba lăm rưỡi	Còn tôi đi sau rốt.
Kali thích ba chín
	2. Nhớ về hoá trị
	Bài ca hoá trị 1:
	Kali, Iôt, Hiđro
	Nattri, với Bạc, Clo một loài
	Là hoá trị một (I) em ơi
	Nhớ đi cho kỹ kẻo rồi phân vân
	Magiê với Kẽm, Thuỷ ngân
	Oxi, Đồng đấy cũng gần Bari
	Cuối cùng thêm chú Canxi
	Hoá trị hai (II) đấy có gì khó khăn
	Bác Nhôm hoá trị ba(III) lần
	Ghi sâu vào trí khi cần có ngay
	Cacbon,Silic này đây
Là hoá trị bốn (IV) chẳng ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quên tên
Hai, ba lên xuống cũng phiền lắm thôi
Nitơ rắc rối nhất đời
Một, hai, ba, bốn, khi thời lên năm
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống hai, lên sáu, lúc nằm thứ tư
Phốt pho nói đến không dư
Hễ ai hỏi đến thì ừ ba, năm
Bài ca hoá trị 2:
Hiđro cùng với Liti
Natri cùng với Kali chẳng rời
Ngoài ra còn Bạc sáng ngời
Chỉ mang hoá trị một(I) thôi chớ nhầm
Riêng Đồng cùng với Thuỷ ngân
Thường hai(II), ít một(I) chớ phân vân gì
Đổi thay hai (II), bốn (IV) là Chì
Điển hình hoá trị của Chì là II
Bao giờ cũng hoá tri hai(II)
Là Oxi, Kẽm chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có Canxi
Magie cùng với Bari một nhà
Bo, Nhôm thì hoá trị ba(III)
Cacbon, Silic, Thiếc là bốn thôi(IV)
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hoá trị hai(II) vẫn là hơi đi về
Sắt II taon tính bộn bề
Không bền nên dễ chuyển thành Sắt III
Phôtpho III ít gặp mà
Phôtpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ hoá trị bao nhiêu
I, II, III, IV, phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo, Iôt lung tung
II,III,V,VII thường thì một thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ một đến bảy thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần.
Trong quá trình thực hiện giáo viên luôn luôn hướng dẫn cho HS nắm bắt được những kiến thức cơ bản của môn Hoá học. Đó là những kiến thức vỡ lòng của bộ môn, bởi nhớ KHHH chính là nhớ các "chữ cái" giống như các em học mẫu giáo, sau đó ghép thành CTHH , cũng giống như ghép "từ" ở HS lớp 1, viết PTHH cũng giống như ghép câu trong môn học " Tiếng Việt". Những kiến thức vỡ lòng, đôn giản đó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm tiền đề cho HS tiếp tục học tập, nghiên cứu môn học sau này. Chính vì thế mà GV hết sức chú trọng trong việc hướng dẫn HS nắm chắc, nắm đầy đủ, chính xác những kiến thức cơ bản mang tính tiền đề đó. Bằng cách cứ mỗi tiết học môn Hoá học, Gv luôn yêu cầu HS luôn kèm theo bảng để tra cứu những thông tin như Hoá trị, công thức hoá học, nguyên tử khối...để mỗi lần tra bảng là một lần ghi nhớ. Nếu hình thành được một thói quen thường xuyên như vậy sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ những kiến thức hoá học đầu tiên, tạo tiền đề quan trọng để các em tiếp tục học tập tốt môn học này; giúp học sinh không chỉ giảm nhẹ được những khó khăn mà còn cảm thấy tự tin, hứng thú hơn trong quá trình học tập môn học.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY HOÁ HỌC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC NHUẦN NHUYỄN VÀO GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC.
	Để có được những kỹ năng quan trọng này GV cần dạy cho học sinh cách suy luận, phân tích tổnghợp, liên hệ với những bộ môn khoa học khác.
	1. Dạy cách suy luận cho học sinh
	Suy luận là cách phán đoán đi từ một nguyên lý chung nhất như những quy tắc, định luật, nguyên lý đến những cái riêng lẻ, từ đóvận dụng vào những trường hợp cụ thểđể giải quyết vấn đề:
	VD1:
	Cho Nhôm clorua tác dụng với Natri hiđroxit dư, nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng.
	Mệnh đề này đã làm nảy sinh vấn đề từ một tính chất chung của chất lưỡng tính như: Nhôm, Kẽm... không những tan trong axit, mà còn tan trong dung dịch kiềm; từ đó suy ra oxit, hiđroxit của chúng cũng bị hoà tan trong dung dịch kiềm, hiđroxit có vai trò giống như một axit ( Al(OH)3 có thể viết dưới dạng axit HAlO2.H2O) khi tác dụng với dung dịch kiềm, muối sinh ra do nguyên tử kim loại kiềm sẽ kết hợp với gốc axit của hiđroxit lưỡng tính.
	Chính vì vậy, GV cần hướng dẫn HS phân tích từ dữ kiện bài cho: là dung dịch kiềm dư, nên ban đầu sẽ xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa lại tan ra do tính chất lưỡng tính nên kết tủa bị hoà tan trong dung dịch kiềm:
	AlCl3	 +	3 NaOH 	3 NaCl	 + Al(OH)3 
	Al(OH)3 + NaOH dư NaAlO2 + 2 H2O
	VD2:
	Viết công thức cấu tạo của hợp chất có công thức phân tử: C4H8
	Giáo viên yêu cầu HS vận dụng đặc điểm cấu tạo của hợp chất để suy đoán những công thức cấu tạo có thể có:
	+ Hợp chất có số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử C nên:
	-Có cấu tạo mạch vòng: vòng 4 cạnh, Vòng 3 cạnh
	-Nếu là mạch thẳng sẽ có 1 liên kết đôi, xuất hiện vị trí liên kết đôi1,2
	-Hợp chất có 4C, nên có khả năng tạo mạch nhánh: có 1 công thức mạch nhánh
=>	Như vậy, dựa vào đặc điểm cấu tạo ta suy đoán hợp chất C4H8 có 5 công thức cấu tạo khác nhau đó là:
	CH2	CH2 CH2	 CH2 CH2 = C CH3
	CH2 CH2 CH2 CH3 CH3
 CH2 = CH - CH2 - CH3 ; CH3 - CH = CH - CH3
	VD 3:
Từ định luật bảo toàn khối lượng : “ Trong một phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các sản phẩm”. Sở dĩ như vậy là do: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế không thay đổi, khối lượng nguyên tử không thay đổi. Áp dụng định luật này giáo viên có thể hướng dẫn HS giải toán xác định công thức hoá học của các chất.
	BT1: Đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam hợp chất A ( chứa 3 nguyên tố: C,H,O) trong oxi thu được 13,2 gam CO2, và 8,1 gam nước. Xác định công thức phân tử của A, biết tỷ khối hơi của A đối với khid oxi bằng 1,4375.
Giải
	Gọi công thức của A có dạng CxHyOz
	PTHH của phản ứng:
	CxHyOz + (x + ) O2 x CO2 + y H2O
	Qua PTHH , dựa theo định luật bảo toàn khối lượng ta thấy số nguyên tử C và H trước và sau không thay đổi, suy ra tổng khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố C, H cũng không thay đổi. Chính vì vậy, căn cứ vào khối lượng CO2 ta xác định khối lượng nguyên tố C. căn cứ vào khối lượng H2O ta xác định khối lượng nguyên tố H, từ đó xác địng khối lượng nguyên tố O.	
	mC = (gam)
	mH= (gam)
	mO =6,9 - 3,6 - 0,9 = 2,4 (gam)
Từ đó ta có:
x: y: z = 
=> Công thức đơn giản nhất của A là: C2H6O
Do tỷ khối hơi của A đối với Oxi là 1,4375 => MA= 1,4375.32 = 46 (g)
=> Công thức phân tử của A có dạng : ( C2H6O)n
=> 46n = 46 => n = 1
Vậy công thức của A là : C2H6O
	2: Dạy cách phân tích tổng hợp
	Có nghĩa là dạy cho học sinh cách phán đoán dựa trên những hiện tượng, những trường hợp đơn lẻ để đi tới kết luận chung, tổng quát về những tính chất, những mối liên hệ tương quan về bản chất và chung nhất, đây là sự nhận thức đi từ cái riêng đến cái chung nhất.
	Ví dụ:
	1. Khi dạy bài phản ứng hoá học, dựa trên những hiện tượng riêng lẻ như: kẽm tác dụng với axitclohiđric, phân huỷ đường trắng, sắt tác dụng với lưu huỳnh,...Học sinh sẽ rút ra nhận xét chung của các hiện tượng trên đây là: các chất ban đầu bị biến đổi và có những chất mới được tạo thành, từ đó đi đến kết luận về dấu hiệu của phản ứng hoá học cũng như định nghĩa về phản ứng hoá học.
	2. Những bài tập cần phân tích, tổng hợp rồi mới đi đến kết luận:
	2.1. Yêu cầu học sinh tìm các phản ứng có thể điều chế Cu(OH)2 trong phòng thí nghiệm.
	Phân tích:
	-Cu là kim loại hoạt động yếu nên không có phản ứng:
	Cu + H2O , CuO + H2O
	-Muốn điều chế Cu(OH)2 phải dùng những phản ứng trao đổi:
	Muối tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới
	-Muối tan của đồng: CuSO4, Cu(NO3)2, CuCl2, (CH3COO)2Cu
	-Kiềm thường dùng: NaOH. KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
	Tổng hợp lại:
	-Có 4x4 = 16 phản ứng có thể sử dụng được
-Bản chất: Do nguyên tử Cu của muối kết hợp với nhóm OH của bazơ tạo thành bazơ Cu(OH)2 => Như vậy, kim loại kết hợp với nhóm OH tạo thành bazơ.
2.2. Viết các loại phản ứng có thể dùng để điều chế AlCl3 trong phòng thí nghiệm.
Phân tích:
-Nhôm là kim loại tạo bazơ không tan, clorua là gốc của axit không có oxi nên không có phản ứng giữa ôxit axit tác dụng với oxit bazơ.
-Nhôm là đơn chất kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học của kim loại => Đơn chất Nhôm có 3 khả năng tạo muối đó là tác dụng với phi kim, với axit, dung dịch muối clorua của kim loại yếu hơn.
-Những hợp chất có chứa Nhôm là ôxit, bazơ, muối , nên có 3 loại phản ứng tạo muối.
Tổng hợp lại:
-Có thể có 6 loại phản ứng dùng để điều chế AlCl3 trong phòng thí nghiệm.
-Bản chất: Nguyên tử kim loại Al liên kết với gốc -Cl tạo muối : AlCl3
=> Như vậy kim loại kết hợp với gốc axit tạo muối
3. Dạy cách liên hệ liên môn:
Giáo viên có thể vận dụng liên hệ với những bộ môn khoa học khác như toán, sinh,...hay liên hệ vớinững bài học trước để nghiên cứu kiến thức, quy luật mới. Để thực hiện tốt vấn đề này không những giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu hơn về bản chất hoá học,mà còn giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng phân tích, suy luận, tổng hợp.
VD. Khi dạy bài " tính theo công thức hoá hoc" 
Phần1: Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất:
Phương pháp đơn thuần : 
Phương pháp thực hiện của sách hướng dẫn và sách giáo khoa bao gồm các bước tiến hành:
- Tìm khối lượng mol hợp chất
-Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố
-Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
Thực hiện như vậy theo bản thân tôi vãn đang áp đặt HS, dẫn đến HS vẫn còn lúng túng trong việc vận dụng vào giải các bài tập cụ thể.
Liên hệ:
Khi dạy đến phần này GV nên liên hệ với môn toán (có 2 số a và b , muốn lấy tỉ số phần trăm của số a đối với tổng số a và b, ta làm thế nào? )
Hướng dẫn học sinh lập thành công thức: 
 % a =
-GV đưa CTHH dạng chung của hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố A và B: AxBy 
Phân tích:
Xem khối lượng của nguyên tố A là a, khối lượng mol của hợp chất AxBy là tổng a + b .
Vậy %A tính theo công thức :
	%A 
Khối lượng nguyên tố A trong 1 mol phân tử AxBy là: mA = x. MA
Như vậy : Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố A trong hợp chất AxBy được thiết lập thành công thức chung:
	%A 
	%B 
Sau khi thiết lập được công thức chung, giáo viên cần dẫn ra những ví dụ về hợp chất 2,3 nguyên

File đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN HÓA 2011-2012.doc