Đề khảo sát đội tuyển năng khiếu lần 3 môn: Sinh học 6 năm học 2013 - 2014

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?

2. Thực vật có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt, hạn hán?

Câu 2 ( 1.5 điểm):

1. Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó?

2. Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận? Vì sao?

Câu 3 ( 1.75 điểm):

1. Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD

2. Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ của thụ tinh?

Câu 4: ( 1,25 diểm):

 Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?

Câu 5:(2,0 điểm)

1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm.

2. Tại sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

 

docx3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát đội tuyển năng khiếu lần 3 môn: Sinh học 6 năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG
ĐỀ KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN NĂNG KHIẾU LẦN 3
Môn: Sinh học 6
Năm học: 2013 - 2014
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
2. Thực vật có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ nguồn nước ngầm, hạn chế ngập lụt, hạn hán?
Câu 2 ( 1.5 điểm):
1. Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó?
2. Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận? Vì sao?
Câu 3 ( 1.75 điểm):
1. Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD
2. Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ của thụ tinh?
Câu 4: ( 1,25 diểm):
 Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì ?
Câu 5:(2,0 điểm)
1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây hai lá mầm và hạt của cây một lá mầm.
2. Tại sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Câu 6:(1,5 điểm) 
Trình bày chức năng chính các bộ phận miền hút của rễ?.
Họ và tên: ………………………………………… Lớp: ………………
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
1. Chúng ta phải tích cực trồng cây gây rừng, vì cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Cây xanh điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí góp phần điều hòa khí hậu. Mạt khác cây xanh quang hợp tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống toàn bộ giới sinh vật. Vì thế mội chúng ta cần tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh “lá phổi xanh của trái đất”
2. Vai trò của thực vật trong việc giữ nguồn nước, hạn chế ngập lụt, hạn hán.
- Bộ rễ của cây hấp thụ nước và giữ nước duy trì lượng nước ngầm trong đất, lượng nước này sau đó sẽ chảy vào chỗ trũng, tạo thành suối, sông… góp phần tránh được hạn hán.
- Mặt khác, nhờ tác dụng giữ nước của rễ cây, che chắn dòng chảy do mưa lớn gây ra, làm cho lượng nước đổ về các con suối từ từ tạo điều kiện cho nước thoát dễ dàng hơn hạn chế ngập lụt
1.0
0.5
0.5
2
- Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp.
 * Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó
- Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp: phiến lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc so le nhau.
- Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước:
+ Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần thịt lá bên trong.
+ Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống có tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hô hấp.
+ Trên lớp biểu bì (mặt dưới) có nhiều lỗ khí có thể đóng mở để thực hiện chức năng trao đổi khí, thực hiện hô hấp, thoát hơi nước ra ngoài.
- Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhận. Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt vỏ của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho lá.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3
* Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa
Có 2 cách thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn.
Phân biệt:
 + Tự thụ phấn: hạt phấn rơi trên đầu nhụy của chính hoa đó.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. VD: Hoa lạc, đậu xanh, đậu đen…
 + Giao phấn: hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.Xảy ra ở hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc; hoặc hoa đơn tính. 
 VD: hoa kê, phi lao, liễu, phong lan, mướp, dưa chuột…
 * Phân biệt thụ phấn và thụ tinh:
-Phân biệt: + Hiện tượng thụ phấn chỉ tạo cơ hội cho tế bào sinh dục đực gặp tế bào sinh dục cái có trong noãn của bầu nhụy để thụ tinh.
+Hiện tượng thụ tinh là sự kết hợp của 2 tế bào sinh dục đực và cái để tạo thành hợp tử (là cơ sở để hình thành cá thể mới)
-Giải thích
 +Có thụ phấn mới có thụ tinh, nhưng sau đó hạt phấn phải nẩy mầm thì hiện tượng thụ tinh mới thực hiện.
+Có một số trường hợp có thụ phấn nhưng không có thụ tinh vì hạt phấn không nảy mầm được.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4
- Điều kiện bên ngoài: có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
- Điều kiện bên trong: hạt giống có chất luợng tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.
- Biện pháp :
 + Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới…. 
 + Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước. 
 + Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo. 
 + Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt
0.25
0.25
0.75
5
1. - Giống nhau: đều có vỏ bọc bảo vệ hạt, phôi, phôi đều có chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.
- Khác nhau: Phôi của hạt cây hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt một lá mầm thì có một lá mầm. Chất dinh dưỡng dự chữ ở hạt cây 2 lá mầm nằm trong 2 lá mầm., còn ở cây một lá mầm nằm ở phôi nhũ.
2. Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khoẻ, có nhiều chất dinh dưỡng, đó là điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khoẻ.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là hạt khoẻ là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
0.5
1.0
0.5
6
Cấu tạo, chức năng chính từng bộ phận miền hút của rễ:
- Vỏ:
+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong rễ, hút nước và muối khoáng hòa tan.
+ Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Trụ giữa:
+ Bó mạch:
. Mạch rây: chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
. Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.
+ Ruột: chứa chất dự trữ.
0.5
1.0

File đính kèm:

  • docxDE THI HSNK SH6.docx