Giáo án Sinh học 6 - Tiết 50

I, Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.

- Phân biệt sự khác nhau giữa nón của thông và với 1 hoa đã biết.

- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông ( cây hạt Trần) và cây có hoa.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết, thực hành.

- Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói và viết, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Kĩ năng nghiêm túc trong quá trình quan sát mẫu vật, thu thập và xử lý thông tin.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/3/2014
Ngày dạy: 10/3/2014
Tiết 50 - Bài 40: Hạt trần – Cây thông
I, Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt sự khác nhau giữa nón của thông và với 1 hoa đã biết.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây thông ( cây hạt Trần) và cây có hoa. 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết, thực hành.
- Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói và viết, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Kĩ năng nghiêm túc trong quá trình quan sát mẫu vật, thu thập và xử lý thông tin.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II, Phương pháp dạy học: bài dạy theo phương pháp bàn tay nặn bột.
III, Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng phụ, cành thông có cả nón đực và nón cái, cây thông nhỏ.
IV, Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vở thí nghiệm
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề (3 phút)
- GV hỏi: Em có biết vào ngày lễ noel mọi người thường hay sử dụng một loài cây nào để trang trí không?
- Chúng ta thường quen gọi “quả thông” vì nó mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta đã biết quả phát triển từ hoa (từ bầu nhụy). Vậy thông đã có hoa, quả thật sự chưa? Cây thông có cấu tạo ra sao? học bài này ta sẽ trả lời được câu hỏi đó.
- HS có thể trả lời cây sa mộc, cây thông....
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu ( 6 phút )
- GV yêu cầu các cá nhân vẽ theo trí tưởng tưởng của mình về cây thông và chú thích các bộ phận (5 phút) sau đó cả nhóm sẽ lựa chọn hình ảnh đại diện nhóm lên dán trên bảng. Lưu ý có thể tô màu theo ý thích.
- GV nhận xét qua
- GV chiếu hình ảnh về các cây ngành hạt trần.
- HS vẽ cây thông theo trí tưởng tượng.
- HS các nhóm lên bảng dán sản phẩm
- Hình ảnh cây thông có chú thích.
Bước 3:Hình thành câu hỏi(giả thiết) và phương án tìm tòi (15 phút)
- Các em đã được thấy cây thông rất nhiều vậy đã bao giờ em có muốn biết những đặc điểm nào ở cây thông không?
- GV gợi ý cho học sinh đưa ra các câu hỏi thắc mắc.
- Gv Theo em đặt bao nhiêu câu hỏi để giải quyết các thắc mắc của các bạn?
- Em hãy dự đoán để trả lời câu hỏi trên.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm:
Các bộ phận nếu có
Dự đoán ban đầu các bộ phận của thông
Kết quả sau thực nghiệm
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ
Thân
Lá
Cơ quan sinh sản
Hoa (nếu có) 
Quả (nếu có)
Hạt
- Gv dán các bảng phụ các nhóm lên có thể cho các 
- Gv: làm thế nào để trả lời được các câu hỏi trên.
- Gợi ý học sinh đưa ra các tình huống nghiên cứu để trả lời các thắc mắc.
- GV cho hs thực hiện quan sát mẫu vật thật và tranh ảnh
- HS có thể đưa ra một số câu hỏi: 
+ Hình dạng cây thông thế nào? 
+ Cây thông sống ở môi trường nào?
+ Cây thông sống được bao nhiêu tuổi?
+ Cây thông có đặc điểm gì?
+ Rễ thông thuộc rễ loại rễ gì?
+ Hạt thông phát tán như thế nào?
+ Thông có hoa quả không?
+ Thông có ích gì cho con người? 
+ Tại sao lá thông lại có hình kim?
+ Cấu tạo cây thông?
…..
- HS toám lại 2 câu hỏi để giải quyết các thắc mắc :
+ Cây thông có đặc điểm nào?(cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng)
+ Thông có ích gì cho con người?
- Các nhóm điềm bảng phần dự đoán ban đầu.
- Hs đề ra các giải pháp
+ Quan sát mẫu vật thật.
+ Quan sát tranh ảnh.
..........
- HS ghi vở các câu hỏi.
- HS ghi vở TN phần dự đoán.
- HS ghi vở TN.
- Hs ghi vở thí nghiệm các giải pháp.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi, nghiên cứu(15 phút)
- Gv yêu cầu các nhóm tiến hành quan sát cành thông và cây thông con kết hợp hình ảnh trên máy chiếu điền bảng phụ mục kết quả sau thực nghiệm.
- GV lưu ý học sinh trong quá trình quan sát cần bảo vệ tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận của cây thông con để còn trồng lại cây thông sau khi quan sát.
- GV quan sát các nhóm.
- Gv cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét qua các nhóm.
- Gv theo em thông và các cây hạt trần có lợi ích gì cho con người?
- Các nhóm tiến hành quan sát điền bảng (trong 7 phút).
- Các nhóm lên bảng dán bảng phụ của nhóm mình.
Các bộ phận nếu có
Dự đoán ban đầu các bộ phận của thông
Kết quả
sau thực 
nghiệm
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ
Thân
Lá
Cơ quan sinh sản
Hoa
(nếu có) 
Quả (nếu có)
Hạt
- HS trả lời.
- HS ghi chép phần kết quả sau thực nghiệm
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức(10 phút)
- Gv chiếu bảng chuẩn kiến thức.
- Em hãy rút ra kết luận về đặc điểm cây thông
- GV chuẩn kiến thức.
- Gv liên hệ việc bảo vệ cây xanh sau khi nghiên cứu quan sát cây thông con thì đem về trồng lại trong vườn trường
Các bộ phận nếu có
Dự đoán ban đầu các bộ phận của thông
Kết quả sau thực nghiệm
Cơ quan sinh dưỡng
Rễ
Rễ cọc 
Thân
Thân gỗ, đã có mạch dẫn
Lá
Lá nhỏ hình kim, nọc 2 lá trên cành con rất ngắn.
Cơ quan sinh sản
Hoa (nếu có) 
Không có
Quả (nếu có)
Không có
Hạt
Nhỏ nhẹ nằm lộ trên lá noãn.
- HS so sánh với bảng của nhóm.
- HS rút ra kết luận. 
1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông. 
- Thân, cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo do lá khi rụng để lại).
- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2-3 chiếc trên cành con rất ngắn.
2. Cơ quan sinh sản (nón)
- Cơ quan sinh sản của thông là nón.
- Có 2 loại nón: 
* Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. 
* Nón cái: Lớn, mọc riêng lẻ gồm các vảy (lá noãn), 
- Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn, nên hạt nằm lộ trên lá noãn hở à nên gọi là hạt trần. 
3. Giá trị của cây hạt Trần.
- Cho gỗ tốt
- Làm cảnh
V. Dặn dò
- Về nhà ôn lại các bài đã học từ đầu kì II giờ sau ôn tập để kiểm tra một tiết.

File đính kèm:

  • docgiao an ban tay nan bot sinh 6.doc