Giáo án Sinh học 6 - Tiết 17, 18

- Y/C HS trình bày theo nhóm những thí nghiệm ở nhà

- GV quan sát kết quả của các nhóm so sánh với SGK : GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt .

- Cho HS xem kết quả thí nghiệm của mình trên cành hoa , cành mang lá nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá .

- Hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm và quan sát bằng kính hiển vi

- Phát một số cành đã chuẩn bị , hướng dẫn HS bóc vỏ cành

- Cho 1 vài HS quan sát trên kính hiển vi và xác định chỗ nhuộm màu và trình bàiy cho cả lớp theo dõi

- GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS về sự thảo luận

- Chỗ nhuộm màu là bộ phận nào của thân ? ( Mạch gỗ )

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết 17, 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 9 Ngày soạn:02/10/2010
 Tiết : 17 Ngày dạy: 
BÀI 17 : Vận Chuyển Các Chất Trong Thân
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải : 
1. Kiến thức : 
 - Tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh nước và muối khoáng từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ , các chất hữu cơ trong cây vận chuyển nhờ mạch rây .
2. Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng thao tác thực hành .
3. Thái độ :
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật 
II. Chuẩn bị: 
1. GV : Làm thí nghiệm trên một số loại hoa cúc , huệ trắng - Kính hiển vi , dao sắc , nuớc, giấy thấm và I cành chiết 
2. HS : Làm thí nghiệm theo nhóm 
III. Hoạt động dạy học:
1. Mở bài: Ôn lai 2 câu hỏi về kiến thức cũ : mạch gỗ có cấu tạo và chức năng gì ? Mạch rây có cấu tạo và chức năng gì ?
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự vận chuyển nu7o7c1 và muối khoáng hòa tan.
* Mục tiêu : Biết nước và muối khoang vận chuyển qua mạch gỗ 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Y/C HS trình bày theo nhóm những thí nghiệm ở nhà 
- GV quan sát kết quả của các nhóm so sánh với SGK : GV thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt .
- Cho HS xem kết quả thí nghiệm của mình trên cành hoa , cành mang lá nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá .
- Hướng dẫn HS cắt lát mỏng qua cành của nhóm và quan sát bằng kính hiển vi 
- Phát một số cành đã chuẩn bị , hướng dẫn HS bóc vỏ cành 
- Cho 1 vài HS quan sát trên kính hiển vi và xác định chỗ nhuộm màu và trình bàiy cho cả lớp theo dõi 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả của HS về sự thảo luận 
- Chỗ nhuộm màu là bộ phận nào của thân ? ( Mạch gỗ ) 
- đại diên các nhóm trình bày bước tiến hành cho cả lớp nghe và cho lớp quan sát thí nghiệm của nhóm 
- Quan sát ghi lại kết quả 
- Bóc nhẹ tay nhìn bằng mắt thường , chỗ có bắt màu quan sát màu gân lá 
- HS thảo luận và cử đại diện trả lời 
* Tiểu kết 1 : 
 Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
Hoạt động 2 :Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ.
* Mục tiêu : Biết được chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây 
* Tiến trình: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Y/C HS hoạt động cá nhân sau đó thảo luận theo nhóm 
- Lưu ý cho HS khi bóc vỏ bóc luôn cả mạch nào ? 
- Mở rộng : Chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ đi nuôi thân , cành , rễ 
- GV nhận xét và giải thích : nhân dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành 
- Khi bị cắt vỏ , làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không ? tại sao ? 
- GD ý thức bảo vệ cây tránh tước vỏ cây để chơi đùa , không được buộc dây thép vào thân cây .
- HS đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 SGK/ 55 và thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác theo dõi bổ xung 
* Tiểu kết 2 : Chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây
3. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết luận cuối bài 
4. Kiểm tra đánh giá : 
- HS trả lời câu hỏi 1,2 SGK và làm bài tập cuối bài tại lớp 
5. Dặn dò : 
- Học bài chuẩn bị các loại củ khoai tây có mầm , củ su hào , gừng , củ dong ta , 1 đoạn xương rồng , que nhọn , giấy thấm 
6.Rút kinh nghiệm:
.. 
Tuần: 9 Ngày soạn:03/10/2010
 Tiết : 18 Ngày dạy: 
BÀI 18 : BIẾN DẠNG CỦA THÂN
I. Mục tiêu : Sau bài này học sinh phải :
1. Kiến thức : 
 - Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái phù hợp với chức năng của một số thân biến dạng qua quan sát mẫu và tranh ảnh .
 - Nhận dạng được một số thân biến dạng trong thiên nhiên 
2. Kỹ năng : 
 - Quan sát mẫu vật thật , nhận biết kiến thức qua quan sát và so sánh
3. Thái độ : 
 - GD lòng say mê môn học , yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên 
II. Chuẩn bị:
1. GV : Tranh phóng to hình 18.1 , 18.2 SGK . Một số mẫu vật thật , bảng phụ 
2. HS : Chuẩn bị một số củ đã dặn ở bài trước , que nhọn , giấy thấm , kẻ bảng SGK/ 59
III . Hoạt động dạy học:
1.Mở bài: Thân cũng có những biến dạng giống như rễ . Ta hãy quan sát một số loại thân biến dạng và tìm hiểu chức năng của chúng
2. Phát triển bài: 
Hoạt động 1 : Quan sát một số thân biến dạng.
* Mục tiêu : Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng 
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
a) Quan sát các loại củ , tìm đặc điểm chứng tỏ chúng là thân 
- Y/C HS quan sát các loại củ xem chúng có đặc điểm gì chứng tỏ là thân ? 
- Lưu ý : tìm củ su hào có chồi nách , và gừng có chồi nách để học sinh quan sát thêm.
- Y/C HS phân chia các loại củ thành nhóm dựa trên vị trí , hình dạng , chức năng 
+ Chức năng : đều chứa chất dự trữ 
+ Hình dạng : củ ,rễ 
+ Vị trí : Trên mặt đất , dưới mặt đất .
- Y/C HS Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữ các loại củ này 
- Cho HS bóc vỏ củ dong tìm dọc củ có những những mắt nhỏ là chồi nách , còn các vỏ là lá .
- Y/C HS trình bày 
- Y/C HS nghiên cứu SGK trả lời 4 câu hỏi/58
- HS đặt mẫu vật lên bàn quan sát , tìm xem chúng có chồi , lá không ?
- HS phân chia các loại củ thành từng nhóm 
- Điểm giống : có chồi và lá Þ thân đều phình to chứa chất dự trữ 
- Khác nhau : dạng rễ : củ gừng , củ dong à thân rễ 
 dạng củ : su hào , khoai tây à thân củ 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- HS đọc mục 5 SGK trao đổi theo nhóm trả lời 4 câu hỏi 
* Tiểu kết 1 :
 Thân biến dạng để chứa chất dự trữ hay dự trữ nước cho cây
Hoạt động 2 : Đặc điểm chức năng ncủa một số thân biến dạng.
* Mục tiêu : HS ghi lại những đặc điểm và chức năng của thân biến dạng và gọi tên các loại thân biến dạng
* Tiến trình:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Y/C HS hoạt động độc lập theo y/c SGK / 59
- GV treo bảng đã hoàn thành kiến thức để HS theo dõi và sửa bài cho nhau .
- GV tìm hiểu số bài đúng và chưa đúng của HS = cách y/c HS dơ tay 
- Y/C 1 HS đọc lại bảng của GV cho cả lớp nghe 
- HS hoàn thành ở vở bài tập 
- HS đổi vở và chấm chéo cho nhau theo bảng của GV 
- 1 HS đọc to cả lớp nghe để ghi nhớ kiến thức 
* Tiểu kết 2 : Có 4 loại thân biến dạng
 - Thân củ nằm trên mặt đất dự trữ chất dinh dưỡng 
 - Thân củ : nằm dưới mặt đất : dự trữ chất dinh dưỡng 
 - Thân rễ : dự trữ chất dinh dưỡng 
 - Thân mọng nước : dự trữ nước và quang hợp
3. Kết luận chung : GoÏi 1 HS đọc phần kết luận chung cuối bài 
4. Kiểm tra đánh giá : 
- Hãy đánh dấu X vào ô vuông đầu câu trả lời đúng 
Câu 1 : Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những cây có thân rễ 
	 a. 5 cây : Su hào , cây tỏi , cây cà rốt 
	 b. 5 Cây dong riềng , cây cải , cây gừng 
	 c. 5 Cây khaoi tây , cây cà chua , cây củ cải 
 	 d. 5 Cây cỏ tranh , cây nghệ , cây củ dong 
 Đáp án : câu c
Câu 2 : Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những cây có thân cây mọng nước .
	 a. 5 cây xương rồng , cây cành giao , cây thuốc bỏng 
	 b. 5 cây mít , cây nhãn , cây sống đời 
	 c. 5 cây giá , cây trường sinh lá tròn , cây táo 
	 d. 5 Cây nhãn , cây cải , cây su hào 
	 Đáp án : câu a
5. Dặn dò : 
- Học bài . Đọc mục em có biết , chuẩn bị bài từ chương IàIII để giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết 
6.Rút kinh nghiệm:
.. 

File đính kèm:

  • docCHUTUAN 09.doc