Giáo án Sinh học 11 - Học kỳ I

I. Mục tiêu:

- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.

 - Nêu được 2 con đường hấp thụ nguyên tố khoáng: Qua TBC – không bào, qua thành tế bào - gian bào.

- Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.

II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ, ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 

doc64 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 11 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bị dụng cụ, hóa chất; HS chuẩn bị mẫu thực vật)
III. Nội dung và cách tiến hành:
1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ và kiến thức của học sinh.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung tiến hành
 ▲ HD cho HS làm TN.
 ▲ Yêu cầu HS ghi nhận số liệu và HD HS tính toán, nhận xét.
 ▲ HD cho HS làm TN.
 ▲ Yêu cầu HS ghi nhận số liệu nhận xét.
 ∆ Làm TN theo HD của GV.
 ∆ Ghi nhận số liệu, tính toán, nhận xét theo HD của GV.
 ∆ Làm TN theo HD của GV.
 ∆ Ghi nhận số liệu, nhận xét theo HD của GV.
1.Thí nghiệm 1: chiết rút diệp lục:
 - Mẫu: lá già (vàng), lá non (xanh tươi).
 - Qui trình:
 + Loại bỏ cuống lá và gân chính. Cân lấy 0.2g
 + Cắt lá thành nhiều lát mỏng
 + Nghiền trong cối sứ
 + Cho 20ml nước cất vào, trộn đều.
 + Chắc nước vào ống nghiệm
 + Ghi kí hiệu, để lắng trong 20-25’
 + Rửa dụng cụ, làm lại qui trình như trên, nhưng lần này cho vào 20ml cồn thay vì nước cất.
 - Ghi nhận kết quả quan sát vào bảng.
2. Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit:
 - Mẫu lá: lá màu vàng; quả màu đỏ, quả màu vàng; củ màu đỏ, củ màu vàng.
 - Tiến hành tương tự chiết rút diệp lục.
 - Chọn một ống nghiệm chiết rút diệp lục lá non cho thêm vào 20ml benzen.
 - Ghi nhận kết quả quan sát vào bảng.
IV. Thu hoạch:
Mỗi HS làm 1 bảng tường trình, có các nội dung sau:
1/ Bảng theo dõi thí nghiệm:
Cơ quan của cây
Dung môi chiết rút
Màu sắc dịch chiết
Xanh lục
Đỏ, cam, vàng, vàng lục
Lá
Xanh
 Nước (đối chứng)
 Cồn (thí nghiệm)
 Cồn + benzen (TN)
Vàng
 Nước (đối chứng)
 Cồn (thí nghiệm)
Quả
Vàng
 Nước (đối chứng)
 Cồn (thí nghiệm)
Đỏ
 Nước (đối chứng)
 Cồn (thí nghiệm)
Củ
Vàng
 Nước (đối chứng)
 Cồn (thí nghiệm)
Đỏ
 Nước (đối chứng)
 Cồn (thí nghiệm)
Cách ghi kết quả: Ghi dấu +++, ++, +, - tùy theo mức độ màu thu nhận được trong các lọ.
2/ Giải thích kết quả thí nghiệm:
- Nhận xét tổng quát:
+ Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi.
+ Trong mẫu thực vật nào có sắc tố gì.
+ Vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người. 
- Nhận xét trong cùng nhóm mẫu:
+ Giữa mẫu đối chứng với mẫu thí nghiệm.
+ Giữa mẫu màu vàng/xanh tươi với mẫu màu đỏ (vàng).
+ Nhận xét tổng quát giữa các mẫu: Lá, quả, củ.
+ Nhận xét về tác dụng của benzen trong thí nghiệm
Tuần: ………….	Ngày soạn: …………………..
Tiết ...... 	Ngày dạy: ……………………
Bài 14: THỰC HÀNH
PHÁT HIỆN HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu
- Phát hiện HH của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện HH của thực vật qua sự hút O2.
II. chuẩn bị:
Chia Lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đều làm cả 2 thí nghiệm.
1. Dụng cụ, hóa chất:
Phòng TN cho 4 nhóm thí nghiệm, mỗi nhóm cần các dụng cụ, hóa chất như sau:
- Bình thủy tinh 1000 ml; ống nghiệm; cốc có mỏ.
- Nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh.
- Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2].
- Diêm quẹt.
2. Mẫu thực vật để chiết sắc tố:
Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
(GV chuẩn bị dụng cụ, hóa chất; HS chuẩn bị mẫu hạt nẩy mầm)
III. Nội dung và cách tiến hành:
1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ và kiến thức của học sinh.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung tiến hành
 ▲ HD cho HS làm TN.
 ▲ Yêu cầu HS ghi nhận kết quả, rút ra kết luận.
 ▲ HD cho HS làm TN.
 ▲ Yêu cầu HS ghi nhận kết quả, rút ra nhận xét.
 ∆ Làm TN theo HD của GV.
 ∆ Ghi nhận kết quả, rút ra nhận xét và tự rút ra kết luận.
 ∆ Làm TN theo HD của GV.
 ∆ Ghi nhận kết quả, rút ra nhận xét và tự rút ra kết luận.
1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
 - Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu. Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do HH của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.
 - Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.
 - Để so sánh, lấy một ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống lá cây đu đủ. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẫn đục. 
2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự thải O2:
 - Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ.
 - Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa đèn cầy (hay que diêm) đang cháy vào bình. Đèn cầy (que diêm) tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy.
IV. Thu hoạch:
Mỗi HS làm một bản tường trình, có nội dung sau:
 	1/ Tường thuật ngán gọn tiến trình thực hiện, kết quả thí nghiệm:
	- Sự biến màu của nước vôi.
	- Trạng thái cháy của cây đèn cầy (diêm).
	2/ Nhận xét kết quả:
	- Rút ra điều kiện cần cho sự hô hấp của tế bào.
	- Nguyên liệu, sản phẩm của quá trình hô hấp của tế bào.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Mỗi học sinh chọn 1 thí nghiệm trong 3 bài thực hành:7, 13, 14 để làm báo cáo chính thức lấy 1 cột điểm hệ số 1.
	- Tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
ĐỀ THU HOẠCH THỰC HÀNH – SINH 11
ĐỀ 1:
Câu 1: Trình bày vắn tắt qui trình thí nghiệm thoát hơi nước ở lá mà nhóm của em đã thực hiện. (4đ)
Câu 2: Cho biết số liệu tính toán được, nhận xét kết quả khác biệt giữa mẫu thí nghiệm lá vàng, lá già và lá xanh tươi. (4đ)
Câu 3: Hãy giải thích sự khác biệt về tốc độ thoát hơi nước của các loại cây khác nhau. (2đ)
ĐỀ THU HOẠCH THỰC HÀNH – SINH 11
ĐỀ 2:
Câu 1: Trình bày vắn tắt qui trình thí nghiệm vai trò của phân bón NPK mà nhóm của em đã thực hiện. (4đ)
Câu 2: Cho biết số liệu đo đạc được, nhận xét kết quả khác biệt giữa mẫu thí nghiệm (phân NPK) và mẫu đối chứng (nước). (4đ)
Câu 3: Hãy giải thích mối tương quan giữa nhu cầu phân bón với loại cây (hoặc ĐK chăm sóc). (2đ)
ĐỀ THU HOẠCH THỰC HÀNH – SINH 11
ĐỀ 3:
Câu 1: Trình bày vắn tắt qui trình thí nghiệm chiết rút diệp lục mà nhóm của em đã thực hiện. (4đ)
Câu 2: Cho biết kết quả ghi nhận được, nhận xét kết quả khác biệt giữa mẫu thí nghiệm (cồn) và mẫu đối chứng (nước). (4đ)
Câu 3: Hãy giải thích sự khác biệt về loại sắc tố tồn tại trong hai loại lá: lá vàng và lá xanh. (2đ)
ĐỀ THU HOẠCH THỰC HÀNH – SINH 11
ĐỀ 4:
Câu 1: Trình bày vắn tắt qui trình thí nghiệm chiết rút carôtenôit mà nhóm của em đã thực hiện. (4đ)
Câu 2: Cho biết kết quả ghi nhận được, nhận xét kết quả khác biệt giữa mẫu thí nghiệm (cồn) và mẫu đối chứng (nước). (4đ)
Câu 3: Hãy giải thích sự khác biệt về loại sắc tố tồn tại trong các loại cây, cơ quan khác nhau: lá vàng, quả vàng, quả đỏ, củ vàng, củ đỏ (2đ)
ĐỀ THU HOẠCH THỰC HÀNH – SINH 11
ĐỀ 5:
Câu 1: Trình bày vắn tắt qui trình thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 mà nhóm của em đã thực hiện. (4đ)
Câu 2: Cho biết kết quả ghi nhận được, giải thích (có phương trình phản ứng) tại sao có sự biến đổi màu nước vôi? (4đ)
Câu 3: Hãy giải thích thao tác đổ cốc nước vào phểu có ý nghĩa gì? (2đ)
Tuần: 7	Ngày soạn: ………………
Tiết: 14	Ngày dạy: ………………..
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức tổng quát.
- Hiểu rõ các nội dung đã học từ đàu năm.
- Làm được một số câu hỏi và bài tập vận dụng.
II. Chuẩn bị: 
SGK, tập hoc, một số dạng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập vận dụng.
III. Tiến trình bày dạy:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS. (3’)
3. Giảng bài mới: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài dạy
 ▲ HD HS một số nội dung cần ôn tập.
 -Những nội dung trọng tâm SGK.
 -Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm.
 -Một số dạng bài tập vận dụng.
 -Cách thức ra đề, ma trận đề kiểm tra.
 ▲ Giải đáp thắc mắc của HS.
 ∆ Nghe giảng.
 ∆ Đặt câu hỏi thắc mắc những điểm chưa rõ. 
 Những nội dung cần ôn tập:( 32’) 
 -Toàn bộ nội dung SGK và bài giảng từ đầu năm.
 -Câu hỏi nhận biết và thông hiểu bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng. 
 -Câu hỏi và bài tập vận dụng dựa vào bài tập SGK và khai thác vốn kiến thức hiểu biết của HS. Các dạng bài tập GV đều cho VD để HS tham khảo hoặc HD phương hướng giải một số bài tập mẫu. 
4. Củng cố: (8’) 
 	- Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung vừa ôn tập.
 	- GV Tổng hợp kết quả, kết luận chung về nội dung ôn tập.
5. Dặn dò: (1’)
 	- Dặn HS nội dung ôn tập và cách thức ra đề kiểm tra.
	- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần: ………….	Ngày soạn: …………………..
Tiết ………….	Ngày dạy: ……………………
Bài 15, 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu bài dạy:
- Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào.
- Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về đặc điểm tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn thực vật; mối quan hệ giũa đặc điểm cấu tạo với chức năng của ống tiêu hóa của mỗi dạng.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
Phương pháp, kĩ thuậy dạy học tích cực:
III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan - tìm tòi.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
IV/ Phương tiện dạy học:
-Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK
-Bảng phụ.
V/ Tiến trình bà

File đính kèm:

  • docSinh 11 HKI.doc