Giáo án Sinh học 10 - Chương trình học kỳ I

Tiết 2: Các giới sinh vật.

*

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Học sinh nêu được khái niệm các giới snh vật.

 - Trình bày được hệ thống phân loại sinh giới và đặc điểm chính của mỗi giới sinh vật.

2. Kĩ năng:

 - HS rèn được 1 số kĩ năng: tư duy logic, khái quát kiến thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

 - Tranh hình SGK phóng to.

 - 1 số tranh ảnh liên quan đến bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra.

 - Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp độ tổ chức sống cơ bản và đặc điểm chung của chúng.

3. Bài mới:

 

Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung (3)

Hoạt động 1.

(?) Giới là gì? Cho ví dụ.

 

 

 

 

 

- GV cho hs quan sát tranh sơ đồ hệ thống phân loại 5 giới sinh vật.

(?) Sinh giới được phân loại như thế nào?

- Gv nhận xét, đánh giá và yêu cầu hs khái quát kiến thức.

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát tranh đại diện của 5 giới.

+Yêu cầu hs hoạt động nhóm để hoàn thành PHT.

+ GV kẻ PHT lên bảng.

+ GV treo PHT của 2-3 nhóm đại diện=> yêu cầu các nhóm khác nhân xét, bổ sung.

+ GV đánh giá và đưa đáp án đúng.

(?) Vai trò của giới thực vật và động vật? Hoạt động 1:

- HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời

 

 

 

- HS quan sát tranh hình để trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS quan sát tranh hình, nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để hoàn thành PHT.

 

+ Các nhóm nhân xét, bổ sung.

 

=> Học sinh tự hoàn thiện PHT của mình.

 

 

 

=> HS vận dụng kiến thức thực tiễn để trả lời:

+ Làm lương thực, thực phẩm.

+ Cải tạo môi trường. I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới.

1. Khái niệm giới.

 

- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

 

2. Hệ thống phân loại 5 giới.

- Sinh giới được chia thành 5 giới:

+ Giới khởi sinh.

+ Giới nguyên sinh.

+ Giới nấm.

+ Giới thực vật.

+ Giới động vật.

 

II. Đặc điểm chính của mỗi giới.

PHT:

 

doc121 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Chương trình học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình tiết học 
1.ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1:Thế nào là hô hấp tế bào? Qt hít thở của chúng ta có mối liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?
Câu 2:Hô hấp tế bào gồm mấy giai đoạn?Đặc điểm của mỗi giai đoạn.
3.Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Con người, các loài động vật lấy Nl từ đâu để nuôi sống cơ thể?
- Gv dẫn dắt hs thấy rằng mọi sinh vật đều sử dụng năng lượng từ quá trình quang hợp
- Học sinh vận dụng các kiến thức thực tế để trả lời
Quang hợp là gì? Những sv nào có khả năng quang hợp?
-Gv đánh giá. Nêu KN và nhấn mạnh vai trò chuyển hoá dạng NLá thành năng lượng hoá học trong sản phẩm hưu cơ của quá trình quang hợp.
- GV giới thiệu các loại sắc tố: +Diệp lục 
 +Carotenoit
 +phicobilin 
GV giải thích: As không ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình quang hợp mà chỉ ảnh hưởng tới giai đoạn đầu của quá trình quang hợp. Do vậy QH chia làm 2 pha : pha sáng và pha tối.
 - Nêu tính chất của mỗi pha 
+ Điều kiện xảy ra pha sáng, sản phẩm là gì?
+ Điều kiện xảy ra pha tối, sản phẩm là gì?
-Hs nhớ lại kiến thức đã học lớp 6 tră lời:
Khái niệm
Phương trình
Sv quang hợp là TV
Hs trả lời được:
+Đk: as; Sp: ATP, NADPH
+Đk: Cả as và ở trong tối, sử dụng ATP,NADPH, CO2
Sp:NADP+, ADP,chất hữu cơ.
I. Khái niệm về quang hợp
- Quang hợp là quá trình sử dụng năng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.
_Phương trình quang hợp:
CO2 + H2O+NLAS 
Diệp lục ( CH20)+ O2
- Sinh vật quang hợp: Thực vật, tảo, 1 số vi khuẩn.
II.Các pha của quá trình quang hợp
Quang hợp gồm 2 pha:
+ Pha sáng 
+ Pha tối
*Tính chất của 2 pha
+Pha sáng: chỉ diễn ra khi có as, NLAS được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADPH.
+Pha tối:Diễn ra cả khi có as và cảc trong tối, Nhờ ATP và NADPH mà Co2 tổng hợp thành chất hữu cơ.
Gv cho hs quan sát sơ đồ pha sáng(H17.1)
-Pha sáng diễn ra ở đâu?
-Pha sáng chia làm mấy giai đoạn?
- GV nhận xét bổ sung
_Gv giải thích:O2 được tạo ra trong pha sáng
H2Ođ2H++1/2O2+2e_
-Nêu pt của pha sáng?
Hs quan sát sơ đồ, Sgk trả lời:
+ Diễn ra ở màng Tilacoit
+ Có 2 giai đoạn
-Dựa vào chất sử dụng và chất tạo thành viết pt.
1.Pha sáng
- Diễn ra ở màng Tilacoit.
- Diễn biến:
+NLAS được các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ
+NLsau khi được hấp thụ đi vào các chuỗi chuyền electron tạoATP, NADPH
Nlas+H2O+NADP++ADP+Pi
Diệp lục NADPH+ATP+O2
Pha tối diễn ra ỏ dâu?
-Nguyên liệu pha tối? SP của pha tối?
-Liên quan giữa pha tối và pha sáng
-GV giới thiệu: CO2 dược tổng hợp từ nhiều con đường,đa số ở Tv là con đường C3.
- Cho Hs quan sát H17.2trả lời các câu hỏi
-Chất nhận CO2 đầu tiên trong chu trình là gi?
- Sp đầu tiên?
- Sp chính của chu trình?
- Tại sao người ta gọi quá trình cố định CO2 là chu trình
Gv nhận xét các câu trả lời và bổ sung.
Dựa vào H17.1, sử dung thông tin sgk trả lời:
-Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH
-SP:Hidrôcacbon
_ Pha tối sử dụng SP của pha sáng
Hs quan sát sơ đồ trả lời:
- Chất nhận đầu tiên:RiDP
- Sp đầu tiên: Hợp chất 3cácbon
- Sp chính của chu trình: Đường
- Vì quá trình tạo thành 1 vòng khép kín.
2. Pha tối
- Diễn ra trong chất nền lục lạp
CO2 NADPH,ATP (CHO)
*Chu trình C3
- CO2+ hợp chất 5 cácbon tạo thành hợp chất 6 cácbon không bền, tách ra thành các phân tử 3 cácbon.
- Hợp chất 3 cácbon dược biến đổi thành AlPG.
- AlPG một phần sd tái tạo RiDP.Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ.
 E. Củng cố bài	
- Bản chất của quang hợp là gi?
- Quang hợp gồm những giai đoạn nào? Mối liên quan giữa chúng.
 F. Bài tập về nhà:
 1. Trả lời các câu hỏi trong SGK
 2. So sánh quá trình hô hấp và quá trình quang hợp?( Sản phẩm, Nguyên liệu, phương trình, nơi thực hiện)
Chương IV: Phân bào
Tiết 20
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được khái niệm chu kỳ tế bào - mô tả được các giai đoạn của chu kỳ tế bào.
- Hiểu rõ quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ để lại những hậu quả gì ?
- Trình bày được các kì của quá trình nguyên phân.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
2. Kỹ năng:
- Rèn 1 số kĩ năng:
	+ Phân tích tranh hình phát hiện kiến thức
	+ So sánh, khái quát
	+ Liên hệ thực tế.
B/ Chuẩn bị:
1. Phương pháp:
- Giáo viên phát vấn
- Học sinh nghiên cứu SGK, tranh hình, thảo luận nhóm và trả lời lệnh.
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh hình 18.1 và 18.2 phóng to
- Tranh phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật (nếu có).
C/ Trọng tâm của bài:
- Chu kỳ tế bào
- Diễn biến của quá trình nguyên phân (đặc biệt là hoạt động của NST) và ý nghĩa của nó.
D/ Tiến trình thực hiện:
1. ổn định tổ chức
2. KTBC
? Trình bày pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ? ôxi được sinh ra từ chất nào, trong pha nào của quá trình quang hợp ? => ý nghĩa của quang hợp ?
3. Bài mới:
ĐVĐ: ở bài 1 ta đã biết các tế bào chỉ được sinh ra bằng cơ chế phân bào. Vậy tế bào có những hình thức phân bào nào ? cơ chế và ý nghĩa của chúng ra sao ? => Chương VI:
? Tế bào có những hình thức phân bào nào ? => ĐVĐ vào bài 18.
Hoạt động I: Tìm hiểu về chu kì tế bào
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
I/ Chu kì tế bào
? Chu kì tế bào là gì ?
Tham khảo SGK + hình 18.1 thảo luận và trả lời
- Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân
? Kì trung gian được chia thành mấy pha? Là những pha nào ? Đặc điểm của từng pha?
- KTG gồm 3 pha:
Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
? Có phải ở tất cả các tế bào khi kết thúc pha G1 đều chuyển sang pha S ?
- Chỉ những tế bào có khả năng phân chia.
Pha S: Nhân đôi ADN và NST.
Pha G2: Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình nguyên phân.
? Thời gian chu kì tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng 1 cơ thể có giống nhau không ? 
- Khác nhau
- Được điều khiển bằng 1 hệ thống tinh vi.
? Sự điều hòa chu kì tế bào có vai trò gì ?
- Nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự điều hòa chu kì bị trục trặc ?
(GV giới thiệu thêm về bệnh ung thư và liên hệ về việc ô nhiễm môi trường gây ung thư ở một số “Làng ung thư”)
Hoạt động II
Tìm hiểu về quá trình nguyên phân
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
II/ Quá trình nguyên phân:
? Nguyên phân gồm mấy giai đoạn ?
Tham khảo SGK, nêu được:
Gồm 2 giai đoạn: Phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
1. Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền)
Sử dụng H18.2 (SGK) phát vấn:
Nghiên cứu hình vẽ, thảo luận và đại diện trả lời
? Quan sát H18.2. b.c em có nhận xét gì về trạng thái, kích thước của NST? =>chứng tỏ điều gì ? Nhận xét về màng nhân, nhân con và thoi phân bào ?
- Kép, đậm hơn, ngắn hơn ở kì trung gian.
a, Kì đầu:
- Các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn lại.
- Cuối kì đầu màng nhân và nhân con biến mất.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
=> Đây được xem là giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn bị phương tiện chuyên chở 
? Quan sát H18.2. d em có nhận xét gì về trạng thái, kích thước và vị trí các NST ?
Nghiên cứu hình vẽ, thảo luận và đại diện trả lời.
- Trạng thái kép
- Kích thước: Ngắn nhất, đường kính lớn nhất => đã xoắn cực đại.
-Vị trí: Tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo
b, Kì giữa:
- Các NST kép co ngắn cực đại.
- Tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo.
- Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
? Quan sát H18.2 e em có nhận xét gì về động thái của các NST kép ?
Nghiên cứu hình vẽ, trả lời
c, Kỳ sau:
- 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
? Sau khi nhân đôi các NST không tách nhau mà dính nhau ở tâm động điều này có lợi gì?
Thảo luận nhóm, trả lời.
- Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền
? Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ ?
- Việc phân li NST không bị rối
? Tại sao NST tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo ? Nếu các NST nằm lệch 1 phía thì sao ?
- Cân bằng lực kéo ở 2 đầu tế bào
d, Kì cuối
Quan sát H18.2. f nêu các sự kiện của kì cuối?
- Màng nhân và nhân con xuất hiện.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá hủy ?
- Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
? Tại sao khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?
- Thực hiện nhân đôi, tổng hợp ARN, chuẩn bị cho chu kì sau.
? Việc phân chia tế bào chất xảy ra ở kì nào ?
- Kì cuối
2. Phân chia tế bào chất:
? Việc phân chia TBC ở TBĐV và TBTV khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó?
Nghiên cứu SGK, trả lời
- Xảy ra ở kì cuối.
- TBC phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
Hoạt động III
Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên nhân
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
III/ ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
? Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân ?
Nghiên cứu SGK, thảo luận nhanh và trả lời.
(Yêu cầu phân biệt riêng ý nghĩa với sinh vật đơn bào, đa bào)
- ý nghĩa sinh học:
- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Với sinh vật nhân thực đa bào làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.
? Nêu ý nghĩa thực tiễn của quá trình nguyên phân ?
- Giáo viên cung cấp thêm một số ví dụ về nhân giống vô tính và nuôi cấy mô.
HS thảo luận nhóm, đại diện trả lời
- ý nghĩa thực tiễn:
- Nguyên phân là CSKH của các biện pháp: giâm, chiết, ghép cành.
- ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả
E/ Tổng kết - đánh giá:
- 1 học sinh đọc phần ghi nhớ (SGK), giáo viên nhấn mạnh những ý cơ bản.
- Nhận xét giờ học.
G/ Bài tập về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết” SGK trang 75
- Ôn tập kiến thức về quá trình giảm phân.
Tiết 21: Giảm phân
I Mục tiêu bài học: 
1/ Kiến thức:
Mô tả được diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân.
Giải thích được vì sao qua giảm phân số NST giảm một nửa
Tìm được 2 sự kiện quan trọng dẫn đến tăng số l;oại giao tử

File đính kèm:

  • docGiao an SH 10Co ban.doc