Giáo án ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học

Tiết 1. BÀI 24 : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

- Bằng chứng giải phẫu so sánh (mục I) :

 GV cho HS tìm hiểu các khái niệm cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hoá và lấy ví dụ minh hoạ. Từ đó rút ra vai trò của các bằng chứng giải phẫu : Sự tư¬ơng đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đ¬ược tiến hoá từ một tổ tiên chung.

 GV có thể cho HS quan sát hình 24.2 và rút ra nhận xét.

+ Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng.

+ Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

- Bằng chứng địa lí sinh vật học (mục III) :

 GV giúp HS nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học. Lấy các ví dụ minh hoạ.

- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử (mục IV) : Đây là nội dung trọng tâm của bài. GV nên giúp HS nêu và giải thích được các bằng chứng tế bào học và bằng chứng sinh học phân tử. Lưu ý HS đây là hai loại bằng chứng khác nhau.

GV có thể cho HS tự tìm kiếm thêm các ví dụ ngoài SGK về bằng chứng sinh học phân tử (các loài đều sử dụng mã di truyền có các đặc điểm chung, cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử về cơ bản là giống nhau.) và các bằng chứng tế bào học (mọi sinh vật đều đ¬ược cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều đư¬ợc sinh ra từ các tế bào sống trư¬ớc đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân.).

BÀI 25 : HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

- Học thuyết tiến hoá của Lamac (mục I) :

 GV cho HS đọc thông tin trong SGK và tìm hiểu các nội dung : Nguyên nhân tiến hoá, cơ chế tiến hoá, hình thành các đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hoá. Điểm mấu chốt cần ghi nhớ là nêu được đóng góp quan trọng của Lamac : đưa ra khái niệm “tiến hoá”, cho rằng sinh vật có biến đổi từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của ngoại cảnh.

- Thuyết tiến hoá của Đacuyn (mục II) :

 GV có thể hướng dẫn HS cách Đacuyn hình thành nên học thuyết của minh bằng cách hướng dẫn HS hoàn thành bảng.

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRẮC NGHIỆM
 QUẦN XÃ VÀ DIỄN THẾ SINH THÁI
Kiểm diện HS: 12A6..........................................................................................................................
 12C.............................................................................................................................
Ngày soạn:...............................................
Ngày ôn tập:............................................
 Nội dung câu hỏi theo từng bài: 40, 41 đã chuẩn bị.
Kiểm diện HS: 12A6..........................................................................................................................
 12C.............................................................................................................................
Ngày soạn:...............................................
Ngày ôn tập:............................................
A. Kiến thức cơ bản:
Tiết 10.
Chương III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BÀI 42. HỆ SINH THÁI
- Khái niệm hệ sinh thái (mục I) : 
GV yêu cầu HS quan sát hình 42.1( trang 187 SGK) và đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi sau :
Hệ sinh thái là gì ? Các thành phần cấu trúc nên hệ sinh thái ?
+ Từ đó đi đến khái niệm hệ sinh thái  : Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã), trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hoá. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái (mục II) :
 	Một hệ sinh thái bao gồm 2 thành phần :
+ Thành phần vô cơ là môi trường vật lí hay sinh cảnh gồm : 
* Các chất vô cơ :
* Các chất hữu cơ
* Các yếu tố khí hậu : ánh sáng, độ ẩm
+ Thành phần hữu sinh bao gồm nhiều loài sinh vật của quần xã, tuỳ theo hình thức dinh dưỡng của từng loài trong hệ sinh thái mà xếp thành 3 nhóm :
* Sinh vật sản xuất :
* Sinh vật tiêu thụ :
* SV phân giải gồm chủ yếu là nấm, vi khuẩn và 1 số loài động vật không xương sống(như giun đất, sâu bọ)chúng phân giải xác chết và các chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ để trả lại môi trường.
- Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất (mục III)  :
Có các kiểu hệ sinh thái chủ yếu : Hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn, dưới nước) và nhân tạo (trên cạn, dưới nước).
Phần này GV hướng dẫn HS đọc SGK và nêu đặc điểm của mỗi kiểu hệ sinh thái.
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thiên nhiên.
BÀI 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI
	GV có thế giới thiệu cho HS biết trao đổi vật chất trong hệ sinh thái bao gồm  : Trao đổi chất trong phạm vi quần xã và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.
- Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật (mục I)  :
+ Khái niệm chuỗi thức ăn : GV đưa ví dụ yêu cầu HS nhận xét và rút ra khái niệm.
Chuỗi thức ăn là một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau.
	Có 2 loại chuỗi thức ăn :
	* Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng .
	Ví dụ : Cỏ® Châu chấu® Ếch® Rắn
	* Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ .
	Ví dụ : Giun (ăn mùn) ® tôm ® người.
+ Khái niệm lưới thức ăn  :
GV yêu cầu HS quan sát hình 43.1 ( trang 192) và rút ra khái niệm lưới thức ăn.
Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
Đối với HS khá, giỏi cần nắm được khái niệm bậc dinh dưỡng
+ Bậc dinh dưỡng : Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
GV có thể sử dụng hình 43.1 SGK và yêu cầu HS chỉ ra các loài trong mỗi bậc dinh dưỡng (cấp 1, cấp 2...).
- Tháp sinh thái (mục II)  :
Giúp HS hiểu được khái niệm tháp sinh thái GV đưa ra một ví dụ và phân tích ví dụ đó
+ Tháp sinh thái : Bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng. Tháp sinh thái cho biết mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
+ Có 3 loại hình tháp sinh thái  : 
* Hình tháp số lượng xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
* Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
* Tháp năng lượng xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Đối với HS khá, giỏi cần nắm được ưu, nhược của 3 loại hình tháp đó.
BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN
- Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá (mục I)  :
GV yêu cầu HS quan sát hình 44.1( trang 195 SGK) và cho biết khái niệm chu trình sinh địa hoá các chất là gì ?
Chu trình sinh địa hoá : Là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Một chu trình sinh địa hoá gồm có các thành phần  : Tổng hợp các chất, tuần hoàn chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất (trong đất, nước...).
- Một số chu trình sinh địa hoá (mục II)  :
GV có thể cho HS thực hiện lệnh trong SGK, quan sát hình 44.2, 44.3, 44.4 SGK và yêu cầu HS mô tả được các chu trình sinh địa hoá của cacbon, nước, nitơ.
* Đối với HS khá, giỏi cần vẽ được sơ đồ chu trình tuần hoàn vật chất của nước, cacbon, nitơ. 
- Sinh quyển (mục III) :
	GV giúp HS hiểu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học (biôm).
Kiểm diện HS: 12A6..........................................................................................................................
 12C.............................................................................................................................
Ngày soạn:...............................................
Ngày ôn tập:............................................
A. Kiến thức cơ bản:
Tiết 11	
Bài 45. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái (mục I)  :
GV có thể cho HS tìm hiểu khái niệm dòng năng lượng : sự vận chuyển năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.
GV cho HS nghiên cứu và giúp HS làm rõ đặc điểm dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
	+ Năng lượng của hệ sinh thái chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời.
+ Dòng năng lượng trong hệ sinh thái chỉ được truyền theo một chiều (sinh vật sản xuất → các bậc dinh dưỡng → môi trường).
+ Dòng năng lượng giảm dần trong hệ sinh thái (Sự vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái qua các bậc dinh dưỡng tuân theo nguyên tắc “giáng cấp”).
	Đối với HS khá giỏi, GV có thể yêu cầu giải thích đặc điểm cuối cùng.
- Hiệu suất sinh thái (mục II)  :
GV ra một bài tập về hiệu suất sinh thái và hướng dẫn HS giải bài tập, từ đó các em sẽ rút ra khái niệm hiệu suất sinh thái.
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
* Đối với HS khá, giỏi cần nắm được :
Sự khác nhau giữa chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng.
Phân biệt được sản lượng sinh vật sơ cấp và sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái. 
LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Bài 42, 43, 44, 45 đã chuẩn bị theo từng bài.
Kiểm diện HS: 12A6..........................................................................................................................
 12C.............................................................................................................................
Ngày soạn:...............................................
Ngày ôn tập:............................................
A. Kiến thức cơ bản:
Tiết 12	ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC
	Phần di truyền GV có thể dùng các sơ đồ, bảng biểu để ôn tập.
1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử : So sánh các quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã bằng cách hoàn thành bảng sau :
Các cơ chế
Nguyên tắc tổng hợp
Diễn biến cơ bản
Ý nghĩa
Nhân đôi ADN
Phiên mã
Dịch mã
2. Cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào.
	Có thể sử dụng sơ đồ sau để ôn tập cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào :
	 Nguyên phân	 Giảm phân
Hợp tử (2n) E	 Cơ thể (2n) giao tử (n) 
	 Thụ tinh
	 Hợp tử (2n)
	 Nguyên phân	 Giảm phân
Hợp tử (2n) C	 Cơ thể (2n) giao tử (n) 
3. Cơ chế di truyền ở cấp độ cơ thể (các quy luật di truyền) :
	GV có thể sử dụng bảng sau để ôn tập :
Quy luật
Nội dung
Cơ sở tế bào học
Ý nghĩa
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
Quy luật tương tác gen
Quy luật liên kết gen
Quy luật hoán vị gen
Quy luật di truyền liên kết với giới tính
4. Cơ chế di truyền ở cấp độ quần thể : Hoàn thành bảng sau :
Điểm so sánh
Quần thể tự phối
Quần thể ngẫu phối
Tính đa hình
Tần số tương đối của các alen 
Thành phần kiểu gen 
5. Ứng dụng di truyền học : Hoàn thành bảng sau :
Các phương pháp tạo giống
Quy trình
Ý nghĩa
Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Tạo giống bằng công nghệ tế bào
Tạo giống bằng công nghệ gen
Phần biến dị, GV có thể thực hiện theo SGK hoặc chuyển thành bảng để HS tiện ôn tập
Các loại biến dị
Khái niệm
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
Đặc điểm
Vai trò và ý nghĩa
Thường biến
Biến dị tổ hợp
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến lệch bội
Đột biến đa bội
Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Kiểm diện HS: 12A6..........................................................................................................................
 12C.............................................................................................................................
Ngày soạn:...............................................
Ngày ôn tập:............................................
A. Kiến thức cơ bản:
Tiết 13.	BÀI 1 : GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN
I.- Gen
1. Khái niệm : Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN).
Ví dụ : Gen Hb anpha mã hóa cho chuỗi polipeptit anpha, gen tARN mã hóa cho phân tử ARN vận chuyển.
2. Các loại gen. Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân ra thành gen cấu trúc, gen

File đính kèm:

  • docGiao an on TN Sinh hoc 2011 28 tiet.doc