Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8

I. Mục tiêu

- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Vận dụng hiểu biết về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự để đọc – hiểu văn bản.

1. Kiến thức

- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu trả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Kết hợp kể chuyệ với miêu trả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.

3. Thái độ

Tích cực tìm hiểu cách miêu tả nội tâm và làm bài thực hành.

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn bản tự sự.
Bài mới
Giới thiệu:
Miêu tả con người người ta thường nói đến hình dáng và nội tâm. Miêu tả nội tâm là nói lên suy nghĩ, tình cảm của nhân vật. Thông qua ngoại hình, hành động, lời nói, ... có thể nhận biết nội tâm của con người
Các hoạt động.
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 15P
- Cho hs đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
? Xác định những câu thơ tả ngoại cảnh, câu thơ nào miêu tả suy nghĩ nhân vật?
? Những cảnh đó, suy nghĩ đó giúp ta hiểu được gì về tâm trạng bên trong của nhân vật?
? Dấu hiệu nào cho thấy đây là những câu thơ mô tả cảnh sắc bên ngoài nhưng có tác dụng miêu tả nội tâm con người?
? Miêu tả nội tâm là gì? Có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật?
? Đoạn văn cho ta thấy tâm trạng gì của lão Hạc? Vì sao em biết được điều đó?
Sử dụng các động từ "ép","mếu ","món mén" và các tính từ "rúm","nhăn", để miêu tả bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại việc bán chó =>gợi gương mặt cũ kĩ , già nua, khô héo , một tâm hôn đau khổ cạn kiệt nước mắt.
? Qua việc tìm hiểu văn bản trên em nêu cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1 Ví dụ 1: Kiều ở lầu Ngưng Bích .
2 Nhận xét :
Câu thơ miêu tả ngoại cảnh:
+ Trước lầu … dặm kia.
+ Buồn trông … ghế ngồi
Câu thơ miêu tả suy nghĩ:
Bên trời … người ôm.
Dấu hiệu nhận biết:
Tập trung thể hiện tư tưởng, tình cảm của Kiều.
 - Miêu tả nội tâm thường tái hiện những trăn trở, dằn vặt , những rung động tinh tế trong tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của nhân vật .
- Có tác dụng to lớn trong việc khác họa đặc điểm tính cách nhân vật.
3.Ví dụ2
- Nội tâm: Nỗi đau đớn của Lão Hạc khi phải bán chó. 
- Biểu hiện: Thể hiện qua nét mặt cử chỉ của nhân vật.
4. Cách miêu tả nội tâm:
+ Trực tiếp: diễn tả ý nghĩ, cảm xúc.
+ Gián tiếp: Qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ.
* Ghi nhớ:
HOẠT ĐỘNG II 20P
 Hoạt động nhóm :
- Chia lớp làm 3 nhóm 
-Thảo luận 5 phút các nhóm tập trung giải quyết vấn đề .
+ Nhóm 1: bài tập 1
Viết đoạn văn Mã Giám Sinh mua Kiều.
+ Nhóm 2: bài tập 2
Viết đoạn văn Kiều báo ân báo oán
+ Nhóm 3: Bài tập 3
Viết đoạn văn: Việc không hay mình gây cho bạn.
- Đại diện nhóm trình bày .
- GV nhận xét.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
 Mã Giám Sinh tuổi trạc tứ tuần, khuôn mặt sáng láng, ăn mặc đỏm dáng cùng bọn người nhà xôn xao đến nhà Kiều. Hắn ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng. Mụ mối đưa Kiều ra cho hắn xem mắt rồi ngã giá. Kẻ giảm người tăng, đến một lúc lâu, hắn đồng ý mua với giá là 400 lạng vàng. Kiều, với hai hàng nước mắt, run rẩy bước theo hắn lên xe hoa. 
2. Bài tập 2:
 Nhờ ơn đức tướng quân, tôi quyết định phen này thì “ơn đền oán trả”. Nhất là đối với Hoạn Thư , nàng phải trả trả giá cho sự độc ác của mình. Tôi cho quân lính mời tất cả những ai có liên quan đến công đường do tôi đích thân xét xử. Đợt này dù chạy trời cũng không thoát khỏi tay tôi, hỡi những kẻ độc ác “gieo gió thì ắt gặt bão”. 
… Khi tôi hỏi đến Hoạn thư, ả trả lời việc ghen tuông cũng là thường tình thôi, bởi vì đàn bà thường hay ích kỷ nhất là việc phải nhường chồng cho người khác. Đến đây, tôi cũng phải công nhận ả nói đúng. Thôi thì tha cho ả, nếu trị tội, mình cũng mang tiếng là nhỏ nhen.
3. Bài tập 3:
Củng cố: 3P
Nhắc lại nội dung bài học?
Dặn dò. 1P
- Học ghi nhớ.
- Chuận bị: Viết bài văn số 2 – VBTS . 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 01/10/2013
Tiết thứ: 35,36
Ngày dạy: 
Bài: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
MỤC TIÊU:
Có ý thức và biết sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong việc tạo lâp văn bản tự sự. 
 	1. Kiến thức:
 	- Xây dựng được tình huống, tình tiết, diễn biến, cốt truyện.
 	- Xây dựng được nhân vật với hình dáng, hành động, tính cách thông qua yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.
2. Kĩ năng:
Viết đoạn văn, bài văn tự sự hấp dẫn nhờ tạo tình huống và giải quyết tình huống.
3. Thái độ:
	Cận thận trong việc dùng từ đặt câu phù hợp với đề tài trong VBTS.
CHUẨN BỊ
GV:Đề,đáp án,biểu điểm
HS: Ôn tập về văn TS.Cách sử dụng các yếu tố miêu tả.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Ổn định tổ chức :1P
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 	2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1P
Các em đã học về văn bản TS và học thêm về cách sử dụng các yếu tố miêu tả và yêu các tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự. Để đánh giá về kết quả học tập của các em về văn bản này hôm nay chúng ta sẽ viết bài văn số 2 văn tự sự.
b. Các hoạt động.
 	 Hoạt động 1 : 3’ GV phát đề và nhắc nhở học sinh cách làm bài.
 	 Hoạt động 2 : 80’ HS tiến hành làm bài theo yêu cầu của đề.
 	Hoạt động 3 : 2’ Thu bài
ĐỀ BÀI:
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
YÊU CÂU: 
Biết vận dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, viết thành công bài văn tự sự.
DÀN Ý VÀ BIỂU ĐIỂM
Mở bài (1,5đ)
 Giới thiệu câu chuyện. 
 2. Thân bài (7đ): kể diễn biến câu chuyện.
- Sự việc mở đầu (1,5đ)
- Sự việc phát triển (1,5đ)
- Sự việc cao trào (2,5đ)
- Sự việc kết thúc (1,5đ)
 3. Kết bài (1,5đ)
 Nêu cảm nhận và suy nghĩ chung về sự việc đã kể.
CÁCH CHẤM
Điểm 9 - 10: Có bố cục rõ ràng, chủ đề phải thống nhất, xây dựng được đoạn văn phù hợp với nội dung, không sai chính tả, lời lẽ trong sáng gợi cảm, biết sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, chữ viết dễ đọc.
Điểm 7- 8: Như trên nhưng còn sai chính tả, lời lẽ một vài chỗ chưa thật hoàn chỉnh.
Điểm 5- 6: Bố cục và xây dựng đoạn còn vài chỗ diễn đạt lủng củng, sai chính tả từ 7 - 10 lỗi.
Điểm 3- 4: Bố cục chưa rõ ràng, lời văn còn lủng củng, sai chính tả trên 11 lỗi.
Điểm 0-1-2: Không rõ bố cục, bài văn lạc đề, chữ viết không đọc được, không diễn đạt được chủ đề.
 	4.Củng cố:3P
 - GV: Nhận xét tiết viết bài.
5. dặn dò: 1P
- HS: Soạn bài “Trả bài viết số 2”
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 01/10/2013
Tiết thứ: 37,*
Ngày dạy: 
Bài: 
TỔNG KẾT TỰ VỰNG
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
1. Kiến thức
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kỹ năng:
Các sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: 
Tích cực luyện tập và áp dụng tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. (1P)
Kiểm tra bài cũ: (5P)
Nêu cách trau dồi vốn từ? cho ví dụ minh họa?
Bài mới
Giới thiệu: 
 Các em đã được học các kiến thức về từ vựng từ năm lớp 6 cho tới nay. Để củng cố và khái quát lại các kiến thức về từ vựng, hôm nay chúng ta học bài tổng kết từ vựng.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 19P
? Thế nào là từ đơn, từ phức? Phân biệt các loại từ phức?
- Ghép chính phụ : Có một tiếng chính ,một tiếng phụ (nghĩa của tiếng phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính )
VD: Đi / học 
-Làm bài tập 2
+ Từ ghép
+ Từ láy
- Làm bài tập 3
? Xác định các từ láy làm “giảm nghĩa” và tàng nghĩa?
- Nhận xét – Kết luận
I. Từ đơn và từ phức
1. Khái niệm
- Từ đơn: 1 tiếng
- Từ phức: 2 tiếng trở lên
 Từ ghép 
-Từ phức Từ láy 
 Chính phụ 
-Từ ghép Đẳng lập 
 Hoàn toàn 
-Từ láy Bộ phận 
2. Bài tập 2:
a. Từ ghép
- Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
b. Từ láy:
- Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
3. Bài tập 3:
- Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp…
- Tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, ầm ầm, sôi sùng sục, …
HOẠT ĐỘNG II 20P 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thành ngữ.
- Yêu cầu HS làm bài tập 2
+ Thành ngữ
+ Tục ngữ
? Tìm 2 thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật ?
- Hoạt động nhóm 
-Chia lớp làm 3 nhóm, t/g 5phút . 
 ? Tìm 2 dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương
- Nhận xét kết quả các nhóm
Hết tiết 1
II. Thành ngữ
- Thành ngữ là 1 ngữ cố định biểu thị một khái niệm. - Tục ngữ biểu thị một phán đoán hay nhận định.
2. bài tập 
* Thành ngữ
a. Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn.
b. Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ.
c. Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối
* Tục ngữ
a. Gần mực…: Hoàn cảnh sống ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách.
b. Chó treo…: Cách giữ gìn thức ăn.
3. Bài tập 3
- Chỉ động vật: Nhìn gá hoá cuốc, Cơm gà cá gỏi
- Chỉ thực vật: Cây cao bóng cả, lá rụng về cội.
4. Bài tập 4. Thành ngữ trong văn chương
- Một đời được mấy anh hùng .
Bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi .
 (Nguyễn Du)
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
( Hồ Xuân Hương)
- Xiết bao ăn tuyết nằm sương
Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao
(Nguyễn Đình Chiểu)
HOẠT ĐỘNG III 10P
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm.
- Em hãy chọn cách hiểu đúng về nghĩa của từ “mẹ”?
? Em hãy chọn cách giải thích đúng trong bài tập 3.
III: Nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
2. Bài tập 2 : Đáp án đúng (a)
3. Bài tập 3 : 
- Cách giải thích đúng (ý b) 
- Cách (a) không hợp lý vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa cho tính từ.
HOẠT ĐỘNG IV 10P
? Em hãy nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
? Từ “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
IV: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Khái niệm:
- Từ nhiều nghĩa: một từ có nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
+ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
+ Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
2. Bài tập 2
- Hoa -> chuyển nghĩa.
- Không thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển của từ “hoa” này chỉ là nghĩa lâm thời, chưa thể đưa vào từ điển.
HOẠT ĐỘNG V 10P
? Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt giữa hiện tượng từ nhiều nghĩa và từ đồ

File đính kèm:

  • docTuần 8.doc