Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn - Đề dự phòng - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 (5,0 điểm)

 “ Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà thân yêu nơi quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức.”

 ( Chu Văn Sơn, Giảng văn Văn học Việt Nam hiện đại

 NXB Giáo dục- Hà Nội 2000)

 Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt để làm rõ nhận định trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn - Đề dự phòng - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ PHÒNG
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm : 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm): 
	Chất Huế ngọt ngào và sức sống mùa xuân được thể hiện như thế nào trong những câu thơ sau đây:
	Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biêc
	Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng
	(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 2 (3,0 điểm) 
	Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.
	 ( Theo hạt giống tâm hồn- NXB Tổng hợp TPHCM)
	Trình bày những suy ngẫm của em về quan niệm trên.
Câu 3 (5,0 điểm) 
	“ Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà thân yêu nơi quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức.” 
 ( Chu Văn Sơn, Giảng văn Văn học Việt Nam hiện đại
 NXB Giáo dục- Hà Nội 2000)
	Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt để làm rõ nhận định trên. 
------------------------------Hết------------------------------
	Họ tên thí sinh: Số báo danh: .
	Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: ...
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 
THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm : 04 trang
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày, cách diễn đạt trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách chính xác tư duy, năng lực, thái độ. Tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; Trân trọng sự sáng tạo của học sinh, khuyến khích những bài viết có cảm xúc. 
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, lập luận thuyết phục, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2,0 điểm):
	- Chất Huế ngọt ngào trong đoạn thơ (0,75 điểm)
	+ Một vài nét chấm phá tinh tế giàu ý nghĩa tượng trưng (dòng sông xanh - bông hoa tím biếc) khiến người đọc hình dung ra đất và người xứ Huế. (dòng sông Hương thơ mộng và màu tím thủy chung của những tà áo dài duyên dáng)
	+ Chất Huế còn được thể hiện qua các từ ngữ gợi phong cách dịu dàng của ngôn ngữ xứ Huế (lời gọi “ơi”, cách hỏi “hót chi mà”...)
	- Sức sống mùa xuân trong đoạn thơ (0,75 điểm)
	 + Toát lên từ vẻ đẹp cân đối, hài hòa (dòng sông - bông hoa) từ những gam màu tươi sáng (xanh - tím)
	+ Đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khi nhà thơ diễn tả âm thanh của tiếng chim chiền chiện.
	- Bình luận về vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống, từ đó làm nổi bật tâm trạng say sưa ngây ngất và tư thế chủ động đón nhận của nhà thơ với cuộc đời - một trái tim thiết tha yêu cuộc sống, dù cận kề bên cái chết...( 0,5 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Có thể viết thành bài văn hoặc đoạn văn hoàn chỉnh.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:
Nội dung
Điểm 
tối đa
1. Giới thiệu được câu nói
0,25
2. Giải thích được nội dung câu nói
0,75
- Tự làm giàu mình là một cách nói hình ảnh nói về quá trình làm cho tâm hồn chúng ta trở lên trong sáng, nhân ái... Mỉm cười là biểu hiện của niềm vui, thái độ lạc quan, yêu đời...Cho đi và tha thứ chính là hành động, thái độ biết quan tâm đến người khác, biết bỏ qua cho lỗi lầm của người khác.
0,75
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
1,75
- Tự làm giàu bản thân bằng cách biết mỉm cười, cho đi và tha thứ đem đến nhiều ý nghĩa tích cực:
0,75
+ Chính sự lạc quan, yêu đời là động lực tạo sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống, tìm thấy ánh sáng trong đường hầm tối tăm. 
0,25
+ Trong cuộc sống, mỗi người phải biết cho đi. Nếu chỉ biết nhận mà không có sự cho đi thì sẽ trở thành kẻ ích kỉ, tham lam,vô cảm,thiếu trách nhiệm. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. 
0,25
+ Sự khó khăn với mỗi chúng ta chính là sự tha thứ cho người khác khi họ mắc lỗi. Nhưng đây lại là việc làm có ý nghĩa nhân văn nhất. Tha thứ sẽ trút bỏ những đau khổ, hận thù trong lòng ta.Tha thứ sẽ khiến cho mầm mống của sự đố kị ghen ghét, mầm mống của tội lỗi, của cái ác không thể sinh sôi, phát triển.
0,25
- Cuộc sống không phải ai cũng biết tự làm giàu tâm hồn mình một cách đúng đắn. Nhiều người ảo tưởng cho rằng sự giàu có về vật chất mới là quan trọng, tâm hồn giàu có phải được đo đếm bằng yếu tố vật chất. Điều này cần phải phê phán.
	 ( dẫn chứng)
0,5
- Làm giàu tâm hồn chính là ta đang hướng tới hoàn thiện nhân cách bản thân. Do vậy chúng ta cần có ý thức giữ gìn bồi đắp đời sống tình cảm để tâm hồn luôn giàu có.	
0,5
4. Hành động suy nghĩ của bản thân trong việc đánh giá đời sống tôn hồn người khác và của chính mình trong cuộc sống hiện đại hiện nay.
0,25
Câu 3 (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Vận dụng kiểu bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ để phân tích, bình giá, chứng minh làm rõ vấn đề. 
Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ 
bản sau: 
Nội dung
Điểm
1. Giới thiệu vấn đề 
0,5
 - Dẫn dắt: Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
0,25
 - Nêu vấn đề: trích dẫn ý kiến, khái quát về tình cảm bà cháu thiết tha sâu nặng.
0,25
2. Giải quyết vấn đề
4,0
 * Khái quát nội dung ý kiến: Bài thơ tình cảm nhớ thương của đứa cháu đang ở nơi xa với người bà thân yêu. Lời tâm tình theo theo dòng hồi tưởng, các kỉ niệm (sự việc) được tiếp nối thành mạch chuyện trong bài thơ: rành mạch từng thời điểm, từng quãng thời gian, từng hoàn cảnh: “Lên bốn tuổi’, “Tám năm ròng”, “Năm giặc đốt làng”, “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ”, rồi thì “ Giờ cháu đã đi xa”. Mỗi kỉ niệm lại được bao bọc bằng một nỗi nhớ thương của người cháu nơi xa với người bà tảo tần, khó nhọc suốt đời hi sinh vì con cháu. Dòng cảm xúc nhớ thương trào dâng, sâu lắng
0,5
 * Lời tâm tình- Dòng tâm trạng, hồi ức của người cháu.
( 2,0)
 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn dòng cảm xúc về bà: Nhớ về hình ảnh bếp lửa cháu lại nhớ về bà, trong lòng người cháu trào dâng cảm xúc mãnh liệt, thương bà âm thầm lặng lẽ chịu bao vất vả qua những năm tháng nhọc nhằn của cuộc đời hi sinh vì con cháu. (Một bếp lửa nắng mưa)
(0,5)
 - Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa: 
 + Nhớ về những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn trong lòng cháu vẹn nguyên nỗi xúc động về tình bà: trong những năm tháng đói khổ ấy bà vẫn chắt chiu, tảo tần giúp cháu vượt qua đói nghèo.(Lên bốn tuổicay’’)
 + Kí ức tuổi thơ sống bên người bà tần tảo sớm hôm, cùng với âm thanh tu hú vang vọng làm thức dậy nỗi nhớ thương da diết của cháu với và -> Kỉ niệm làm người cháu như được sống lại trong tình yêu thương đùm bọc, chở che của bà ->Tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc của cháu với bà.(Tám năm ròngxa’’)
 + Nhớ năm giặc càn, cảnh làng xóm bị tàn phá đau thương trong thời chiến tranh loạn lạc với bao nỗi cơ hàn , song vẫn ấm áp bởi tình người tương thân, tương ái- tình đoàn kết xóm làngNghĩ về kỉ niệm cháu càng biết ơn và khâm phục phẩm chất cao đẹp của bà: ý chí, nghị lực và niềm tin cùng tình yêu thương, hi sinh bà dành cho con cháu. Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu -> Nỗi xúc động của cháu khi nghĩ về bà.(Năm giặc đốt làngyên’’
(1,5)
 * Những suy ngẫm về bà, cuộc đời bà và bếp lửa
(2,0)
 - Hình ảnh bếp lửa ngọn lửa : Hình ảnh bếp lửa được nâng lên thành hình ảnh ngọn lửa mang nhiều ý nghĩa, hình ảnh ấn dụ, mang ý nghĩa biểu tượng, ngọn lửa của tình yêu, niềm tin Vững lòng tin vào tương lai cuộc kháng chiến của dân tộc, bà kiên trì nhóm lửa và giữ cho ngọn lửa tình yêu, niềm tin luôn ấm nóng tỏa sáng. Trở thành kỉ niệm ấm lòng, niềm tin nâng bước cho cháu trong cuộc đời.
(1,0)
 - Từ hình ảnh bếp lửa gợi trong lòng cháu những suy ngẫm về bà và cuộc đời bà: Cuộc đời gian nan vất vả, tần tảo hi sinh vì con cháu. Bằng tình yêu thương của mình, bà đã nuôi dưỡng niềm yêu thương trong cháu, khơi dậy trong cháu những tình cảm tốt đẹp của con người (tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước), thắp lên những ước mơ niềm tin, hoài bão trong cháu. Bếp lửa bình dị mà cao quí, thân thuộc mà lạ kì, rất đỗi thiêng liêng vì nó luôn gắn với hình ảnh người bà. Bà là người nhóm lửa,giữ lửa và truyền lửa.
0,5
 - Đứa cháu nhỏ ngày xưa giờ đã trưởng thành đi xa, xa vòng tay chăm chút của bà để đến với chân trời mới. Dù không gian, thời gian cách trở, cuộc đời cháu thay đổi với những niềm vui, niềm hạnh phúc của cuộc sống mới, nhưng tình bà vẫn sưởi ấm lòng cháuCháu không quên quá khứ, không nguôi nhớ bà, nhớ một thời gian nan, đói khổ mà vẫn ấm áp nghĩa tình. Bài thơ là tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa Đó là đạo lí, tình cảm thủy chung tốt đẹp của con người Việt Nam 
0,5
3. Kết thúc vấn đề
0,5
 - Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và nghị luận. Hình ảnh thơ sáng tạo: Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc suy nghĩ về bà và tình bà cháu. Hình ảnh thơ vừa gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.Thể thơ tám chữ phù hợp với dòng hồi tưởng cảm xúc.
0,25
 - Bài thơ là những kỉ niệm xúc động của người cháu về người bà và tình bà cháu, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đốivới bà và cũng là đối với gia đình,quê hương, đất nước.
0,25
 .Hết 

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_ngu_van.doc
Giáo án liên quan