Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.

3. Thái độ

- Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh đối với nhân loại.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: SGV- SGK- Soạn giáo án- Đọc tư liệu- Thiết bị dạy học.

2. Học sinh: SGK- Soạn bài- Đọc thêm sách báo hoặc sưu tầm bài thơ và bài hát kêu gọi chống chiến tranh và ca ngợi thế giới hoà bình.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên mà phi lý: Nhận thức đầy đủ rằng, cuộc chạy đua vũ trang đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo.
Đọc đoạn văn “ Một nhà tiểu thuyết à của nó”.?
Theo tác giả “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí… đi ngược lại lý trí của tự nhiên”. Vì sao 
“Lý trí của tự nhiên”: Quy luật của tự nhiên, logic tất yếu của tự nhiên.
Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?
à Như vậy: Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nó phản tiến hoá, phản lại “Lý trí của tự nhiên”.
- “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất … 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở… 4 kỷ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu”.
- “Chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó”.
Nhận xét gì về chứng cứ mà tác giả đưa ra?
Những chứng cứ từ khoa học địa chất, cổ sinh học + Biện pháp so sánh.
Với cách lập luận như trên, tác giả giúp chúng ta nhận thức được điều gì?
Nhận thức rõ ràng về tính chất: Phản tiến hoá, phản tự nhiện của chiến tranh hạt nhân.
Đọc đoạn văn cuối.
Sau khi chỉ ra cho chúng ta thấy hiểm hoạ của chiến tranh vũ khí hạt nhân, tác giả đã hướng người đọc tới điều gì? (Thể hiện cụ thể qua câu văn nào?).
- “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng”.
Với tác giả, ông đã đưa ra sáng kiến (đề nghị) gì?
Đề nghị của tác giả: Lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ:
+ Nhân loại tương lai biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại, có đau khổ, có bất công, có tình yêu, hạnh phúc.
+ Nhân loại tương lai biết đến những kẻ vì những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong.
Chúng ta nên hiểu đề nghị này của tác giả như thế nào?
Nhân loại cần gìn giữ ký ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến, đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
Nghệ thuật: 
- Luận điểm đúng đắn, hệ thống luận cứ rành mạch, đầy sức thuyết phục.
- So sánh bằng nhiều dẫn chứng toàn diện, tập trung.
- Lời văn nhiệt tình.
Nội dung:
 Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là đấu tranh
để loại bỏ nguy cơ ấy.
Bài viết giúp em nhận thấy được điều gì về thảm họa của chiến tranh hạt nhân, nhiệm cụ của cả thế giới và mỗi người.
? Tính hấp dẫn, thuyết phục của VB ở chỗ nào.
=>Với luận điểm đúng đắn, luận cứ rành mạch, các dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu + nhiệt tình của tác giả " Văn bản mang đến cho người đọc nhận thức và hành động khẩn thiết trước vấn đề chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
Tìm một số ví dụ để thấy ngày nay nhân loại phải lo đấu tranh cho nguy cơ chiến tranh hạt nhân sẽ diễn ra
II. Phân tích.
1. Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
2. Sự tốn kém của chiến tranh hạt nhân:
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người.
=> Tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
3. Hành động cực kì phi lí của chiến tranh hạt nhân.
- Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn:
=> Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý của cuộc chạy đua vũ trang. 
4. Nhiệm vụ khẩn thiết của chúng ta:
à Nhân loại cần gìn giữ ký ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến, đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
III. Tổng kết
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố :
- Hệ thống: Khắc sâu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản.
5/ Dặn dò:
- Về nhà: Học bài + Tìm thêm các tài liệu về tác hại của chiến tranh và nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Soạn bài: “Các phương châm hội thoại”.
- Soạn bài : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Tuần: 	
Tiết: 	8	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự
2. Kĩ năng.
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
Bài 1: “Nói nhăng nói cuội” câu thành ngữ trên liên quan đến phương châm nào ? vì sao gọi là phương châm mà không gọi là qui tắc hội thoại ?
Bài 2: Trong các câu sau, câu nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
1. Em vừa nhìn thấy một con rắn vuông.
2. Con chó biểu diễn xiếc đi bằng hai chân.
3. Bạn Lan đánh bóng bàn bằng tay.
4. Nếu bạn ăn nhiều trái cây thì sẽ hữa được bệnh tim.
5. Cô giáo dạy Ngữ văn viết bảng bằng tay rất đẹp.
6. Em nghe nói có một con voi dùng vòi cầm bút lông để vẽ.
TL: 
Bài 1: Nói nhăng nói cuội” câu thành ngữ trên liên quan đến phương châm về chất.
Bài 2: 	
+ Câu không tuân thủ phương châm hội thoại : 1; 3; 4; 5.
+ Câu không tuân thủ phương châm hội thoại về chất: 1; 4
+ Câu không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng: 3; 5
	3/ Bài mới:
Đọc văn bản sách giáo khoa.
Thực hiện.
Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ: Ông nói gà bà nói vịt ?
Là một câu nói mà các đối tượng tham gia hội thoại không hướng vào một nội dung cụ thể mà mỗi người theo đuổi một đề tài riêng . . .
Tình huống của thành ngữ chỉ trường hợp hội thoại nào ?
Là mỗi người tham gia hội thoại nói về một đề tài khác nhau 
Hậu quả của tình huống hội thoại là gì ?
Người nói và người nghe không hiểu mình nói gì.
Qua thành ngữ trên em rút ra bài học nào trong giao tiếp ?
Phải nói đúng vào đề tài mình hội thoại
Câu thành ngữ Dây cà ra dây muống; Lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ cách nói ntn?
Nói năng dài dòng rườm ra ấp úng không thoát được ý
Hậu quả của 2 kiểu nói trên là gì ?
Người nghe hiểu sai hoặc hiểu lệch ý, người nghe bị ức chế không có thiện cảm.
Bài học rút ra từ câu thành ngữ trên.
Nói năng ngắn gọn, rõ ràng, không rườm rà, mạch lạc và cần tạo mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp.
Ví dụ: Câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”.
Có thể hiểu câu trên theo mấy cách?
Được hiểu theo hai cách:
+ Cách 1: Xác định cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định”. Câu trên có thể hiểu là:
Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
+ Cách 2: Xác định cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “truyện ngắn”. Câu trên có thể hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ai đó về truyện ngắn của ông ấy (Do ông ấy sáng tác).
Để người nghe không hiểu lầm phải nói như thế nào?
Có thể chọn một trong các cách sau:
1. Tôi… của ông ấy về truyện ngắn.
2. Tôi… nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác.
3. Tôi… nhận định của các bạn về… truyện ngắn của ông ấy.
Qua ví dụ trên, rút ra được kết luận gì trong giao tiếp của bản thân em?
Khi giao tiếp, nếu không vì một lý do đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách (Cách nói mơ hồ).
Đọc câu hỏi sgk và trả lời câu hỏi
Thực hiện
Tại sao ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ?
Vì cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
Có thể rút ra bài học gì cho bản thân trong khi giao tiếp ?
Cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang – hèn, giàu – nghèo . . .
Bài tập 1: Phân tích các câu tục ngữ ca dao Việt Nam:
* Qua các câu tục ngữ , ca dao trên, cha ông khuyên chúng ta :
- Suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
- Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
* Một số câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự:
- Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói.
- Một lời nói quan tiền thúng thóc.
- Một lời nói dùi đục cẳng tay.
- Một điều nhịn là chín điều lành.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
- Người xinh tiếng nói cũng xinh
Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn.
Bài tập 2: Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là nói giảm nói tránh.
VD:
- Chị cũng có duyên!
- Em không đến nỗi đen lắm !
- Ông không được khoẻ lắm.
- Cháu học cũng tạm được đấy chứ.
I. Tìm hiểu bài 
1. Phương châm quan hệ.
a. Ví dụ / sgk
- Mỗi người nói về một đề tài khác nhau.
" Phải nói đúng vào đề tài hội thoại.
b. Ghi nhớ : sgk
2. Phương châm cách thức.
a. Ví dụ / sgk
" Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý của người nói; Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
b. Ghi nhớ : sgk
3. Phương châm lịch sự.
a. Ví dụ / sgk
 + Cả 2 đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
+ Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại không phân biệt địa vị sang hèn, giàu nghèo.
b. Ghi nhớ : sgk
II. Luyện tập
Bài tập 3: chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. ….nói mát.
b. ….nói hớt.
c. ….nói móc.
d. ….nói leo.
e. ….nói ra đầu ra đũa.
Bài tập 4: 
a. Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi --> Phương châm quan hệ
b. Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói.-> Phương châm lịch sự.
c. Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng
-> phương châm lịch sự.
4/ Củng cố :
Bài tập vận dụng và nâng cao
Giải thích nghĩa và cho biết các thành ngữ liên quan đến phương châm nào ? 
+ Nói băm nói bổ / Lịch sự
+ Nói như đấm vào tai / lịch sự
+ Điều nặng tiếng nhẹ / lịch sự
+ Nửa úp nửa mở / cách thức
+ Mồm loa mép giải/ lịch sự
+ Đánh trống lảng / quan hệ
- Hệ thống kiến thức bài học 3 nội dung:
	+ Phương châm quan hệ.
	+ Phương châm cách thức.
	+ Phương châm lịch sự.

File đính kèm:

  • docNgu Van 9Tuan 22015.doc
Giáo án liên quan