Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản:

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức văn bản và giá trị tư tưởng nghệ thuật các bài thơ, truyện Việt Nam hiện đại đã học từ tuần 10-15

 - Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi tự luận nhỏ, bài viết kết hợp tự sự, biểu cảm với nghị luận

 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút và phần tự luận : 30 phút trên giấy kiểm tra

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình đánh giặc ở làng, tin tức kháng chiên trên cả nước.
- Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc 
+ “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân”, “lặng đi tưởng như không thở được”” ->Tâm trạng sững sờ, ngạc nhiên, hốt hoảng 
+ Cúi gằm mặt mà đi, nằm vật ra giường, tủi thân và khóc
->trốn tránh, xấu hổ, nhục nhã
+ Bực bội, gắt gỏng vô cớ, “trống ngực đập thình thịch, trằn trọc không ngủ được, chột dạ, nơm nớp lo sợ”
->Xung đột nội tâm gay gắt: Nỗi ám ảnh, sợ hãi.
+ “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, trò chuyện với con út
-> Trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ
=> Miêu tả tâm lý nhân vật: Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước.
- Khi nghe tin cải chính
+ Tâm trạng ông Hai vui mừng, rạng rỡ, chia quà cho 
+ Ông đi cải chính tin làng theo giặc, khoe nhà ông bị giặc đốt cháy, kể chuyện đánh giặc ở làng ->Tâm trạng vui sướng, hả hê, tự hào.
=> Tình yêu làng của ông Hai là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, kháng chiến, với cụ Hồ. Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống Pháp.
* Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
1.0 điểm
2.0 điểm
2.0 điểm
 VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
..
..
..
Tuần : 16 Ngày soạn: 30/11/2013
Tiết PPCT: 77-78 Ngày dạy: 02/12/2013
 Văn bản: CỐ HƯƠNG (Trích) 
 Lỗ Tấn
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn Lỗ Tấn và tác phẩm của ông.
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Cố hương”.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại
- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu cuộc sống mới, con người mới.
- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức đã học về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 3. Thái độ: Có cái nhìn đúng đắn đối với xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, tích hợp tranh ảnh tư liệu, phân tích, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1 : ..
 9A2 : ..
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân tích thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là cha ?
- Cho biết ý nghĩa của truyện “ Chiếc lược ngà”?
 3. Bài mới: Trung Quốc là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ, tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới. Văn thơ của họ để lại một tình yêu quê hương sâu nặng. Hạ Tri Chương cảm thấy cô đơn, lạc lỏng ngay chính trên quê hương của mình sau nhiều năm xa quê. Còn nhà văn Lỗ Tấn có tâm trạng gì khi trở về cố hương của mình? Tiết học hôm nay cô và các em đi tìm câu trả lời qua văn bản “ Cố Hương”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG 
Gọi HS đọc lại mục chú thích * Sgk/216
GV: Hãy nêu những nét chính về nhà văn Lỗ Tấn? 
HS: Trả lời
GV trình chiếu chân dung, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn
GV: Tác phẩm được sáng tác vào thời gian nào? Viết theo thể loại nào? 
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Truyện có những nhân vật nào? Đâu là nhân vật chính, nhân vật trung tâm?
HS: Suy nghĩ và trả lời. Gv chốt ý và ghi
Gv tích hợp với tập làm văn và chuyển ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
GV: Gv hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng 
(GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét).
GV: Bố cục, nội dung chính từng đoạn ?
HS: tóm tắt, GV chốt ý và ghi bảng
* Tìm hiểu về nhân vật Nhuận Thổ
GV nêu câu hỏi thảo luận: Tìm những chi tiết miêu tả Nhuận Thổ trong kí ức và trong hiện tại? Nhận xét về Nhuận Thổ và sự thay đổi đó?
HS thảo luận nhóm 4 phút 
GV cùng Hs: Nhận xét cho điểm kết quả thảo luận
GV: Cảm nhận của em về nhân vật này? Thử tìm nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Nhuận Thổ? Điều gì không thay đổi ở Nhuận Thổ
HS: Trả lời
GV phân tích: Nhuận Thổ đã thay đổi hoàn toàn. Từ một cậu bé hồn nhiên, thông minh nhanh nhẹn trở thành một bác nông dân già nua, nghèo nàn, đần độn, mụ mẫm. Có lẻ hoàn cảnh sống nghèo nàn, đông con, thuế má, lính tráng, trộm cắp, quan lại đày đọa con người anh. Sự cam chịu của nhân vật Nhuận Thổ phản ánh bi kịch của người nông dân. Đó chính là hiện thực đau khổ, không lối thoát của xã hội phong kiến Trung Quốc, cũng chính là sự trăn trở đau xót của nhà văn Lỗ Tấn. 
HẾT TIẾT 77 CHUYỂN TIẾT 78
GV khái quát lại tiết 1 – chuyển ý
* Kể lại đoạn đầu của tác phẩm : Tôi trên đường về quê 
GV: Tâm trạng của tác giả khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quê xa đang gần lại?
GV: Biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng ở đoạn này là gì? 
GV: Tại sao tác giả lại có tâm trạng ấy, cảm xúc ấy? 
HS: vì giữa cái mong ước, hi vọng và tưởng tưởng của tác giả trước và trong chuyến đi khác xa với thực tế. Nhân vật “tôi”thấy thất vọng vì so với cái làng trong kí ức mà mình vẫn tưởng nhớ, thương yêu nó đẹp hơn nhiều
GV: Thái độ và tình cảm của tác giả trong những ngày ở nhà?
* HS kể lại đoạn cuối, đọc nguyên văn từ “Tôi nằm xuống” Cho đến hết
GV: Trên thuyến rời quê, cảm xúc và tâm trạng của nhân vật “tôi” như thế nào? “tôi” nghĩ gì?
GV: Sự đối chiếu giữa các khoảng thời gian có gì giống và khác các đoạn trên?
GV: Qua diễn biến tâm trạng và tình cảm của nhân vật “tôi” ta có thể nhận thấy tình cảm thống nhất bản chất từ trong sâu thẳm của “tôi”đối với cố hương là gì?
GV: Em có cảm nhận thế nào về hình ảnh cố hương?
HS: suy nghĩ và trả lời
Gv chốt ý và ghi bảng
GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng
HS rút ra nội dung và nghệ thuật chính của văn bản
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Đoạn miêu tả cảnh cố hương khi tác giả trở về...
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Lỗ Tấn (1881 - 1936), là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc
- Tác phẩm xuất sắc: Hai tập truyện “Gào thét” và “Bàng hoàng”
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ : “Cố hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của tập  “Gào thét”1923
b. Thể loại : Là truyện ngắn có yếu tố hồi ký 
- Nhân vật trung tâm: “Tôi”, nhân vật chính “Nhuận Thổ”.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1: Tình cảm và tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở quê. 
- Đoạn 2: Tâm trạng và ý nghĩ của “tôi” trên đường rời quê 
b. Phương thức biểu đạt: Kể - tả- biểu cảm.
c. Phân tích:
c1. Nhân vật Nhuận Thổ:
Là nhân vật chính trong tác phẩm 
Quá khứ
Hiện tại
- Cậu bé có khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc.
- Đội mũ lông chiên 
- Bàn tay hồng hào, mập mạp.
- Quan hệ với nhân vật “tôi” thoải mái, hồn nhiên
-> Chú bé hồn nhiên, khoẻ mạnh, tình cảm trong sáng thông minh, lanh lợi.
- Bác nông dân nghèo, da vàng sạm, có nếp nhăn.
- Đội mũ lông chim rách bươn.
- Tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông
- Quan hệ với nhân vật “tôi”: nói năng lễ độ, khúm núm, sợ sệt
-> Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp, đần độn, mụ mị.
=> So sánh, hồi tưởng quá khứ suy nghĩ hiện tại: Sự thay đổi từ hình dáng đến lời nói, cử chỉ, suy nghĩ của Nhuận Thổ phản ánh hiện thực đau khổ, sa sút của xã hội phong kiến Trung Quốc. Xã hội ấy đã làm người nông dân đần độn, mũ mẫm, cam chịu. 
c2. Nhân vật “tôi”:
- Là nhân vật trung tâm, vừa là người kể chuyện. Hóa thân vào tác giả nhưng không đồng nhất tác giả, thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm
* Tâm trạng của “tôi” trong những ngày ở nhà
+ Cảm nhận sự thay đổi của Nhuận Thổ: Nghèo khổ, đần độn, xa lạ.
+ Chị Hai Dương xấu xí, nhỏ mọn
+ Người dân trộm cắp, gian lận.
-> Cay đắng, xót xa hơn trước cảnh vật, con người đổi thay, sa sút, nhếch nhác vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ.
=> Kể và biểu cảm trực tiếp: Xót xa vì tình cảnh sa sút, suy nhược của người dân Trung Quốc đầu thế kỉ XX
* Cảm xúc, tâm trạng của “tôi” trên thuyền rời quê
- Nghĩ đến mối quan hệ của Hoàng và Thủy Sinh
-> Mơ ước một mối quan hệ, một tương lai tốt đẹp cho xã hội Trung Quốc.
- “ Trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
->Hy vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn có thể thay đổi hiện thực đen tối.
=> Nghệ thuật đối lập: buồn đau vì sự sa sút, nghèo nàn của làng quê >< ước mơ, hy vọng vào tương lai, đổi thay cho quê hương.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm .
- Xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp kể, tả, biểu cảm và lập luận làm cho câu chuyện được kể sinh động, giàu cảm xúc và sâu sắc.
b. Nội dung: Câu chuyện về thăm quê của nhân vật tôi.
c. Ý nghĩa văn bản : 
« Cố hương » là nhận thức về thực tại và là mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ trong tương lai.
* Ghi nhớ (SGK/219)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Đọc, nhớ một số đoạn miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện
- Nắm được những kiến thức của bài học
- Chuẩn bị HDĐT: Những đứa trẻ – M. Go-rơ-ki
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tuần : 16 Ngày soạn: 02/12/2013
Tiết PPCT: 79 Ngày dạy: 05/12/2013
	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố kiến thức về tiếng Việt đã học. HS nhận thức rõ ưu - khuyết điểm, bố cục, hình thức bài văn cụ thể.
 - Rèn kĩ năng viết bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh . Khắc phục các nhược điểm, phát huy ưu điểm 
 - Giáo dục HS ý thức sửa chữa, khắc phục lỗi sai, biết tiếp thu – lắng nghe ý kiến góp ý 
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Chấ

File đính kèm:

  • docVAN 9TUAN 1620142015.doc