Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15

I. Mục tiêu

- Trình bày được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

1. Kiến thức

- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

3. Thái độ

Tích cực trình bày trước lớp và nhận xét bài nói của bạn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu: giờ ra chơi, tại lớp, tôi xem trộm thư của bạn An.
+ Sự việc phát triển: 
Nghe bọn con gái bàn tán chuyện lá thư.
An phát hiện có người đọc trộm thư nên rất giận.
+ Sự việc kết thúc: Tôi xin lỗi An.
- Kết bài.
Không nên phạm vào đời tư cá nhân người khác.
b. Đề 2:
- Mở bài: Nam là học sinh tốt.
- Thân bài:
+ Sự việc mở đầu: thời gian, không gian, chuyện xảy ra: giờ sinh hoạt cả lớp phê bình Nam
+ Sự việc phát triển: 
Nam học yếu hay đi trễ.
Nhà nghèo Nam phải giúo cha mẹ 
+ Sự việc kết thúc: Người nhà bà cụ đến cảm ơn trường về việc Nam đưa bà cụ về nhà.
- Kết bài.
Không nên phiến diện đánh giá người khác.
c. Đề 3:
- Mở bài: Vợ tôi là người con gái tốt nhưng bị chết oan ức.
- Thân bài:
+ Tôi cưới Vũ Nương, gia đình sống hòa thuận.
+ Sau 3 năm đi lính, tôi được về, nghe tin mẹ mất; bế con ra mộ bà; đứa con nói cha nó là người thường đến vào ban đêm và không bao giờ bế nó.
+ Tôi nghi vợ thất tiết liền đánh đuổi đi, vợ có phân trần nhưng tôi không nghe. 
+ Tối hôm ấy, đứa con chỉ vào cái bóng trên tường nói là cha của nó kia kìa, tôi mới hiểu cớ sự. biết vợ bị oan nhưng việc đã trót rồi.
- Kết bài.
Phải sáng suốt nhìn nhận sự việc.
3. Lời kết thúc: 
- Phần trình bày của (em) đến đây là kết thúc.
- Xin chân thành cám ơn (thầy, cô và các bạn) đã lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG II 30
Cho học sinh nắm yêu cầu.
? Nêu yêu cầu khi thực hành nói?
? Cho HS thảo luận nhóm – nói trước nhóm. 10P
Tổ 1- đề 1
Tổ 2 – đề 2.
Tổ 3,4 – đề 3.
? Cho đại diện nhóm lên trình bày
? Lớp chú ý nghe và nhận xét, góp ý.
Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động của học sinh.
II. Luyên nói trên lớp:
1. Yêu cầu:
- Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Chủ động, nói rõ rang, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
2. Thực hành nói.
- Nói trước nhóm.
- Nói trước lớp.
3. Rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị dàn ý.
- Giọng nói, cử chỉ, ánh mắt …
- Tác phong.
Củng cố: 2P
Qua bài nói em có suy nghĩ gì khi nói?
Dặn dò.
- Tập trình bày trước gương.
- Chuận bị: Viết bài TLV số 3: VBTS kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận. 
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 22/11/2013
Tiết thứ: 68, 69
 Ngày dạy: 29/11/2013
Bài: 
LẶNG LẼ SA PA
 Nguyễn Thành Long
I. Mục tiêu
- Trình bày về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Trình bày được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kỹ năng
- Trình bày diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Thái độ: Trân trọng giá trị lao động và con người. tích cực rèn luyện trở thành con người mới: biết cống hiến và hy sinh.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Soạn bài
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề …
IV. Tiến trình giờ dạy.
Ổn định: Kiểm tra chuẩn bị bài.
Kiểm tra 15P
Trình bày nội dung và nghệ thuật tác phẩm Làng của Kim Lân?
Bài mới
Giới thiệu
	 Trong cuộc sống có những lúc tưởng chừng như lặng lẽ, âm thầm nhưng thực ra luôn sôi động. Qua “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long muốn đề cập đến những con người miệt mài lao động khoa học rất âm thầm mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước và vì cuộc sống của con người.
Các hoạt động
THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG I 5P
Cho học sinh trình bày nội dung sau:
? Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long:
Tên ?
Quê?
Sự nghiệp?
? Giới thiệu tác phẩm lặng lẽ Sa Pa:
Xuất xứ?
Thể loại?
Phương thức biểu đạt?
? Giải thích từ khó?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Tên: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991)
- Quê: Duy Xuyên – Quảng Nam
- Sự nghiệp.
+ Viết văn từ thời kỳ chống Pháp.
+ Chuyên viết truyện ngắn.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Là kết quả của chuyến đi Lào Cai 1970, in trong tập Giữa trong xanh 1972.
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.
3. Giải thích từ khó: SGK.
HOẠT ĐỘNG II
Giọng đọc: theo cảm xúc nhân vật.
Giáo viên đọc mẫu – từ đầu “… anh thanh niên xuất hiện”.
Học sinh đọc tiếp.
? Câu chuyện kể việc gì?
? Có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? 
? Các nhân vật này có điểm chung là gì? 
? Tại sao tác giả không đặt tên cho nhân vật mà chỉ gọi nhân vật bằng nghề nghiệp của họ?
? Nêu vị trí của nhân vật anh thanh niên?
? Cách miêu tả phẩm chất của anh như thế nào?
? Tim chi tiết thể hiện hoàn cảnh làm việc và cuộc sống của anh?
+ Đời sống cá nhân?
+ Công viêc?
+ Tính chất và yêu cầu của công việc?
=> Hoàn cảnh làm việc như thế nào?
Hết tiết 1
Tìm chi tiết thể hiện lý tưởng sống của anh?
+ Từ công việc?
+ Suy nghĩ của anh về công việc?
+ Làm gì để tránh nhàm chán và cô đơn?
+ Biểu hiện thái độ khi có người đến? Và khi ông họa sĩ đề nghị vẽ anh?
=> Thể hiện con người như thế nào? Cách xây dựng hình tượng nhân vật khác Thúy Kiều và Lục Vân Tiên ở điểm nào?
? Vị trí của nhân vật họa sĩ được tác giả xây dựng như thế nào?
? Lý tưởng của ông là gì?
? Bức chân dung ông vẽ người thanh niên thể hiện điều gì? (nghệ thuật vì cuộc sống lao động)
? Cô kỹ sư khi còn ở trên xe thì tâm trạng như thế nào? 
? Khi đã gặp anh thanh niên cô có biểu hiện gì?
? Biệu hiện kín đáo của cô gái thể 
hiện điều gì của tác giả?
? Bác lái xe tinh tình như thế nào? Vị trí của nhan vật này trong truện là gì?
Các nhân vật khác không xuất hiện trực tiếp là ai? Công việc cửa họ giống nhau không nhưng họ giống nhau ở điểm nào?
Có người đánh giá truyện ngắn này giống như một bài thơ trữ tình? Em có đồng ý không? Tại sao?
 Văn bản muốn ca ngợi cài gì? 
Thảo luận nhóm: 5P
Văn bản này có tính triết lý không? Nếu có thì đó là triết lý gì?
Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
II. Đọc – Hiểu văn bản.
1. Đọc:
2. Tóm tắt và nhân vật.
- Cuộc gặp tình cờ giữa anh thanh niên, nhà họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư trên đỉnh Yên Sơn rồi họ chia tay và không bao giờ gặp nữa.
- Nhân vật: anh thanh niên làm công tác khí tượng, nhà họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư mới ra trường …, tất cả không có tên riêng nhưng họ có một cái chung là đều muốn cống hiến tài năng, công sức cho Tổ quốc.
3. Phân tích:
a. Nhân vật anh thanh niên.
- Vị trí của nhân vật và cách miêu tả:
+ Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ với bác lái xe, ông họa sĩ, cô kỹ sư . 
+ Phẩm chất của anh qua cách nghĩ và đánh giá các các nhân vật khác.
- Nét đẹp của nhân vật.
+ Hoàn cảnh làm việc:
Đời sống: Một mình trên núi cao, làm bạn với cỏ, cây và mây núi.
Công việc: “đo gió, mưa, nắng, tính mây, đo trấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết phục vụ sản xuất và chiến đấu”…
Tính chất và yêu cầu của công việc: “nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh … phải trở dậy đi ra ngoài trời làm…” - Tỉ mỉ, chính xác, đòi hỏi tinh thân trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh đặc biệt: sự cô đơn và nhàm chán, gian khổ.
+ Lý tưởng sống:
Công việc thầm lặng nhưng có ích cho cuộc sống: “phát hiện đám mây khô … giúp ta thắng Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.
Suy nghĩ về công viêc: “khi làm việc, ta với công việc là đôi… việc của cháu gắn với công việc của bao anh em… chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”
Học tập: Đọc sánh là nguồn vui.
Làm tươi thêm cuộc sống: tròng hoa, nuôi gà …
Cởi mở, chân thành và khiêm tốn: tình thân với bác lái xe, ân cần, chu đáo, cảm động, vui mừng khi có khách đến; giới thiêu cho họa sĩ vẽ người khác đáng cảm phục hơn.
=> Thể hiện con người với nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ về cuộc sống và ý nghĩa công việc.
b. Ông họa sĩ và các nhân vật khác.
- Ông họa sĩ:
+ Vị trí: Người kể ẩn vào nhận này để quan sát và miêu tả từ thiên nhiên đến con người.
+ Lý tưởng: tìm đối tượng của nghệ thuật, nét đẹp con người.
+ Bức chân dung anh thanh niên: sáng đẹp thể hiện chiều sâu tư tưởng.
- Nhân vật khác:
+ Cô kỹ sư: cô hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống, cô được anh thanh niên tặng cả niềm tin, sự háo hức, mơ mộng, nhiệt tình của tuổi trẻ.
+ Bác lái xe: cởi mở, như một người dẫn đường cho ông họa sĩ và cô kỹ sư gặp anh thanh niên.
+ Nhân vật không xuất hiện trực tiếp: kỹ sư vườn rau, anh cán bộ lập bản đồ sét. Tất cả đều hối hả làm việc và cống hiến cho đời.
4. Tổng kết:
a. Chất trữ tình trong truyện:
- Cảnh thiên nhiên đẹp: “Nắng bây giờ … luồn cả vào gầm xe”, “Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc …rực rỡ theo”.
- Nội dung truyện: nét đẹp dễ mến của anh thanh niên.
=> Câu chuyện như bài thơ, cảnh đẹp, con người đẹp, cái đẹp bình dị.
b. Nội dung:
- Ca ngợi con người lao động.
- Ý nghĩa và niềm vui của lao động.
* Ghi nhớ (SGK)
HOẠT ĐỘNG III
Cho học sinh về nhà viết đoạn văn theo yêu cầu của SGK, phần luyện tập?
 Giáo viên gợi ý.
III. Luyện tập.
Anh thanh niên là hiện thân của con người mới
Có lý tưởng cao đẹp
Chịu đựng gian khổ.
Khiêm tốn và cởi mở, chân thành.
Không ngừng học tập.
=> Cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống.
Củng cố
Nhắc lại nội dung bài học?
Dặn dò.
- Học nội dung bài.
- Chuẩn bị: Chiếc lược ngà.
V. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 22/11/2013
Tiết thứ: 70,71
 Ngày dạy: 27/11/2013
Bài: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
MỤC TIÊU:
Có ý thức và biết sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận trong việc tạo lập văn bản tự sự. 
 	1. Kiến thức:
 	- Xây dựng được tình huống, tình tiết, diễn biến, cốt truyện.
 	- Xây dựng được nhân vật với hình dáng, hành động, tính cách thông qua yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận.
2. Kĩ năng:
Viết đoạn văn, bài văn tự sự hấp dẫn nhờ tạo tình huống và giải quyết tình huống và tính triết lý.
3. Thái độ:
	Cận thận trong việc dùng từ đặt câu và các yếu tố miêu tả, nghị luận phù hợp với đề tài trong VBTS.
CHUẨN BỊ
GV:Đề,đáp án,biểu điểm
HS: Ôn tập về văn TS.Cách sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.
 III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, 1P
 	2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:

File đính kèm:

  • docTuần 15.doc