Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 138, 139

I. Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả giử gắm trong truyện.

 - Có ý thức bảo vệ và yêu quí vẻ đẹp truyền thống của quê hương và gia đình.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

 - Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

b. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung triết lí sâu sắc.

 - Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng, trong truyện.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 138, 139, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa sổ khoát thoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó đi nhanh cho kịp chuyến đò.
H. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
GV: Là một trong những người “mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất”( Nguyên Ngọc) trong chặng mở đầy của công cuộc đổi mới văn học.
H. Nêu xuất xứ của tác phẩm?
H. Văn bản thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính?
- Tự sự
- Vì trong đó có một câu chuyện được kể bằng một chuỗi các sự việc với những con người cụ thể trong không gian cụ thể.
H. Trong các chú thích khó sgk theo em chú thích nào khó và quan trọng cần giải thích thêm vì sao?
- HS thảo luận nhóm bàn 1’
- Các nhóm báo cáo và nhận xét
- Gv chốt.
Hoạt động 3. HS HS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Nhận biết được bố cục của văn bản.
- Hiểu được nội dung từng phần trong văn bản.
* Cách tiến hành
H. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần
 + Phần 1 (đầu...trước cửa sổ nhà mình" ->Cảnh vật nơi làng quê.
 + Phần 2 (còn lại): ->Con người nơi làng quê 
HS: - Nhĩ là nhân vật chính
- Vì Nhĩ là trung tâm của các mối quan hệ trong câu chuyện này. Nhĩ là nhân vật gợi nhiều suy t nhất cho ngời đọc.
- GV: căn cứ vào phần tóm tắt văn bản
Hoạt động 4. HSHD tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
* Cách tiến hành
H.Tình huống truyện là gì? 
- NV chính - Nhĩ- đang sống những ngày đau yếu cuối cùng của cuộc đời trên gường bệnh, tại nhà mình.
- Ông phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông và người thân.
H*. Tại sao đó là một tình huống trớ trêu nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải hoàn toàn bịa đặt vô lí? tác dụng của nó?
- Tình huống trớ trêu như một nghịch lí là một người làm nhiều công việc đi nhiều; vậy mà cuối đời căn bệnh quái ác đã buộc chặt anh vào gường bệnh và hành hạ anh. Khi anh muốn nhích người ra nơi cửa sổ cũng khó như đi hết nửa vòng trái đất…
- Nhĩ phát hiện vẻ đẹp…anh không thể đi tới đó dù chỉ một lần…
->Tác giả muốn hướng người đọc đến nhận thức về cuộc đời: Cuộc sống và số phận của con người chứa đầy những bất thường, nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, hoài bão, toan tính của con người.
GV: Yêu cầu học sinh chú ý phần một.
H. Cảnh vật nơi Bến quê được miêu tả như thế nào?
+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa tha thướt nhưng lại đậm sắc hơn.
+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
+ Vòm trời như cao hơn
+ Những tia nắng sớm ... đất màu mỡ.
GV: Giới thiệu cảnh bến quê (kênh hình sgk)
H. Cảnh vật ấy được nhận ra qua cái nhìn của nhân vật nào?
- Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ.
H*. Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả và qua đó em cảm nhận được gì về cảnh thiên nhiên ở phần đầu văn bản?
GV. Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu qua cái nhìn của Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng mà Nhĩ có thể cảm nhận được bằng cảm xúc tinh tế. Đây là vẻ đẹp quen thuộc nhưng lại hoàn toàn mới mẻ với Nhĩ.
H*. Tại sao trước đây Nhĩ không phát hiện được vẻ đẹp bình dị gần gũi ấy?
- Có thể vì cuộc sống bận rộn, tất tả ngược xuôi. Có thể vì vô tình.
GV: Đây là một điều đặt ra cho nhân vật cũng như là mỗi chúng ta. Đừng nên bỏ lỡ nhưng cơ hội được quan sát được chiêm ngưỡng nó.
GV. Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
H.Theo em hình ảnh bãi bồi, khung cảnh thiên nhiên được miêu tả mang ý nghĩa gì? 
GV chốt: Đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc. Hay chính là vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở.
1'
40
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc, tóm tắt tác phẩm
a. Đọc
b. Tóm tắt
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), quê Nghệ An.
- Là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại 
b. Tác phẩm 
 - Bến quê được in trong tập truyện cùng tên là một trong sáng tác tiêu biểu của tác giả giai đoạn sau năm 1975.
 - Thể loại: truyện ngắn
c. Chú thích khác
(1)-> (9)
II.bố cục
 2 phần.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh vật nơi bến quê 
 Cách miêu tả tỉ mỉ, kết hợp tài tình với biểu cảm gợi cảnh vật thiên nhiên sinh động, gợi cảm, bình dị và gần gũi.
4. Củng cố (3')
 H: Tóm tắt lại truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
5. Hướng dẫn học bài
 - Học để nắm vững nội dung cốt truyện và nội dung phần 1
 - Tìm hiểu tiếp nội dung phần 2 của văn bản.
Ngày soạn: 20/ 3/ 2014
Ngày giảng: 25/ 3/ 2014
Bài 27 - Tiết 139
Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản Bến quê 
(Tiếp theo)
 Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả giử gắm trong truyện.
	- Có ý thức bảo vệ và yêu quí vẻ đẹp truyền thống của quê hương và gia đình.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 - Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
b. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung triết lí sâu sắc.
	- Nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng,… trong truyện.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. chuẩn bị
GV: giáo án
HS: đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
 Lớp 9a…./ 30; Lớp 9c:…/ 25
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’) 
 H. Tóm tắt truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu? Trình bày các tình huống truyện?
Trả lời
 - HS tóm tắt
 - Tình huống truyện: 
+ Nhân vật chính- Nhĩ- đang sống những ngày đau yếu cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh, tại nhà mình.
+ Ông phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông và người thân.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV nhận xét phần trả lời của học ính và giới thiệu phần tiếp theo của bài học.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
* Cách tiến hành
- HS đọc lại phần 2.
H. Theo dõi phần tiếp theo của văn bản, em hãy cho biết nhân vật Nhĩ hiện lên trong những mối quan hệ nào?
- Quan hệ gia đình
- Quan hệ làng xóm
H. Trong quan hệ gia đình, nhân vật Nhĩ xuất hiện trong những sự việc nào?
 - Được Liên (vợ) chăm sóc trên gường bệnh
 - Được con (Tuấn) đáp ứng yêu cầu sang sông.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại hoàn cảnh của Nhĩ
HS đọc đoạn “Chờ khi đứa con trai ... gian nhà này”
H. Trong buổi sáng hôm ấy, Nhĩ đã hỏi Liên điều gì? Những câu hỏi ấy giúp em hình dung được điều gì sắp xảy ra với Nhĩ?
 + "lúc gần sáng em có nghe thấy gì ..."
+ "Hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ?"
=> Trong cái buổi sáng hôm ấy, bằng trực giác, Nhĩ cảm nhận đợc thời gian của đời Nhĩ không còn bao lâu nữa. 
GV: Y/c hs theo dõi đoạn: "Nhĩ khó nhọc… giắt vào ngời mấy đồng bạc".
H. Nhân vật Liên được hiện lên qua những chi tiết nào?(hình dáng, cử chỉ, lời nói)
 + Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng.
 + Đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ.
 + Tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm.
 + Anh cứ yên tâm. Vất vả tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo anh được.
 + Có hề sao đâu… Miễn là sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này.
- Hình dáng, cử chỉ: Ngón tay gầy guộc, tấm áo vá, buớc chân rón rén...
- Lời nói: dịu dàng, động viên chồng.
H. Cảm nhận của Nhĩ về Liên còn được diễn tả qua những suy nghĩ nào khác? 
 "Cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo…"
 H*. Em có nhận xét gì trong cách viết và mục đích viết của tác giả về nhân vật Liên?(Qua những chi tiết ấy Nhĩ đã nhận ra điều gì ở Liên?
H. Vào cái buổi sáng đầu thu hôm ấy, từ khung cửa sổ Nhĩ đã khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 
HS TL nhóm bàn/ (2’) và báo cáo.
GV chốt
- Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đây là niềm khao khát của Nhĩ Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống.
HS đọc đoạn: “Chờ Liên xuống tầng dưới ... đỡ cho để nằm xuống” (T102, 103) và “Ngay lúc ấy ... giải thích hết” (T104, 105)
H.Trong câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai, Nhĩ đã nhờ con việc gì? Việc đó có đạt được mục đích không? Vì sao?
+ Nhờ con trai: “Sang bên kia sông hộ bố” mà “Chẳng để làm gì cả”
+ Nhờ con trai trở lại nơi bờ bãi đã từng có những kỉ niệm tốt lành của cuộc đời mà ông không còn dịp để trở lại nữa – Muốn con cảm nhận được gốc gác của mình.
+ Cậu con trai lại bị cuốn hút vào đám chơi phá cờ thế ...-> lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày -> ước nguyện chưa thực hiện được.
H*. Từ sự việc ấy Nhĩ đã nghiệm ra cái quy luật của cuộc đời đó là gì?
GV: Nhĩ không hề trách giận con vì Tuấn chưa hiểu hết ý của bố. Có lẽ con anh phải vài chục năm nữa, khi nó già như bố mới cảm nhận được cái hấp dẫn ở bờ sông bên kia. Nhưng vài lần vòng vèo, chùng chình thì cuộc đời đã hết mà ta chưa thực hiện được những điều tưởng chừng như đơn giản. Tuấn lỡ chuyến đò thì ngày mai nó có thể sang sông nhưng còn anh, có lẽ điều đó là không thể.
- Một quy luật nữa rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ đó là sự khác biệt giữa thế hệ trẻ- già, cha- con. Họ đều là những người thân trong gia đình, thương yêu nhau nhưng

File đính kèm:

  • doctiet 138+ 139.doc