Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa của Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

B. TRỌNG TẦM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1.Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2.Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 3.Thái độ.

- Biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một phiên tòa
+ Về cấu trúc: giống như biên bản tranh luận về mặt pháp lí
+ Về nội dung: như một câu chuyện kể về loài ruồi.
- Các biện pháp nghệ thuật;
+ Nhân hóa.
+ Kể chuyện (có tình tiết)
+ Miêu tả, ẩn dụ.
=>Tác dụng: Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị, gây hứng thú cho người đọc.
 4. Củng cố
 Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động người ta làm như thế nào ?
 5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học phần ghi nhớ,làm bài tập 2 sgk.
- Tập viết đoạn văn thuyết minh ngắn có sử dùng các biện pháp nghệ thuật.
- Hướng dẫn tìm hiểu ,chuẩn bị dàn bài chi tiết thuyết minh về cái quạt giấy và chiếc nón lá.
+ Nhóm 1: Thuyết minh về cái quạt
+ Nhóm 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.
 Ngày soạn: 16/08/2014
 Ngày dạy: 21 /08 /2014
 Tiết 5: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1.Kiến thức:
- Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, chiếc bút,).
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 2.Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu cuả đề bài về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật)về một đồ dùng.
C. CHUẨN BỊ:
GV: - Hướng dẫn Hs chuẩn bị trước ở nhà.
 - Sưu tầm một số bài văn thuyết minh về cái quạt và chiếc bút bi.
HS: - Ôn tập văn bản thuyết minh 
 - Lập dàn bài và viết phần mở bài cho bài viết của mình.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: 
 Trong văn bản thuyết minh, người ta thường vận dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
 3. Bài mới.
I.GIÁO VIÊN KIỂM TRA SỰ CHUẨN BỊ CỦA HS.
1.Giáo viên chia lớp thành hai nhóm:
- Nhóm 1. Thuyết minh về cái quạt
- Nhóm 2.Thuyết minh về chiếc bút bi.
- Các nhóm cử nhóm trưởng,thư kí,đại diện trình bày dàn ý và đoạn mở bài.
2.Yêu cầu:
- Về nội dung: 
+ Trình bày được lịch sử ra đời,cấu tạo,chủng loại,công dụng,cách bảo quản của đồ vật ( Cái quạt,cái bút bi).
- Về hình thức: Vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài viết.
II.CÁC NHÓM TRÌNH BÀY DÀN Ý, ĐOẠN MỞ BÀI.
1.Nhóm 1. Trình bày dàn ý và mở bài thuyết minh về cái quạt.
a.Trình bày dàn ý:
- Mở bài : Giới thiệu chung về cái quạt
- Thân bài: Trình bày các đặc điểm của cái quạt về :
+ Nguồn gốc ra đời.
+ Cấu tạo,chủng loại
+ Công dụng
+ Cách bảo quản
- Kết bài. Bày tỏ tình cảm của em đối với cái quạt.
b.Đọc phần Mở bài.
c.Tổ chức thảo luận, nhận xét,đánh giá phần trình bày của nhóm 1.
- Cho HS thảo luận, nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung.
2.Nhóm 2: Thuyết minh về chiếc bút bi.
a.Trình bày dàn ý.
b.Trình bày đoạn viết mở bài.
III.TỔ CHỨC THẢO LUẬN,ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT BÀI LÀM CỦA HS.
- Cho HS thảo luận ,nhận xét
- Gv nhận xét,đánh giá,bổ sung.
IV.GV ĐỌC ĐOẠN VĂN MẪU ĐỂ HS THAM KHẢO
 Chào các bạn!
Mình là quạt điện. Mình đến từ nhà máy sản xuất quạt điện Hoa Sen. Họ hàng quạt nhà mình đông lắm. Mình nghe ông nội mình kể thì bà con với chúng mình còn có: Quạt giấy, quạt thóc rồi quạt kéo ở các nhà quan ngày trước... mỗi loại còn có nhiều loại khác nữa. Như nhà quạt điện mình đây gồm có: quạt cây, quạt bàn, quạt trần, quạt tường, quạt hộp, quạt đá... Họ quạt điện nhà mình ích lợi cho con người lắm. Mùa hè mà không có chúng tớ thì khó ai chịu được. Nhưng bạn biết không, quạt điện như chúng mình chỉ mới xuất hiện cuối thế kỉ XIX thôi. Tổ tiên của quạt là quạt giấy. Người ta cho rằng quạt giấy xuất hiện sớm nhất là ở Trung Quốc. Quạt giấy không chỉ dùng để quạt mát mà còn là một sản phẩm mĩ thuật, người ta vẽ tranh, đề thơ lên quạt, dùng quạt tặng nhau làm vật kỉ niệm. Bạn biết không, một điều thú vị là con người còn mô phỏng quạt giấy để làm ra nhiều thứ quạt có sẵn vật liệu trong nhà như quạt bằng lá cọ, quạt nan tre, quạt mo... Chỉ anh quạt mo thôi cũng đi vào ca dao rồi đấy.Bạn biết bài”Thằng Bờm có cái quạt mo” chứ? Nhờ anh quạt mo thôi mà Bờm khinh thường hết mọi gia tài điền sản của phú ông, chỉ đổi lấy một nắm xôi.
 4. Củng cố
 Đọc thêm văn bản : Họ nhà kim
 5. Hướng dẫn tự học ở nhà.
- Viết hoàn thành bài văn thuyết minh về cái quạt ( nhóm 1) và chiếc bút bi ( nhóm 2).
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Ngày soạn: 20 / 08/ 2014
 Ngày dạy: 24 / 08/ 2014
Tiết 6: 
Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH 
(G.Mác – Két)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
	 - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vêh hòa bình.
 - Gi¸o dục lßng yªu chuéng hßa b×nh, ghÐt chiến tranh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến Thức:
- Hiểu biết sơ qua tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
	- Hệ thống được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc –hiểu nội dung vbnd bàn luận về vấn đề liên quan đến nhiệm vô đấu tranh vì hòa bình.
C. CHUẨN BỊ
GV: - Tìm hiểu các thông tin thời sự ở trong nước và thế giới.
 - Sưu tầm những bức ảnh về chiến tranh
HS. - Đọc – trả lời câu hỏi trong sgk
 - Tìm hiểu những thông tin thế giới.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 1.Ổn định tổ chức
 2.Bài cũ: 
Qua nội dung văn bản,em thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
 3.Bài mới.
 ( GV giới thiệu một số bức ảnh về chiến tranh và hỏi.Những bức ảnh này đã phản ánh điều gì?)
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
GV hướng dẫn và gọi 2 HS đọc văn bản.
? Em hãy trình bày những nét chính về nhà văn Mác-Két?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn và gọi 2 HS đọc văn bản.
? Theo em,có thể chia văn bản trên thành mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần? 
? Đoạn trích trên được viết theo kiểu văn bản nào? 
? Hãy xác định luận điểm chính của văn bản?
? Để triển khai cho luận điểm trên, tác giả đã đưa ra những luận cứ nào?
? Em có nhận xét gì về cách triển khai luận cứ của tác giả?
- Cách trình bày luận cứ rõ ràng, thuyết phục, sắp xếp hợp lí làm nổi bật vấn đề.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ ngữ khó trong sgk: Thanh gương Đa-mô-clet,dịch hạch,UNICEF,FAO…
? Tác giả đã bắt đầu bài viết như thế nào để chứng tỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất?
? Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả còn đưa ra những tính toán lí thuyết như thế nào?
? Theo em,v iệc tác giả nêu lên những thời điểm và con số cụ thể như trên có tác dụng gì?
? Để gây ấn tượng mạnh hơn,tác giả còn so sánh chiến tranh hạt nhân với cái gì?
? Tác dụng của biện pháp so sánh đó?
? Em hiểu gì về “Dịch hạch”? Tại sao tác giả lại gọi là “ Dịch hạch hạt nhân” ?
Hs thảo luận –trình bày.
? Em có nhận xé gì về cách lập luạn của tác giả ở đoạn văn 1?
I.ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG.
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung.
a.Tác giả:
- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-Két,nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Ông sinh năm 1928, là một nhà văn nổi tiếng thế giới.
- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và các tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.Toàn bộ tác phẩm của ông đều xoay quanh trục chủ đề chính : Cái cô đơn.
- Là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học.
- Ông đã được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
- Tác phẩm chính: Ngài đại tá chờ thư;Đám tang bà mẹ vĩ đại;Trăm năm cô đơn…
b.Tác phẩm:
*.Hoàn cảnh sáng tác:
- Trích bản tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại Hội nghị 6 nguyên thủ quốc gia Bàn về việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình thế giới tại 
Mê-hi-cô vào tháng 8-1986.
* .Bố cục: ( 3 Phần)
P1: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
P2.Chạy đua vũ trang,chuẩn bị chiến tranh và những hậu quả của nó.
P3.Nhiệm vụ của chúng ta.
d.Kiểu văn bản: Nhật dụng
e.Luận điểm chính và các luận cứ.
- Luận điểm chính:
“ Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp ách của nhân loại”.
- Các luận cứ:
+ Nguy cơ chiến tranh hạt nhân có khả năng hủy diệt tất cả.
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
+Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
+ Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Xác định số liệu cụ thể và chỉ ra mức tàn phá cụ thể nếu chiến tranh xảy ra (50.000 đầu đạn, 4 tấn thuốc nổ, phá hủy 12 lần...)
- Về lí thuyết: “ Có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời,cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”.
=> Tác dụng: Thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề.
- So sánh với thanh gương Đa-mô-clét -> cho thấy mối nguy cơ đe dạo trực tiếp đến sự sống của con người.
- Lập luận: Chứng cứ cụ thể,xác thực,cách so sánh rõ ràng,giàu sức thuyết phục.
4. Củng cố
 Em hãy nhắc lại vấn đề, hệ thống luận điểm trong văn bản ?
5. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm tranh ảnh,bài viết về thảm họa hạt nhân.
- Tìm hiểu nội dung của đoạn văn 2 và 3 .
Ngày soạn: 23/08/2014
 Ngày dạy: 28/08/2014
 Tiết 7:
Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH 
(G.Mác – Két)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 - Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang, chiến tranh hạt nhân.
	 - Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vêh hòa bình.
 - Gi¸o dục lßng yªu chuéng hßa b×nh, ghÐt chiến tranh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến Thức:
- Hiểu biết sơ qua tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
	- Hệ thống được luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc –hiểu nội dung vbnd bàn luận về vấn đề liên quan đến nhiệm vô đấu tranh vì hòa bình.
.C. CHUẨN BỊ.
 GV: - Tìm hiểu các thông tin thời sự ở trong nước và thế giới.
 - Sưu tầm những bức ảnh về chiến tranh hạt nhân.
 HS. - 

File đính kèm:

  • doctuan 12 van 9.doc