Đề kiểm tra 45 phút văn bản học kì II môn Ngữ văn 9 (Phần thơ) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm):

Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào một chữ cái in hoa mở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.

 Câu 1: Nối cột A (tên tác giả) cho đúng ở với cột B (quê quán, năm sinh – năm mất) của một số tác giả đã học trong chương trình Ngữ văn 9

A B Nối

1.Thanh Hải a.Hà Tĩnh (1926 - 2007) 1-

2.Viễn Phương b. Phú Thọ (1941 – 2007) 2-

3.Phạm Tiến Duật c. An Giang (1928- - 2005) 3-

4.Chính Hữu d.Thừa Thiên Huế (1930 – 1980) 4-

 e.Vĩnh Phúc (sinh 1942)

Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào sau đây?

A. Nói với con B. Đoàn thuyền đánh cá

C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Ánh trăng

Câu 3: Nhà thơ Y Phương sáng tác bài thơ nào trong các bài thơ sau ?

 A. Viếng lăng Bác. B. Nói với con. C. Sang thu. D. Con cò. Câu 4: Điền vào chỗ chấm những từ còn thiếu cho phù hợp nội dung văn bản:

 Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng . và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của .đối với Bác Hồ

khi vào lăng viếng Bác.

 Câu 5: Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của hai dòng thơ cuối bài “ Sang thu” là gì?

 Sấm cũng bớt bất ngờ

 Trên hàng cây đứng tuổi.

 A.Hoán dụ B. Nói quá C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút văn bản học kì II môn Ngữ văn 9 (Phần thơ) - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 9 (PHẦN THƠ)
(Đề này gồm có 02 phần, 07 câu, 01 trang)
ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm):
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách viết thêm, ghép đôi hoặc khoanh tròn vào một chữ cái in hoa mở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
 Câu 1: Nối cột A (tên tác giả) cho đúng ở với cột B (quê quán, năm sinh – năm mất) của một số tác giả đã học trong chương trình Ngữ văn 9
A
B
Nối
1.Thanh Hải
a.Hà Tĩnh (1926 - 2007)
1-
2.Viễn Phương
b. Phú Thọ (1941 – 2007)
2-
3.Phạm Tiến Duật
c. An Giang (1928- - 2005)
3-
4.Chính Hữu
d.Thừa Thiên Huế (1930 – 1980)
4-
e.Vĩnh Phúc (sinh 1942)
Câu 2: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết giống thể thơ của tác phẩm nào sau đây?
A. Nói với con	 B. Đoàn thuyền đánh cá
C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính	 D. Ánh trăng
Câu 3: Nhà thơ Y Phương sáng tác bài thơ nào trong các bài thơ sau ?
 A. Viếng lăng Bác. B. Nói với con. C. Sang thu. D. Con cò. Câu 4: Điền vào chỗ chấm những từ còn thiếu cho phù hợp nội dung văn bản:
 Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng ............................................... và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của ....................................................đối với Bác Hồ
khi vào lăng viếng Bác.
 Câu 5: Nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của hai dòng thơ cuối bài “ Sang thu” là gì?
	 Sấm cũng bớt bất ngờ
	Trên hàng cây đứng tuổi.
 A.Hoán dụ B. Nói quá C. Ẩn dụ D. Nhân hóa 
Phần II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm): 
Viết thêm vào chỗ trống những từ còn thiếu để hoàn thiện hai câu thơ:
	Ngày ngày.....................................
 ...........................................................rất đỏ.
b. Hai câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
c. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh nghệ thuật “mặt trời trong lăng rất đỏ” 
Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ sau:
 	Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
	 (Nói với con- Y Phương )
...............................................Hết....................................
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN 
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 9 (PHẦN THƠ - HKII)
(Hướng dẫn chấm gồm 2 phần, 07 câu, 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài kiểm tra có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
 Phần I: Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các đáp án sau:
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
1 - d
2 - c
3 - b
4-e
D
B
thành kính, mọi người 
C
Biểu điểm
0,25
0,25
0,25
0.25
0.25
0,25
0.25
0.25
b. Mức chưa tối đa:Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
 Phần II: Tự luận (8,0 điểm):
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Mức tối đa: 
* Về nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
Chép chính xác 2 câu thơ :
1,0
b
Trích trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương
0,5
c
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho công lao vĩ đại, lớn lao của Bác với dân tộc Việt Nam từ đó thể hiện lòng tôn kính, tự hào về Bác, biết ơn Bác .
1,25
 * Về hình thức: (0,25 điểm)
- Phần (a) chép đúng hình thức 2 câu thơ, chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
- Phần (b,c) viết dưới dạng đoạn văn, diễn đạt lưu loát trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt thông thường.
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (5,0 điểm) 
1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
0,5 đ
Thân bài
- Người đồng mình mộc mạc, giản dị, chân chất thật thà, chịu thương, chịu khó nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực, cốt cách và niềm tin 
- Họ biết xây dựng quê hương bằng chính đôi bàn tay và sức lao động của mình. Bởi họ khát vọng xây dựng quê hương, biết trân trọng giữ gìn những phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Quê hương thì tạo ra phong tục, bản sắc dân tộc, xã hội phát triển, cuộc sống no ấm cho mỗi cá nhân.
- Qua những lời tâm tình, cha đã truyền cho con lòng yêu mến, tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.
1,0 đ
0,5đ
 0,5đ
1,0 đ
Kết bài
Khẳng định lại phẩm chất của người đồng mình, lời nhắn gửi của cha với con.
0,5đ
2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
	- Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
	- Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, dẫn chứng phù hợp, có tính biểu cảm. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------Hết----------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HỌC KÌ II
(PHẦN THƠ)
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Ma trận gồm 2 chủ đề, 01 trang)
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
 Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
1. TNăm sinh, năm mất của tác giả, nội dung, nghệ thuật
Nhớ năm sinh, năm mất, tên tác phẩm của một số tác giả, thể thơ, thể thơ, nghệ thuật đặc sắc 1 số bài thơ. 
Chép chính xác 2 câu thơ theo yêu cầu, nêu tên bài thơ, tác giả và cảm nhận về hình ảnh NT trong 2 câu thơ đã chép..
 Số câu
 Số điểm
 Tỉ lệ %
5
2
20%
1
3
30%
6
5
50%
2
Cảm thụ văn học 
Viết một văn bản ngắn trình bày cảm nhận về cái hay của một khổ thơ trong bài Nói với con (Y Phương)
Số câu 
Số điểm
 Tỉ lệ %
1
5
50%
1
5
50%
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ %
6
5
50%
1
5
50%
7
10
100%

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_van_ban_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_phan_tho.doc
Giáo án liên quan