Đề kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ (Có đáp án)

Cho đoạn thơ sau:

 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập I, trang 144, NXBGD)

Câu 1. (0,5 điểm) Cho biết tên tác giả, tác phẩm có đoạn thơ trên.

Câu 2. (1,0 điểm) Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai và về điều gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nào?

Câu 4. (1,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh “ngọn lửa” trong đoạn thơ

pdf6 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tứ Kỳ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
HUYỆN TỨ KỲ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
(Thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT) 
Năm học 2018-2019 
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề này gồm có 01 trang) 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
 Cho đoạn thơ sau: 
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn 
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập I, trang 144, NXBGD) 
Câu 1. (0,5 điểm) Cho biết tên tác giả, tác phẩm có đoạn thơ trên. 
Câu 2. (1,0 điểm) Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai và về điều gì? 
Câu 3. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nào? 
Câu 4. (1,0 điểm) Cảm nhận của em về hình ảnh “ngọn lửa” trong đoạn thơ. 
Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn 
nghị luận với chủ đề “Niềm tin trong cuộc sống”. 
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau: 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... 
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim! 
 (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) 
-------- Hết -------- 
V-DH01-HKII9-1819 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
HUYỆN TỨ KỲ 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
(Thi thử tuyển sinh vào lớp 10 10 THPT) 
Năm học 2018-2019 
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9 
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) 
I. MA TRẬN 
 Mức độ 
NLĐG 
Nhận biết 
Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng 
I. Đọc hiểu 
- Ngữ liệu: văn 
bản văn học 
- Tiêu chí lựa 
chọn ngữ liệu: 
01 đoạn thơ/văn 
bản hoàn chỉnh 
- Nhận biết 
được tác giả, 
tác phẩm; 
nhân vật trữ 
tình trong bài 
thơ 
- Chỉ ra các 
biện pháp tu từ 
trong đoạn 
thơ. 
-Hiểu được 
nội dung 
của bài thơ. 
- Ý nghĩa 
của hình 
ảnh thơ. 
-Phân tích, 
cảm nhận 
về một hình 
ảnh thơ đặc 
sắc. 
Câu 
Số điểm 
Tỉ lệ % 
C1; C2; C3 
1,5 
 15% 
C2; C4 
1,0 
 10% 
C4 
0,5 
 5% 
 4 
3,0 
 30% 
II. Tập làm văn Viết 01 
đoạn văn 
nghị luận 
xã hội 
Viết 01 bài 
văn nghị 
luận văn học 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ % 
 1 
2 
20% 
1 
5 
50% 
2 
7 
70% 
Tổng số điểm 
toàn bài 
Tỉ lệ % điểm 
toàn bài 
 1,5 
15% 
 1,0 
10% 
2,5 
25% 
5,0 
50% 
10 
100% 
V-DH01-HKII9-1819 
II. HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần Câu Nội dung Điểm 
1 - Tác giả: Bằng Việt 
- Bài thơ : Bếp lửa 
0.5 
2 - Bài thơ là lời của nhân vật trữ tình người cháu. 
- Nhớ về bà và những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp 
lửagợi nhắc về nguồn cội: tình cảm gia đình, tình yêu quê 
hương, đất nước 
0,25 
0,75 
3 - Biện pháp tu từ đặc sắc: điệp ngữ và ẩn dụ 0.5 
1. Về kĩ năng: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về 
hình ảnh thơ 
2. Về kiến thức 
- Biện pháp điệp ngữ: “Một ngọn lửa” được điệp lại hai 
lầngợi hình ảnh vừa bình dị, thân thuộc vừa thiêng liêng 
khơi gợi bao điều diệu kì trong lòng cháu 
- Ngọn lửa là hình ảnh thực do tay bà tần tảo nhóm lên mỗi 
sớm, mỗi chiều 
- Ngọn lửa lòng bà là ẩn dụ biểu tượng cho tình yêu thương 
của bà luôn ắp đầy dành cho cháu; ngọn lửa niềm tin: ẩn dụ 
cho niềm tin bất diệt của bà về tương lai của cháu, tương lai 
cách mạng 
- Ngọn lửa bình dị toả sáng phẩm chất người bà giàu tình yêu 
thương, giàu niềm tinCháu tự hào, biết ơn bà 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
I. Đọc 
hiểu 
(3,0đ) 
4 
3. Mức đánh giá: 
- Mức tối đa: 1,0 điểm: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên 
- Mức chưa tối đa 
+ Đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm 
- Mức không đạt: 0 điểm: Không làm hoặc sai hoàn toàn 
 Viết đoạn văn nghị luận với chủ đề: “Niềm tin trong cuộc sống”. 
1. Về kĩ năng 
- Đảm bảo thể thức của một đoạn văn, đúng vấn đề nghị 
luận. 
- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn nghị luận xã hội: vận 
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và 
dẫn chứng, không sai chính tả. .. 
2. Về kiến thức: Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: 
- Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Niềm tin trong cuộc sống 
- Giải thích: Niềm tin là cảm giác đinh ninh chắc chắn về 
một điều gì đó. Có thể tin vào một người hay một sự vật, sự 
việc nào đó; tin vào chính mình. .. 
- Phân tích bàn luận: 
+ Niềm tin tiếp thêm sức mạnh để con người vượt lên khó 
khăn, thử thách, khẳng định được bản thân, gặt hái được 
thành công 
+ Niềm tin giúp mỗi người có thái độ sống lạc quan, tích 
cực, có ước mơ, mục đích cao đẹp, yêu cuộc sống, hy vọng 
vào những điều tốt đẹp 
+ Mỗi người luôn sống có niềm tin sẽ giúp bồi đắp thêm 
những phẩm chất quý kháchoàn thiện nhân cách mỗi 
người; biết đặt niềm tin vào người khácmối quan hệ mọi 
người sẽ tốt đẹp hơn 
+ Đánh mất niềm tin, con người dễ gục ngã trước khó khăn, 
không khẳng định được mình 
(Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp làm rõ lí lẽ trên) 
+ Phê phán: những người sống bi quan, chán nản, mất niềm 
tin trong cuộc sống; hay những người ảo tưởng, tin vào 
những điều không có cơ sở thực tế 
- Bài học nhận thức và hành động: 
+ Mọi người cần xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Tin 
tưởng năng lực của bản thân, tin tưởng vào những điều tốt 
đẹp, đặt niềm tin vào mọi người 
+ Tích cực học tập, rèn luyện trau dồi kiến thức, kĩ năng, 
phẩm chất để hoàn thiện bản thân 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
II. Tập 
làm 
văn 
1 
(2,0đ) 
3. Các mức đánh giá 
- Mức tối đa: 2,0đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên. 
- Mức chưa tối đa: 
+ 1,5-1,75 đ: Cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu trên; còn mắc 
một vài sai sót nhỏ. 
+ 1,0 đ: Đạt 50% các yêu cầu trên. 
+ 0,5-0,75 đ: Chỉ nêu được một vài ý sơ sài; mắc nhiều lỗi 
chính tả và lỗi diễn đạt 
+ 0,25 đ: Chỉ nêu được một ý đúng 
- Mức không đạt: 0 đ: Không làm bài hoặc sai hoàn toàn. 
Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong ba khổ thơ đầu bài Viếng 
lăng Bác. 
1. Về kĩ năng 
- Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận văn học, xác định 
đúng vấn đề nghị luận; không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt 
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện 
sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có 
sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 
2. Về kiến thức: Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo 
hướng sau: 
MB: Dẫn- nêu vấn đề- Đánh giá 
0,5 
2 
(5,0đ) 
TB: 
- Khái quát: Cảm xúc bao trùm đoạn thơ là niềm xúc động, 
thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen niềm tiếc thương vô 
hạn của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác 
- Khổ 1: Niềm xúc động của nhà thơ trước hình ảnh thiên 
nhiên bình dị bên lăng Bác : 
+ Phân tích đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu sức 
gợi hình, biểu cảm; biện pháp nói giảm, nói tránh, ẩn dụ, 
nhân hóa giàu ý nghĩa; giọng thơ bồi hồi xúc động(Dẫn 
thơ phân tích, cảm nhận) 
+ Cảm nhận về hình ảnh hàng tre: vừa là hình ảnh thiên 
nhiên bình dị, quen thuộc vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho 
con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam 
+ Tình cảm ấm áp, thân thương và tự hào trào dâng trong 
lòng tác giả. 
- Khổ 2: Tấm lòng thành kính, biết ơn tự hào về Bác: 
+ HS phân tích, cảm nhận, đánh giá đặc sắc trong việc sử 
dụng các hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ(Dẫn thơ phân 
tích, cảm nhận) 
+ Ngợi ca, tự hào về công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc 
và tình cảm nhớ thương, biết ơn sâu nặng của toàn dân với 
Bác. 
- Khổ 3: Ngợi ca tâm hồn thanh cao, sáng trong của Bác 
và nỗi tiếc thương, xót đau vì Người đã ra đi mãi mãi... 
+ Phân tích từ ngữ biểu cảm, cách nói giảm nói tránh độc 
đáo, nghệ thuật ẩn dụ, giọng nghẹn ngào(Dẫn thơ phân 
tích, cảm nhận) 
+ Ngợi ca tâm hồn thanh cao, ngời sáng của Bác và tâm 
trạng xót đau vô hạn của nhà thơ cũng như của mỗi người 
dân Việt Nam  
0,25 
1,25 
1,0 
1,0 
- Khái quát: Đặc sắc nghệ thuật; cảm xúc, tình cảm của nhà 
thơ 
 So sánh, liên hệ 
0,5 
KB: Đánh giá, khái quát vấn đềBày tỏ suy nghĩ, cảm xúc 0,5 
3. Các mức đánh giá 
- Mức tối đa: 5,0đ : Đảm bảo tốt các yêu cầu về kĩ năng và 
kiến thức 
- Mức chưa tối đa: 
+ 3,5-4,5đ: Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi 
nhỏ về diễn đạt, chính tả 
+ 2,5- 3,5đ: Đạt được cơ bản 2/3 yêu cầu nhưng còn mắc lỗi 
diễn đạt, dùng từ, đặt câu 
+ 1,5-2,5đ: Bài làm sơ sài. Mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt 
+ 1-1,5đ: Làm quá sơ sài, chỉ nêu được một số ý. 
- Mức không đạt: 0đ: Lạc đề, không làm bài. 
* Lưu ý: 
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, 
tránh đếm ý cho điểm. 
2. Cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã 
nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, khuyến khích những bài viết sáng tạo 

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_ph.pdf
Giáo án liên quan