Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82: Ôn tập phần làm văn

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Hệ thống kiến thức Tập làm văn đó học ở học kỡ I

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đó học.

 2. Kỹ năng:

- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Vận dụng kiến thức đó học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

III. CHUẨN BỊ:

 GV: soạn bài,

 HS: xem lại toàn bộ kiến thức tập làm văn lớp 9 kì I, soạn theo câu hỏi SKG

IV. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP.

 1. Ổn định tổ chức lớp.

 2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 3002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 82: Ôn tập phần làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 82 Ngày soạn: 8/12/2014
ôn tập phần làm văn
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống kiến thức Tập làm văn đó học ở học kỡ I
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Khỏi niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của cỏc phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đó học.
 2. Kỹ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đó học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
III. Chuẩn bị:
	GV: soạn bài,
	HS: xem lại toàn bộ kiến thức tập làm văn lớp 9 kì I, soạn theo câu hỏi SKG
IV. Tiến trình trên lớp.
 	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài.
? Phần tập làm văn lớp 9 có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?
? Văn TM cần chú ý nhất là nội dung nào?
? Văn tự sự cần chú ý nội dung nào?
? Nêu vị trí, vai trò, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? cho VD cụ thể?
* VD: Khi thuyết minh về ngôi chùa cổ, người thuyết minh có khi phải sử dụng những liên tưởng, tưởng tượng, lối so sánh, nhân hoá, phải miêu tả để người nghe hình dung ra ngôi chùa ấy có dáng vẻ như thế nào, màu sắc ra sao....
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự và thuyết minh như thế nào?
? Sách ngữ văn lớp 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản TS
? Vai trò, vị trí và tac dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào?
? Lấy VD một đoạn văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm..
-Trên cơ sở HS đã chuẩn bị, GV yêu cầu HS đọc đoạn văn mình đã chuẩn bị.
- GV đọc 1 đoạn văn trong SGK để HS tham khảo.
- HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị. 
Câu 1: Các nội dung trọng tâm.
 a. Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập, việc kết hợp giữa miêu tả với các yếu tố như nghị luận, giải thích, miêu tả.
 b. Văn bản tự sự: 
 - Kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với nghị luận.
 - Các yếu tố đối thoại với độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 2: Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong trong bản thuyết minh.
 - Thuyết minh là giúp người đọc, người nghe hiểu biết về đối tượng do đó: cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người nghe, người đọc dể dành hiểu được đối tượng. Phải có miêu tả để giúp người nghe, người đọc có hứng thú khi tìm hiểu đối tượng, tránh khô khan, nhàm chán.
Câu 3: Phân biệt thuyết minh có yếu tố miêu tả:
 a. Với văn bản thuyết minh: trung thành với đặc điểm của đối tượng sự vật, bảo đảm tính khách quan khoa học, cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.
 b. Văn bản miêu tả: Xây dựng hình tượng về đối tượng nào đó thông qua quan sát, liên tưởng, so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
Câu 4: ND văn bản tự sự ở SGK ngữ văn 9.
 - Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 - Thấy rõ vai trò, tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
 - Kỹ năng kết hợp các yếu tố trên trong văn bản tự.
 4. Củng cố: 
 GV nhắc lại nội dung vừa ôn.
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Ôn lại kiến thức vừa ôn.
 - Xem trước các câu hỏi trong lại, giờ sau ôn tiếp.
---------------------------------------------------------
 Tiết 83 Ngày soạn: 8/12/2014
ôn tập phần làm văn
(Tiếp)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống kiến thức Tập làm văn đó học ở học kỡ I
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Khỏi niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của cỏc phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đó học.
 2. Kỹ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đó học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
III. Chuẩn bị:
	GV: soạn bài,
	HS: xem lại toàn bộ kiến thức tập làm văn lớp 9 kì I, soạn theo câu hỏi SKG
IV. Tiến trình trên lớp.
 	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài.
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
? Vai trò và tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào?
? Tìm các VD về đoạn văn tự sự có các yếu tố này?
? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với nội dung về kiểu văn bản này đã học ở lớp dưới?
- Yêu cầu HS chỉ ra sự giống và khác từ trên cơ sở bài đã học.
? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ cả các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự?
? Theo em liệu có 1 văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
* HS kẻ bảng và đánh dấu ( x) theo yêu cầu của bài tập.
Câu 5: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
 - Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò truyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở lời trao và lời đáp.
 - Độc thoại: Là lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tưởng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng.
 - Độc thoại nội tâm: Là suy lời nói của một người nào đó nhưng không thành lời, không có gạch đầu dòng.
Câu 7: So sánh
 a. Giống: Văn bản tự sự phải có:
 - Nhân vật chính và một số nhân vật phụ
 - Cốt truyện: Sự việc chính và một số sự việc phụ.
 b. Khác: ở lớp 9 có thêm
 - Sự kết hợp tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm
 - Kết hợp giữa tự sự với các yếu tố nghị luận.
 - Đối thoại và độc thoại noọi tâm trong tự sự.
 - Người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong tự sự.
Câu 8: Giải thích
 - Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thưc biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9
TT
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp với VB chính
TS
MT
N.L
BC
T.M
Điều hành
1
TS
x
x
x
x
2
MT
x
x
x
3
N.L
x
x
x
4
BC
x
x
x
5
TM
x
x
6
Điều hành
 4. Củng cố:
 GV nhắc lại kiến thức vừa ôn.	
 5. Hướng dẫn học bài:
 Chuẩn bị ôn tiếp giờ sau
-------------------------------------------------------
 Tiết 84 Ngày soạn: 8/12/2014
ôn tập phần làm văn
(Tiếp)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống kiến thức Tập làm văn đó học ở học kỡ I
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Khỏi niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của cỏc phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đó học.
 2. Kỹ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đó học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
III. Chuẩn bị:
	GV: soạn bài,
	HS: xem lại toàn bộ kiến thức tập làm văn lớp 9 kì I, soạn theo câu hỏi SKG
IV. Tiến trình trên lớp.
 	1. ổn định tổ chức lớp.
	2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài.
? Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài? Tại sao bìa TLV tự sự của HS bao giờ cũng đủ cả 3 phần?
? Những kiến thức kỹ năng về kiểu văn bản tự sự đã soi sáng thêm nhiều cho việc đọc – hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong SGK không? Cho ví dụ?
? Những kiến thức kỹ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc – hiểu văn bản và phần TV tương ứng giúp em những gì trong viết bài văn tự sự? Cho VD
- HS tự bộc lộ kinh nghiệm của bản thân.
Câu 10:
 a. Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt bố cục 3 phần. Tuy vậy bài viết TLV kể chuyện của HS phải có đủ 3 phần đã nêu, bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo các yêu cầu chuẩn mực, sau khi đã trưởng thành HS có thể viết tự do, phá cách như các nhà văn.
Câu 11: 
Những kiến thức kỹ năng về kiểu văn bản tự sự đã soi sáng thêm nhiều cho việc đọc – hiểu văn bản tác phẩm văn học tương ứng.
VD: Khi học các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích: 
“ Truyện Kiều” cũng như các truyện ngắn “Làng”
Câu 12:
- Giúp HS tốt hơn khi làm văn kể chuyện
- VD: Văn bản tự sự trong sách đã cung cấp cho HS các đề tài, ND, cách kể chuyện, cách dùng ngôi kể, người kể chuyện...
 4. Củng cố:
 GV nhắc lại kiến thức vừa ôn.
 5. Dặn dò.
 - GV yêu cầu HS về nhà ôn lại kiến thức trong phần ôn tập, chuẩn bị cho kiểm tra tổng hợp kỳ.

File đính kèm:

  • docON TAP TLV L9.doc
Giáo án liên quan