Giáo án Ngữ văn 9 - Tiét 75, 76

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn lỗ Tân và tác phẩm của ông

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương

 - Có ý thức tìm hiểu nền văn học của nước bạn để hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc trong cùng khu vực.

 - Tích hợp môi trường

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học hiện đại.

 - Tình thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện và yêu cầu của cuộc sống mới, con người mới.

 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiét 75, 76, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 úng của nhân vật Nhuận Thổ, giọng chao chát của thím Hai Dương
- 2 HS đọc , GV nhận xét và uốn nắn HS cách đọc.
H. Tóm tắt văn bản?
 Tôi trở về quê sau 20 năm xa cách, lúc này thời tiết đang độ giữa đông , làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê hiện lên trong kí ức làm lòng tôi thấy không vui, về thăm quê chuyến này tôi có ý định giã từ quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.Tôi nhớ đến người bạn cũ là Nhuận Thổ một cậu bé nông dân khoẻ mạnh tháo vát, ngày ấy hai đứa chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều anh trở thành một nông dân nghèo khổ đần độn, mụ mẫn đi. Tôi dời quê mà trong lòng băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự thay đổi.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
+ Lỗ Tấn ( 1881- 1936) là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng.
+ Là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng tiến bộ.
+ Tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn đa dạng và đồ sộ.
H. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm?
- Truyện có nhiều chi tiết hư cấu không đúng với sự thật
- Là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là một hồi kí
H. Thể loại của văn bản?
H. Theo em truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Phương thức biểu đạt chính là tự sự- song biểu cảm có giá trị quan trọng trong tác phẩm.
H. Theo em các chú thích nào cần gt?
-hs trả lời, GV chốt
H. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? tác dụng?
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện được tình cảm và quan điểm của người viết
- Dù là truyện có nhiều chi tiết có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn, song không nên đồng nhất nhân vật tôi với tác giả. 
HĐ3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Biết đượcc các phần trong văn bản.
- Hiểu được nội dung của từng phần
* Cách tiến hành
H. Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần?
3 phần
P1: Từ đầu → đang làm ăn sinh sống
- Nhân vật tôi trên đường về nhà
 P2: Tiếp → sạch trơn như quét
- Những ngày tôi ở quê
 P3: Còn lại
-Tôi trên đường rời xa quê.
HĐ4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Tình thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện và yêu cầu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
* Cách tiến hành
H. Nhân vật tôi trở về thăm quê trong hoàn cảnh nào? Vào thời điểm nào? Mục đích của chuyến về thăm quê lần này?
 HS thảo luận nhóm 5’
 Các nhóm báo cáo, HS nhận xét:
- Sau 20 năm xa cách
- Thời tiết đang độ giữa đông, trời âm u, giá lạnh
- Từ biệt làng quê lần cuối, rời nhà đến nơi làm ăn sinh sống.
H. Trên đường về thăm quê nhân vật “tôi” cảm nhận như thế nào về quê hương xưa và nay?
- Nay 
+ Thôn xóm thấp thoáng tiêu điều.
+ Trời u ám, cảnh tượng hiu quạnh
+ Cảnh thật thê lương.
- Xưa
+ Đẹp không ngôn ngữ nào tả được
+ Cảnh thần tiên vầng trăng tròn vàng thẳm, đẹp tràn đầy sức ấn tượng.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật t/g sử dụng và qua đó bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật tôi như thế nào ?
H*. Tại sao tác giả lại có tâm trạng ấy?
- chính cái hình ảnh làng quê thôn xóm tiêu điều , hoang vắng im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, u ám giữa đông đã khiến tâm hồn người con xa quê có phần se lạnh hẫng hụt thương cảm, không nén được. Nhân vật tôi thấy thất vọng vì làng trong kí ức mà mình vẫn tưởng nhớ vẫn thương yêu đẹp hơn nhiều nhưng đẹp như thế nào thì lại không thể hình dung được vì đó là cái đẹp trong tâm tưởng,cái đẹp có thời gian tô vẽ. Bởi thế khi nhìn những cọng rơm khô … trên mái ngói thì nỗi buồn càng dâng lên vì chuyến này về quê là để bán nhà, từ biệt làng quê đi mưu sinh nơi đất khách. Hình ảnh này thật ấn tượng khi diễn tả sự sa sút hoang phế, buộc phải thay đổi của ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung.
11'
5'
20'
I/ Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc và tóm tăt văn bản
2. Thảo luận chú thích
a.Tác giả( sgk)
b. Tác phẩm:
+ Được in trong tập gào thét
+ Thể loại: Truyện ngắn
c. Các chú thích khác ( sgk)
II/ Bố cục : 3 phần
III/ Tìm hiểu văn bản
1 / Trên đường về thăm quê
 Cách miêu tả kết hợp với kể, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và cảnh trong hồi ức, thể hiện rõ tâm trạng buồn, một nỗi buồn tiếc, xót xa sau 20 năm trở về quê cũ.
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học sinh về nhà học bài, tóm tắt tác phẩm
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản tiết sau học tiếp.
Ngày soạn: 01/ 12/ 2013
Ngày giảng: 04/ 12/ 2013
Tiết 76 văn bản: cố hương ( tiếp theo)
Lỗ Tấn
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn lỗ Tân và tác phẩm của ông
	- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Cố hương
	- Có ý thức tìm hiểu nền văn học của nước bạn để hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc trong cùng khu vực.
	- Tích hợp môi trường
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Tình thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện và yêu cầu của cuộc sống mới, con người mới.
	- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
	- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
b. Kĩ năng
	- Biết đọc- hiểu một tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
	- Biết kể tóm tắt được truyện .
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: bài soạn
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức: ( 1’) lớp 9a:…/ 30 ; lớp 9b:……../ 26
2. Kiểm tra ( 4’)
H.Tóm tắt văn bản Cố hương?
 Tôi trở về quê sau 20 năm xa cách, lúc này thời tiết đang độ giữa đông , làng xóm giờ đây tiêu điều xơ xác. Hình ảnh làng quê hiện lên trong kí ức làm lòng tôi thấy không vui, về thăm quê chuyến này tôi có ý định giã từ quê lần cuối và lo việc chuyển nhà đi nơi khác.Tôi nhớ đến người bạn cũ là Nhuận Thổ một cậu bé nông dân khoẻ mạnh tháo vát, ngày ấy hai đứa chơi thân với nhau, sau 20 năm xa cách gặp lại nhân vật tôi thấy Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều anh trở thành một nông dân nghèo khổ đần độn, mụ mẫn đi. Tôi dời quê mà trong lòng băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng và Thuỷ Sinh sẽ ra sao, hình ảnh con đường ở cuối truyện nói lên lòng mong mỏi hy vọng một sự thay đổi.
- GV nhận xét và cho điểm
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
H Đ1. Khởi động ( 1’)
 Trở lại quê sau nhiều năm xa cách, nhân vật tôi thấy buồn một nỗi buồn xót xa, cảnh quê hoang vắng, hiu quạnh. Vậy người ở quê ra sao và tâm trạng của tôi khi dời quê như thế nào? bài học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản(tiếp)
* Mục tiêu
 - Tình thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện và yêu cầu của cuộc sống mới, con người mới.
 - Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 - Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
* Cách tiến hành
GV dẫn : tâm trạng của tôi thời gian ở nhà vẫn được thể hiện trong dòng kể chuyện miêu tả cảnh vật và con người, su việc, so sánh đối chiếu quá khứ và hiện tại nhưng qua câu chuyện với bà mẹ , chị hai Dương đặc biệt là cuộc gặp gỡ trò chuyện với Nhuận Thổ- người bạn thuở thiếu thời
H.Về quê nhân vật tôi gặp lại những ai ,đó là những con người như thế nào?
- HS hoạt động nhóm 5’
- Các nhóm báo cáo, nhóm nhận xét
- GV chốt nội dung ( GV sử dụng bảng phụ )
+ Mẹ: Mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn
+ cháu Hoàng: nhìn tôi chòng chọc vì nó chưa gặp tôi lần nào
+ Thím Hai Dương
Trước kia
 - Nàng tây thi đậu phụ, chi xoa phấn lưỡng quyền không cao
- Môi không mỏng chị là người phụ nữ khá đẹp
Bây giờ
 Người đàn bà trên 50 tuồi lưỡng quyền nhô cao
-môi mỏng dính
- Chân nhỏ xíu giống hệt chiếc com pa
- giọng nói the thé , hay nói cạnh khoé, còn giấu đôi bít tất
H. So sánh hình ảnh thím hai Dương trước kia và bây giờ em có nhận xét gì?
+ Thím Hai Dương thay đổi ghê gớm, trở thành một con người khác hẳn, tham lam ích kỉ đanh đá 
H. Người mà nhân vật tôi nhắc đến nhiều nhất là ai?
+ Nhuận Thổ
Khi còn nhỏ
Sau 20 năm
 Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật
- đầu đội mũ lông chiên
- Cổ đeo vòng bạc
- Bẫy chim, kể chuyện lạ
- Chơi với nhau rất thân…
-Cao gấp hai, da vàng sạm
- mắt viền húp lên, mũ rách tươm
- Tay nặng nề thô kệch, nứt ne như vỏ cây thông
- Xưng hô cung kính, cách thưa bẩm
- nói năng thiểu não, chán ngán mệt
- Hút thuốc, ăn cơm song nhặt nhạnh vật thừa
H*. Em có nhận xét gì về Nhuận Thổ khi còn nhỏ và sau 20 năm?
- Hình ảnh Nhuận Thổ hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh thần tiên và kì diêu.(Khi còn nhỏ là cậu bé thông minh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều)
- Sau 20 năm: thay đổi nhiều, là người nông dân già nua, nghèo khổ, vất vả đần độn, mụ mẫm, cam chịu số phận
H. Nguyên nhân nào khiến cho Nhuận Thổ thay đổi như vậy?
- Do xã hội phong kiến, đông con nhà nghèo, mất mùa, thuế nặng, lính tráng trộm cắp, quan lại thân hào đầy đoạ
H. Thông qua nhân vật Nhuận Thổ và thím Hai Dương em hiểu gì về xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ?
- Thông qua hình ảnh Nhuận Thổ và thím Hai Dương…Là những minh chứng cụ thể khác nhau về sự sa sút, suy nhược điêu tàn của xã hội TQ vì nghèo đói lạc hậu, hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Trung Quốc đầu thế kỉ 20
H*. Theo em trong con người Nhuận Thổ điều duy nhất không thay đổi là gì?
- Tình bạn giữa hai người, tình cảm sâu sắc không thay đổi, đó là nét phẩm chất đáng quý ở người nông dân
H. Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để làm nổi bật nhân vật Nhuận Thổ và các nhân vật khác cũng như cảnh vật ở làng quê và nêu tác dụng?
H.Nhân vật tôi cùng gia đình rời quê hương trong hoàn cảnh nào?
- thời gian buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống
H. Việc lựa chọ thời điểm ấy nhằm mục đích gì?
- Việc lựa chọn thời điểm ấy nhằm một dụng ý nghệ thuật

File đính kèm:

  • doctiet 75+ 76.doc
Giáo án liên quan