Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 67, 68
I MỤC TIấU BÀI HỌC
1. Mục tiêu chung
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Biết trân trọng những con người lao động lặng thầm sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức:
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng, cống hiến quên mình vì tổ quốc
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
b. Kĩ năng
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
háp 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động Sa Pa một nơi nghỉ mát kì thú của đất nước và cũng là một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh ta. Ngày hôm nay chúng ta cùng đến với Sa Pa để chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây và chứng kiến cuộc sống của biết bao con người đang thầm lặng cống hiến cuộc đời và tuổi trẻ của mình cho đất nước. Hãy đến với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa để hiểu thêm về họ. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1. Đọc - thảo luận chú thích * Mục tiêu - Đọc và tóm tắt đúng văn bản. - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại - Hiểu được một số từ ngữ khó trong văn bản. * Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc: đọc chậm, cảm xúc và sâu lắng. - GV đọc một đoạn - Cho HS đọc tiếp phần chính của cuộc gặp gỡ giữa ba người anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô gái. H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả? H. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? H. Văn bản trên thuộc thể loại nào? H. Ngoài các chú thích đã tìm hiểu còn có chú thích nào khó và quan trọng? Vì sao? - HS thảo luận nhóm bàn 1’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét - GV chốt HĐ3.HDHS tìm hiểu văn bản * Mục tiêu - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng, cống hiến quên mình vì tổ quốc - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. * Cách tiến hành H. Hãy cho biết tình huống cơ bản của truyện ngắn và nhận xét về cốt truyện? - Kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn- Sa Pa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ. => Cốt truyện thật đơn giản không dữ dội, éo le hay đầy tình huống thử thách mà nó giản dị nhẹ nhàng. H. Trong tác phẩm này, theo lời tác giả, là “ một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào? - Bức chân dung mà tác giả nói tới chính là anh Thanh niên. - Truyện tập trung khắc hoạ hình ảnh nhân vật anh thanh niên qua cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. H. Cách biểu hiện nhân vật chính trong truyện góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào? - Trong cái im lặng của Sa Pa… Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ ngay đến một chuyến nghỉ ngơi có những con người đang làm việc lo nghĩ cho đất nước. GV: Nhưng trước khi đi tìm hiểu về những con người lao động nơi đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nét đẹp về thiên nhiên của Sa Pa H. Vẻ đẹp của Sa Pa đã giới thiệu qua những chi tiết nào? - Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu người, rung tít trong nắng… mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục… - Nắng mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn, nắng chiếu làm bó hoa càng thêm rực rỡ…” GV cho học sinh chú ý vào các chi tiết miêu tả H. Em có cảm nhận gì về thiên nhiên Sa Pa? tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng? - Cảnh nắng sớm ởtrên những rừng thông non của Sa Pa. - Một bức tranh đầy ánh sáng và màu sắc rực rỡ => Cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của Sa Pa. GV: nói đến Sa Pa người ta chỉ nghĩ đến cái lạnh giá của Sa Pa nhưng chúng ta thấy ngoài cái lạnh giá thiên nhiên Sa Pa cũng tuyệt đẹp… Trong cái khung cảnh thiên nhiên đẹp ấy xuất hiện những con người lao động hết mình cống hiến sức trẻ cho đất nước H.Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên như thế nào? Công việc của anh đòi hỏi người làm việc phải có đức tính gì? - Sống một mình trên đỉnh núi cao chỉ có cây cỏ và sương mù… - Công việc: đo gió, tính mây, đo nắng… đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác, kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm trong công việc. H.Em thấy tầm quan trọng của công việc đó đối với xã hội như thế nào? - Góp phần dự báo chính xác thời tiết phục vụ đời sống, sản xuất và chiến đấu. H. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và công việc của anh? I/ Đọc và thảo luận và chú thích 1.Đọc 2. Thảo luận chú thích a.Chú thích * * Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 1925- 1991), ông có những đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại ở thể loại truyện và kí. * Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: được ra đời năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. - Thể loại: truyện ngắn b. Các chú thích khác: 1, 3 II.Tìm hiểu văn bản 1.Vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa Bằng nghệ thuật miêu tả tác giả đã vẽ lên một bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa. 2. Nhân vật anh thanh niên a. Hoàn cảnh sống và làm việc Sống và làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt và cô đơn. 4.Củng cố ( 1’) GV hệ thống lại bài 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - Về nhà học bài theo nội dung học trên lớp - Chuẩn bị tiếp các câu hỏi sgk phần còn lại của văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” Ngày soạn: 23/ 11/ 2013 Ngày giảng: 26/ 11/ 2013 Bài 14, tiết 68 Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa (Tiếp theo) Nguyễn Thành Long I MỤC TIấU BÀI HỌC 1. Mục tiêu chung - Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Biết trân trọng những con người lao động lặng thầm sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho quê hương đất nước. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng, cống hiến quên mình vì tổ quốc - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. b Kĩ năng - Biết được vẻ đẹp của nhân vật trong tác phẩm - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: bài soạn 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm) IV. Các bước lên lớp 1.Tổ chức: ( 1’) lớp 9a:…/ 33 ; lớp 9b:……../ 32 2.Kiểm tra:( 5’) H. Thiên nhiên Sa Pa được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? nhận xét của em về những chi tiết đó? Trả lời - Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu người, rung tít trong nắng… mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục… - Nắng mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn, nắng chiếu làm bó hoa càng thêm rực rỡ…” -> Thiên nhiên của Sa Pa đẹp và nên thơ 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động ( 1’) Thiên nhiên Sa Pa thật đẹp rực rỡ màu sắc và ánh sáng nhưng hơn hết ở đó có những con người lao động cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Vậy điều gì khiến họ vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ bài học hôm nay giúp chúng ta cùng tìm hiểu Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ2. Tìm hiểu văn bản ( tiếp theo) * Mục tiêu - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng, cống hiến quên mình vì tổ quốc - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện. *Cách tiến hành H. Theo em, cái gian khổ nhất trong công việc của anh thanh niên là gì ? vì sao? - Nhưng cái gian khổ nhất là anh phải sống cô độc một mình trên núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy đã khiến anh trở thành người cô độc nhất thế gian và thèm người đến nỗi phải chặn cây… H. Cái gì đã giúp anh thanh niên vượt qua hoàn cảnh ấy? Hãy tìm những dẫn chúng để chứng minh? - Tinh thần yêu nghề, có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc việc cống hiến cho mọi người. - Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng chủ động - Tự tạo ra nguồn vui: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. H.Qua những chi tiết trên em có suy nghĩ gì về anh? H.Thái độ tình cảm của anh đối với mọi người như t hế nào? - Cởi mở chu đáo với mọi người, quý trọng tình cảm, vui mừng của anh khi có khách tới thăm bất ngờ ( hái hoa tặng cô gái, chạy về trước pha trà…) - Khiêm tốn giản dị ( từ chối vẽ về mình, ít nói về mình) H. Em có nhận xét gì nghệ thuật mà tác giả sử dụng, Qua bức chân dung mà tác giả khắc họa em có nhận xét như thế nào về nhân vật anh thanh niên? H. Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện? Tuy không dùng cách kể theo ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. H. Từ những chi tiết viết về ông họa sĩ già,hãy nêu cảm nhận về ông? - là người từng trải giàu kinh nghiệm. - Có điểm nhìn tinh tế về nghệ thuật. - Khao khát về đối tượng chân chính của nghệ thuật, ông đã xúc động bối rối vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. H. Em hiểu về sự nhọc quá của ông họa sĩ như thế nào? - Trước chàng trai đáng yêu ông nhọc quá vì những điều là cho người ta suy nghĩ về anh. H. Suy nghĩ này của ông họa sĩ có tác dụng gì trong truyện? H.Cuộc gặp gỡ của cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên để lại cho cô ấn tượng và tình cảm gì? - Háo hức, hồn nhiên, bàng hoàng, ngỡ ngàng và thán phục cuộc sống của anh thanh niên - Lựa chọn con đường mình sẽ đi. - Nảy sinh tình cảm hàm ơn. GV: Cùng với sự bàng hoàng ấy là tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì một bó hoa to anh tặng cô một cách hết sức vô tư mà còn vì “ một bó hoa khác nữa, bó hoa của những háo hức và mộng mơ ngẫu nhiên anh tặng cho cô”. H. Bác lái xe là người như thế nào, nếu thiếu bác câu chuyện sẽ ra sao? H. Thông qua lời nhận xét của các nhân vật phụ về anh thanh niên lần nữa tác giả muốn giử gắm điều gì tới người đọc? HĐ3. HDHS rút ra ghi nhớ * Mục tiêu - Trình bày được nghệ thuật và nội dung văn bản. - Nhận biết được ý nghĩa của văn bản. * Cách tiến hành H. Trình bày nghệ thuật và nội dung của văn bản? - Hs thảo luận nhóm 4/ 3’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét. - GV chốt + Tình huống truyện. + Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm + Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. + Kết hợp kể với tả + Tạo tính trữ tình cho tác phẩm truyện - Nội dung: - ý nghĩa: Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông họa sĩ, qua đo, tác giả thể hiện lòng yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc HĐ3. Luyệ
File đính kèm:
- tiet 67+ 68.doc