Đề tài Một vài kinh nghiệm khi dạy văn bản "Sang thu" của Hữu Thỉnh - Nguyễn Thị Thu Phương

I. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.

1. Đọc thuộc bài thơ.

2. Hãy viết đoạn văn mười dòng nêu cảm nhận của mình về hình ảnh nào trong bài thơ mà em cho là hay nhất.

3. Xem bài và soạn bài mới “Nói với em”.

* Củng cố- dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tập.

 - Soạn bài mới.

V. KẾT QUẢ:

 Với cách hiểu và hướng khai thác trên, tôi thấy học sinh đã biết tiếp nhận các đơn vị kiến trhức cơ bản mà mục tiêu bài học đề ra. Nắm được giá trị nghệ thuật cũng như tư tưởng của văn bản, biết tích hợp kiến thức các văn bản về mùa thu và từ vững bài “Nghĩa tường mình và hàm ý”. Từ đó bồi dưỡng các em tình yêu thiên nhiên, biết cảm nhận, trân trọng, hiểu được những giá trị về cái hay, cái đẹp đày ý nghĩa trong cuộc sống.

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Qua tiết dạy tôi thấy rằng để học sinh nắm vững kiến thức và hiểu đúng ý nghĩa tác phẩm thì giáo viên phải có định hướng tốt cho tiết dạy của mình. Giúp học sinh tiếp nhận kiến thức môth cách chủ động, thoảI máI, tích cực học tập, mà giáo viên là người hướng dẫn, giúp các em phát hiện, nhận xét và đánh giá theo sự hiểu biết của bản thân. Đây là một trong những kinh nghiệm nhỏ của bản thân giúp các em nắm vững kiến thức của bài học và hiểu rõ ý nghĩa văn bản tâm tư của tác giả.

 Với đề tài này tôi xin gửi gắm những suy nghĩ của mình và những thể hiện bước đầu, mong được thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý để giáo án văn bản “Sang thu” hoàn thiện và chất lượng, đạt hiệu quả tốt hơn./.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm khi dạy văn bản "Sang thu" của Hữu Thỉnh - Nguyễn Thị Thu Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 câu thơ cuối bài thơ tác giả muốn gửi gắm: Chủ thể bài thơ là cái kiêu hùng của mùa thu đã toát lên còn lại chính ở hai câu thơ này, đó là cáI cất cánh của người lính không chỉ là một buổi chiều mùa thu mà là một buổi chiều hoà bình. Có thể nói vẻ đẹp hai câu thơ cuối ngang tàng nhưng lại mang nét đẹp, dịu dàng sâu lắng của mùa thu hoà bình. ở đây cây đứng tuổi là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã trải qua gian nan vất vả, giờ đã vượt lên hoàn cảnh không có gì là run rẩy.
- Tác giả bày tỏ quan điểm của mình: “Giảng văn thơ ngoài phân tích văn bản trên câu thơ mà hãy tìm hiểu sâu sắc hơn điều tác giả muốn gửi gắm, nó có thể nằm ngay tựa đề bài thơ, câu đề tự, lời ghi chú”.
	- Từ những yêu cầu trên giáo viên khái thác hướng bài dạy cho phù hợp sáng tạo với mục tiêu bài học sách giáo khoa đặt ra. Giáo viên cần làm rõ nội dung bài học và ý nghĩa của bài thơ thông qua giáo án và bài dạy trên lớp.
	IV. Giải pháp mới.
	Từ nhận thức mới, quá trình giảng dạy giáo viên phải tìm ra mọi phương pháp dạy, hướng khai thác bài thơ sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất, cảm nhận cáI hay, cáI đặc sắc của bài thơ. Sau đây là giáo án soạn giảng của bản thân tôi khi dạy văn bản này.
Tiết 121
Sang Thu 
 (Hữu Thỉnh)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh.
- Kiến thức: Tìm hiểu chi tiết được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuốn hạ sang đầu thu và điều tam sự của tác giả.
- Kỹ năng: +Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, cảm nhận, tìm hiểu thơ Hữu Thỉnh.
	 + Tích hợp phần văn ở một số bài thơ mùa thu.
 -Thái độ: Yêu thiên nhiên, biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống, hiểu được tâm sự của tác gảI trong mỗi tác phẩm.
B. Thiết bị: Sử dụng bảng phụ và vài bức tranh về mùa thu:
	C.Tiến trình hoạt động dạy học:
* Bài cũ: Kiểm tra bài soạn.
* Bài mới: Giới thiệu bài:
Về bước đi của thời gian, với cái thi nhân của mùa thu luôn là dấu ấn của mình trong những vần thơ, luôn được một vẻ riêng trong trẻo, mùa thu tuyệt đẹp, điệu thơ uyển chuyển mùa nọ tiếp nối mùa kia bằng cách ngắt nhịp rõ ràng như trong thơ Nguyễn Khuyến, Xuân DiệuCòn Hữu Thỉnh làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới, giai điệu mới, con người và cảnh mới, và dễ hiểu thêm nét mới trong thơ Hữu Thỉnh thì chúng ta đi tìm hiểu hình ảnh, ngôn từ trong bức tranh giao mùa “Sang Thu”.
Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Cho học sinh đọc phần chú thích
? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả? 
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
1.Tác giả: 1942
- Quê: Huyện Tam Phúc- Vĩnh Phúc
- Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống mỹ.
-Có nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng.
- Thơ ông ấm áp tình người, giàu sức gợi cảm.
- Hiện là thư ký hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm: Thu 1977 in trên báo văn nghệ, sau đó được in nhiều lần trên tập thơ. Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế, sự biến đổi đất trời từ trong thời điểm giao mùa.
Giáo viên: Nhà thơ kể về thời khắc ông đặt bút làm thơ. Năm 1977 ông tham gia tại viết văn quân đội ở ngoại ô Hà Nội (nay thuộc Khương Hạ- Thanh Xuân- Hà Nội). Đất nước lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình trở lại và lá thu đang ngã màu. Nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn nơi đây. Không có gì đặc sắc hơn, sánh hơn cái màu, cái mùi ổi chín vàng, nhiều trong cái nắng vàng của mùa thuKhông gian cao và thăm thẳm, yên tĩnh. Tác giả tâm sự bài thơ hình thành rất nhanh và tôi cũng lấy làm tâm đắc nên nhâm nhi đọc suốt buổi không chán.
Đọc và tìm hiểu văn bản.
Yêu cầu: Giọng nhẹ, nhịp chậm, khoan thai, suy nghĩ, tình cảm, nhẹ nhàng.
- Giáo viên đọc mẫu ð học sinh đọc
- Nhận xét
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích: sách giáo khoa.
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu cuối bài thơ tác giả đề “Thu 1977”. Đây là chìa khoá của bài thơ, nếu chú ý chúng ta sẽ hiểu thêm được rắng đây là một trong những mùa thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nừu họ là người lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi cũng mang trên đầu không có tiếng máy bay sẽ được đi hái rau, đọc sách mà không có. Suốt ngày một người lính thời chíên phải đối diện với tiếng súng, tiếng bom, chính vì vậy mà lúc nào không phải nghe những âm thanh ấy là quý giá vô cùng.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
? Vì sao em xác định được văn bản này mang đậm chất trữ tình?
Giáo viên trình bày thơ trên bảng phụ.
? Trong câu thơ thứ nhất từ nào diễn tả được trạng thái cảm nhận của nhà thơ? đó là trạng thái gì vậy?
? Tại sao thừ “bổng” lại được đặt ngay trong bài thơ?
? Tác giả “bổng” nhận ra được điều gì? Nhận ra bằng giác quan nào?
? Dấu hiệu mùa thu được nhà thơ cảm nhận từ “hương ổi” có ý nghĩa ghì? Tại sao?
3. Cấu trúc văn bản.
- Thơ mới (5 chữ)
- Phương thức biểu đạt trữ tình kết hợp miêu tả + tình cảm.
- Bộc lộ những rung động của lòng ngừi trước thời điểm sang thu.
4. Tìm hiểu văn bản.
a) Bức tranh giao mùa.
- “Bỗng” -> ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thiên nhiên.
- Giáo viên: Con người đang sống trong khoảng thời gian, không gian nhất định, trong một phút giây nào đó, bất chợt, ngỡ ngàng, sững sờ, không hẹn trước.
Hương ổi
Gió se
Sương chùng chình
=> Dấu hiệu khí tiết trời sang thu, giác quan khứu giác, xúc giác, thị giác.
- Sự thay đổi của tiết trời không phải nét đặc trưng của mây trời, sắc vàng úcc như trong thơ cổ điển, mà dấu hiệu mùa thu về là từ hương ổi.
- Thời điểm trái cây đang độ chín (cuối hạ). Hương ổi không phải là thứ quà sàng trọng, quý hiếm như nho, lê mà hương ổi đem lại vị ngọt ngào, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống thanh bình của người làng quê (Miền Bắc)
Qua đó cho thấy sự gần gũi, gắn bó của con người với chốn quê.
? Từ “Phả”và từ “Gió se” được hiểu như thế nào?
?Em cảm nhận về hai câu thơ này như thế nào? (học sinh trình bày cảm nhận của mình)
- “Phả”Động từ diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn, lan toả.
- Gió se: Gió hơi khẽ, hanh, lạnh.
Giáo viên: Hương ổi thơm nồng nàn phả vào hương thơm, vào gió thu se lạnh, chữ “Phả” đủ để gợi hương thơm như sánh lại, nó sánh bởi hương một phần, bởi hương gió se. Hương thơm được trộn vào gfío được tinh lọc, được cô đặc thêm, nồng nàn quyện lại, trộn lẫn vào không gian đến từng xóm nhỏ, ngõ nhỏ của vùng quê. Đây là món quà của mùa hè ban tặng con người, con người bỗng sững sờ, ngập ngừng. Giữa những khoảnh khắc giao mùa kỳ lạ, điều đó khiến tâm hồn átc giả lay động, giật mình, phảI giật mình để nhận ra đó chính là hương hồn. Mùi hương đơn sơ ấy trở thành quý giá vì nó trở thành chìa khoá vàng mở vào tâm hồn mỗi người, có khi cả một thế hệ.
? Cái sững sờ, ngập ngừng được tác giả cảm nhận qua thị gấic ra sao?
? Em hiểu từ “chùng chình” là gì?
Hình ảnh thơ gợi cho em cảm nhận ra sao?
? Cái “Ngõ” gợi cho em suy nghĩ gì?
Chỉ ra nét nghệ thuật của câu thơ trên?
? Có thể thay từ “Chùng chình” bằng những từ ngữ khác được như: Dình dàng, lững thững?
Trong câu thơ thứ tư tại sao tác giả lại không viết “Mùa thu đã về” mà lại viết “Hình như thu đã về”
- “Sương chùng chình qua ngõ”.
- “Chùng chình”: là hương quẩn nhẹ cố ý như chậm lại hơn ngày thường: Lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn.
- Cái ngõ: Có sương đẫm hương, sương theo gió đang đi qua là cái ngõ thực và nó vừa là cáI ngõ của tác giả thông giữa hai mùa.
=> Nghệ thuật nhân hoá, từ láy gợi tình cảm nhận hương thu ngập ngừng, vấn vương.
- Không thể thay được từ ngữ khác làm nổi bật được tâm trạng lưu luyến, bịn rịn.
- “Hình như”: Diễn tả được cảm giác ngỡ ngàng trước giây phút giao mùa nửa thực, nửa hư.
Giáo viên: cái chính là bất ngờ đột ngột từ khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình) lý trí đều mách bảo thu đã về mà chưa giám tin. Đó là ấn tượng tổng hợp từ hương gió, sương mù, trong hương có gió, có sương, hình như có cả tình. Giây phút giao mùa của thiên nhiên ấy nhiều rồi, thấy rồi, khó tin.
? Nhận xét gì về nghệ thuật ở khổ thơ này?
? Tại sao tác giả lại có cảm nhận tinh tế đến như vậy?
=>Lời thơ thể hiện cảm xúc trực tiếp, tinh tế của tác giả trước không gian giao mùa.
- Bâng khuâng, xao xuyến của người thực sự yêu mùa thu, làng quê, đất nước mới có cảm nhận tinh tế đến như vậy.
Giáo viên: Từ cảm nhận gioác quan, tác động đến lý trí, cảm xúc của tác giả như tràn ra hoà vào cảnh vật xung quanh.
? Bức tranh sang thu được cảm nhận qua sự vật nào trong không gian?
? Em hiểu hình ảnh “dềnh dàng” của dòng sông như thế nào?
? Trái với hình ảnh “dình dàng” thì hình ảnh nào xuất hiện?
? Em hãy chỉ ra bút pháp nghệ thuật của 2 câu thơ này?
? Sự trái ngược này có tạo ra mâu thuẫn không?
Sông dình dãng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ.
+ Dòng sông êm ả, chậm chạp, thong thả, chứ không cuồn cuộn dữ dội, gấp gáp trong những ngày mưa lũ (mùa hạ). Giờ là khoảnh khắc nghỉ ngơi hiếm có thư giãn tâm hồn.
+ “Chim bắt đầu vội vã”-> đàn chim phải gấp gáp, khẩn trương, chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét.
=>Nghệ thuật: Nhân hoá(1) đối lập, trái ngược nhau, Phát hiện tinh tế của tác giả từ “bắt đầu” rất độc đáo vì nó bắt đầu chứ không phải đang vội vã. PhảI tinh tế lắm tác giả mới phát hiện ra từ “bắt đầu” trong những cánh chim bay.
=> Cảm nhận nỗi bẩi bật, thời điểm giao mùa, hoạt động của sự vật trong tự nhiên diễn ra không giống nhau.
Giáo viên: Tác giả không chỉ dừng lại ở sự vật xung quanh mà tác giả còn có cái nhìn rộng hơn, dài hơn.
? Em cảm nhận như thế nào về hai câu thơ: “Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”
- Không khí mùa thu thư thái lắng đọng, lâng lâng, vì thế đám mây mùa hạ thảnh thơi, uyển chuyển, duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Đó là hình ảnh đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời như một giảI lụa, tấm khăn von của người thiếu nữ trên bầu trời nửa còn là mùa hạ, nửa nghiêng mình sang thu.
Giáo viên: Đây là hình ảnh đẹp mà cảm nhận tinh tế của tác giả. Qua hình ảnh đó tác giả đa liên tưởng đến đám mây mùa hạ. Đó là đám mây tròn, trọn vẹn vào mùa thu. Mây mùa hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy dông báo tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ hồ và thực là hai thế 

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiemSKKNdaybaiSangThu0910.doc
Giáo án liên quan