Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 62, 63

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân - Một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước cách mạng tháng tám.

 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.

 - Cảm động và khâm phục lòng yêu nước của những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự hiện đai.

 - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Kĩ năng

 -Biết đọc- hiểu và phân tích được một văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 62, 63, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả.
- Hiểu được một số chú thích khó trong văn bản.
* Cách tiến hành
- GV hướng dẫn học sinh đọc đọc diễn cảm thể hiện được lời đối thoại sinh động ngắn gọn của nhân vật.
- GV nêu tóm tắt phần đầu của truyện mà sgk đã lược bỏ.
- GV đọc một đoạn→ 2 HS đọc tiếp đến hết đoạn cổ ông nghẹn ắng cả lại.
- GV gọi 1 HS tóm tắt tác văn bản
- HS tóm tắt, GV tóm tắt lại nếu cần.
 Ông Hai định ở lại làng cùng du kích kháng chiến giữ làng, nhưng vì hoàn cảnh ông phải dời làng đi tản cư kháng chiến. ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, kể chuyện khoe làng của mình với bà con trên đó. Bỗng một hôm ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp làm Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Ông chủ tịch tìm đến cải chính làng ông là làng kháng chiến ông vô cùng sung sướng.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- HS trả lời , GV cho hs ghi.
và viết truyện từ trước cách mạng tháng tám năm 1945
H. Hoàn cảnh sáng tác truyện làng của nhà văn?
H.Văn bản thuộc thể loại nào?
H. Trong các chú thích chú thích nào theo em là khó và quan trọng vì sao?
- HS hoạt động nhóm bàn 1’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét, GVchốt
HĐ3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
- Nhận biết được bố cục của văn bản
- Hiểu được nội dung từng phần
* Cách tiến hành
H. Nêu bố cục của văn bản? nội dung của từng phần?
- P1, từ đầu đến “ đôi phần”: Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
- P2. còn lại:Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
H. Truyện ngắn làng đã xây dựng đựơc một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
 - Tình huống: cái tin làng ông theo giặc, lập tề mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống?
- đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
H Đ4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Biết được diễn biến tâm trạng của ông Hai.
- Phân tích và cảm nhận được cái hay trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện để bộc lộ được tâm trạng của nhân vật.
* Cách tiến hành
H. Trước khi nghe tin làng theo giặc ông tâm trạng như thế nào? tim chi tiêt chứng minh điều đó?
- ông rất là vui
“ Ruột gan ông như múa cả lên”
GV : đang vui vì không khí thắng lợi của cuộc k/c thì ông nghe cái tin làng chợ dầu theo giặc
H.Tìm chi tiết tả thái độ và tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc? 
- Cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân. ông lặng đi tưởng như không thở được… cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
- Liệu có thật không hở bác, hay là chỉ lại…
- cúi gằm mặt xuống…
H. Qua các chi tiết trên em nhận xét gì về tâm trạng của ông Hai ?
- ông Hai sững sờ ngạc nhiên cao đến độ hốt hoảng, đến nghẹn giọng, lạc giọng, đến khó thở. Cái tin động trời, không thể ngờ có thể xảy ra. vì ông luôn yêu làng và tự hào về làng mình cái gì cũng nhất.
 Nhưng rồi bằng những bằng chứng cụ thể, xác định ông phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy, cử chỉ đầu tin " ông lảng chuyện vả cười nhạt thếch"
 Câu nói của đám người tản cư đeo đẳng ông mỉa mai làm ông xẩu hổ ê chề như là họ đang chửi chính ông vậy. Ông hai cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự trốn tránh xấu hổ và nhục nhã.
GV cho học sinh đọc đoạn: nhìn lũ con… cơ sự này chưa"
H. về đến nhà , nằm vật ra gường nhìn đám con chơi ngoài sân, tâm trạng ông hai như thế nào?
- Thương con và băn khoăn khi ông kiểm điểm lại nhưng người trụ lại trong làng
- Ông phải chấp nhận sự thật nhục nhã ấy
GV: Ông hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi nguời dành cho bọn trẻ: Thương con, ông thoắt vô cùng căm giận dân làng nhưng kẻ mà ông gọi là chúng bay một cách căm ghét và khinh bỉ… đầu hàng, bán nước
 Nhưng rồi ông lại khó tin chuyện tày đình ghê gớm ấy có thể xảy ra. ông tin những người ở lại đã quyết tâm sống mái với giặc, thì làm sao họ có thể đổ đốn và sa đọa biến chất nhanh đến thế
 Nhưng rồi những chứng cứ cứ hiển hiện ông đành một lần nữa chất nhận sự thật nhục nhã, giày vò tâm trí ông " cực nhục chưa?"
 GV: Ông Hai chỉ quanh quẩn không biết đi đâu, về làng không được, ở nhà nghe ngóng binh tình bên ngoài: “ một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang bàn tán đến “ cái chuyện ấy”. Cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam - nhông…là ông lùi ra một góc nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi !”.
- Ông chẳng biết nói cùng ai, đành thủ thỉu với con ….chảy ròng ròng trên hai má
H.Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật tâm trạng ông hai ?
- ( hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại)-> giờ sau chung ta học bài này.
H. qua phân tích và tìm hiểu về nhân vật ông Hai em có nhân xét chung gì về nhân vật này?
I/ Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc, kể tóm tắt
- Đọc
- Kể tóm tắt
2. Thảo luận chú thích
a.Tác giả:
- Kim lân tên thật Nguyễn Văn Tài ( 1920- 2007)
- Sở trường viết truyện ngắn 
- Am hiểu và gắn bó với đời sống nông dân.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thể loại: truyện ngắn
b. Các chú thích khác
II/ Bố cục:
 2 phần
III/ Tìm hiểu văn bản
1. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai.
a/ Diễn biến tâm trạng ông Hai trước cái tin làng theo giặc.
 Tác giả miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật ông Hai qua ý nghĩ, hành động, ngôn ngữ . Thể hiện rõ nỗi ám ảnh thành nỗi sợ hãi cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
4. Củng cố( 1’)
- GV hệ thống lại bài theo nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà tiếp tục học bài theo nội dung đã học trên lớp
- Chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản Làng
Ngày soạn: 16/ 11/ 2013
Ngày giảng: 19/ 11/ 2013
Bài 13, tiết 63
Văn bản: làng ( tiếp theo)
 ( Kim Lân)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân - Một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn trước cách mạng tháng tám.
	- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
	- Cảm động và khâm phục lòng yêu nước của những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự hiện đai.
 - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Kĩ năng
	-Biết đọc- hiểu và phân tích được một văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: bài soạn
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
Iii. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức: ( 1’) lớp 9a:…/ 30 ; lớp 9b:……../ 32
2.Kiểm tra:( 4’) 
H. Nêu diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc?
Trả lời
 Tác giả diễn tả sinh động nỗi ám ảnh thường xuyên cùng nỗi đau xót, tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
H Đ1. Khởi động( 1’)
 Ông Hai rất đau xót, xấu hổ khi nghe tin làng theo giặc, tình cảm của ông Hai với làng được thể hiện như thế nào? cái tin thất thiệt kia liệu có đúng không chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một văn bản tự sự hiện đai.
 - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS đọc phần chữ nhỏ sgk
H. Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai?
- “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
GV: Khi nghe tin làng theo giặc tình yêu làng quê và tình yêu nước đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai
H. Qua các chi tiết trên em hãy cho biết thái độ của ông hai như thế nào?
- Ông dứt khoát lựa chọn theo cách của ông “ yêu làng nhưng làng theo Tây thì phải thù”
H*. Xác định như vậy nhưng liệu ông Hai có từ bỏ được tình yêu quê của ông không? Vì sao? Tâm trạng ông lúc này?
- Dù xác định như thế nhưng ông vẫn không dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ
H. Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai bị đẩy vào tình huống khó xử như thế nào?
- Ông Hai bị đẩy vào tình huống bế tắc tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi ông đi, đi đâu bây giờ ? không ai muốn chứa chấp dân của cái làng việt gian, cũng không thể quay về làng. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải đựơc giải quyết.
GV nhắc học sinh chú ý đoạn: “ông lão ôm thằng con út…cũng vợi đi được đôi phần”
H. Qua những lời tâm sự với đứa trẻ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày lòng mình. Em hãy tìm chi tiết đó?
 - bố con ông nói với nhau về hai việc:
+ nhà ta ở làng chợ Dầu.
+ Anh em có biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ có soi xét cho bố con ông… cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai.Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”
H. Qua lời tâm sự trên có có suy nghĩ gì về tình cảm của ông Hai? 
- Qua lời tâm sự với đứa trẻ nhỏ, ta thấy rõ ở ông Hai
+ Tình yêu sâu nặng cái làng chợ Dầu của ông.
+ Tấm lòng chung thuỷ với k/c , với cách mạng, tình cảm ấy sâu nặng bền vững và thiêng liêng.
H. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ mà tác giả thể hiện trong đoạn này? Tác dụng ?
H. Thái độ, việc làm của ông Hai ra sao khi nghe tin làng được cải chính?
+ Thái độ: hồ hởi vui vẻ.
+ Nét mặt: tươi cười rạng rỡ h

File đính kèm:

  • doctiet 62+ 63.doc