Đề kiểm tra khảo sát tháng 3 /2011 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2010-2011

Câu 1: (2 điểm)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

 a. Cho biết hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh và năm sáng tác của bài thơ?

 b. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.

 c. Chép cặp câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

 Câu 2( 2điểm)

a. Xác định hàm ý trong lời của Binh Tư nói với ông giáo về lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc” của Nam Cao:

 “- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó ”

b. Hãy chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 22/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát tháng 3 /2011 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cẩm Đông
Trường THCS Cẩm Đoài
Năm học 2010-2011
Đề kiểm tra Khảo sát tháng 3 /2011
Môn: Ngữ văn 9 
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 22 tháng 3 năm 2011( buổi sáng)
Câu 1: (2 điểm)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 	a. Cho biết hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh và năm sáng tác của bài thơ?
 	b. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
 	c. Chép cặp câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
 Câu 2( 2điểm)
a. Xác định hàm ý trong lời của Binh Tư nói với ông giáo về lão Hạc trong truyện ngắn ‘Lão Hạc” của Nam Cao:
	“- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó” 	
b. Hãy chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau:
 “ Lão Hạc không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân và rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ”. ( “Lão Hạc” – Nam Cao)
Câu 3 ( 6điểm)
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu thỉnh để làm rõ ý sau:
Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bức tranh thiên nhiên chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu nhẹ nhàng mà rõ rệt qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Hướng dẫn chấm 
đề khảo sát khối 9 tháng 3/2011
Câu 1: (2 điểm)
a.Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm”Viếng lăng Bác” của viễn Phương ( 0,25đ)
	- Bài thơ sáng tác năm 1976 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. (0,25đ)
 b. Phân tích để thấy: (1đ)
 - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
 - Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
 - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
 c. Cặp câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời: (0,5đ)
Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 2: (2 điểm)
a/ Hàm ý trong lời của Binh Tư nói với ông giáo về lão Hạc trong truyện ngắn ‘Lão Hạc” của Nam Cao: Lão Hạc trông thì hiền lành, thật thà nhưng cũng chỉ là phường lưu manh, trộm cắp mà thôi. ( 1đ)
b/ Các phép liên kết câu đã sử dụng trong đoạn văn (1đ):
	- Phép thế: Lão Hạc- Những người nghèo nhiều tự ái- Họ ( 0,5đ)
	 Lão Hạc không hiểu tôi- như thế
 - Phép lặp: Họ – Họ ( 0,5đ)
Câu 3( 6điểm)
1. yêu cầu chung: 
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, toàn diện, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
2. yêu cầu cụ thể:
A. Yêu cầu về kỹ năng: 
- Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế. 
- Nêu được cảm xúc qua từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu của đoạn thơ.
- Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.
B. Yêu cầu về kiến thức:
I- Mở bài :
 - Đề tài mùa thu trong thi ca xưa và nay rất phong phú (ba bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến: Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm; Đây mùa thu tới của Xuân Diệu,). Cùng với việc tả mùa thu, cảnh thu, các nhà thơ đều ít nhiều diễn tả những dấu hiệu giao mùa.
 - “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại có nét riêng bởi chỉ diễn tả các yếu tố chuyển giao màu. Bài thơ thoáng nhẹ mà tinh tế.
II- Thân bài:
 1. Những tín hiệu ban đầu nơi không gian vườn ngõ.
 - Mở đầu bài thơ bằng từ “bỗng” nhà thơ như diễn tả cái hơi giật mình chợt nhận ra dấu hiệu đầu tiên từ làn “gió se” (xúc giác: gió mùa thu nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi bắt đầu chín (khứu giác).
 - Hương ổi ; Phả vào trong gió se : sự cảm nhận thật tinh (vì hương ổi không nồng nàn mà rất nhẹ) ; ở đây có sự bất ngờ và cũng có chút khẳng định (phả : toả ra thành luồng); bàng bạc một hương vị quê.
 - Rồi bằng thị giác : sương đầu thu nên đến chầm chậm, lại được diễn tả rất gợi cảm “chùng chình qua ngõ” như cố ý đợi khiến người vô tình cũng phải để ý.
 - Tất cả các dấu hiệu đều rất nhẹ nên nhà thơ dường như không dám khẳng định mà chỉ thấy “hình như thu đã về”. Chính sự không rõ rệt này mới hấp dẫn mọi người.
 - Ngoài ra, từ “bỗng”, từ “hình như” còn diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng,
 2. Những dấu hiệu mùa thu đã dần dần rõ hơn, cảnh vật tiếp tục được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
 - Cái ngỡ ngàng ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm nhận tinh tế, cảnh vật mùa thu mới chớm với những bước đi rất nhẹ, rất dịu, rất êm.
 - Đã hết rồi nước lũ cuồn cuộn nên dòng sông thong thả trôi (Sông dềnh dàng như con người được lúc thư thả).
 - Những đàn chim di cư bắt đầu vội vã (cái tinh tế là ở chữ bắt đầu).
 - Cảm giác giao mùa được diễn tả rất thú vị bằng hình ảnh : có đám mây mùa hạ ; Vắt nửa mình sang thu – chưa phải đã hoàn toàn thu để có bầu trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Nguyến Khuyến) mà vẫn còn mây và vẫn còn tiết hạ, nhưng mây đã khô, sáng và trong. Sự giao mùa được hình tượng hoá thành dáng nằm duyên dáng vắt nửa mình sang thu thì thật tuyệt.
 3. Khổ thơ cuối là những suy ngẫm, chiêm nghiệm của thi nhân lúc giao mùa.
 - Nắng cuối hạ còn nồng, còn sáng nhưng nhạt màu dần ; đã ít đi những cơn mưa (mưa lớn, ào ạt, bất ngờ,) ; sấm không xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm ì xa xa nên hàng cây đứng tuổi không bị giật mình (cách nhân hoá giàu sức liên tưởng thú vị).
 - Sự thay đổi rất nhẹ nhàng không gây cảm giác đột ngột, khó chịu được diễn tả khéo léo bằng những từ chỉ mức độ rất tinh tế :vẫn còn, đã vơi, cũng bớt.
Hai cõu kết đó khộp lại bài thơ vừa là hỡnh ảnh thiờn nhiờn sang thu, vừa là suy nghĩ chiờm nghiệm về bản thõn, về con người, về đõt nước. Với hỡnh ảnh này, Hữu Thỉnh muốn gửi gắm suy nghĩ của mỡnh: khi con người đó từng trải thỡ cũng vững vàng hơn trước những tỏc động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 
Bài thơ kết thỳc, nhưng dư vị vẫn cũn để người đọc tiếp tục nghĩ suy thờm về cỏi điều nhà thơ tõm sự.
III- Kết bài:
 - Bài thơ bé nhỏ xinh xắn nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị, bởi vì mỗi chữ, mỗi dòng là một phát hiện mới mẻ. Cái tài của nhà thơ là đã khiến bạn đọc liên tiếp nhận ra những đấu hiệu chuyển mùa thường vẫn có mà mọi khi ta chẳng cảm nhận thấy. Những dấu hiệu ấy lại được diễn tả rất độc đáo.
 - Chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tài thơ đặc sắc.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
 + Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
	+ Điểm 4 - 5: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết.
	+ Điểm 3: Bài làm đạt khoảng nửa số ý. Diễn đạt chưa tốt nhưng đã làm rõ đuợc ý. Còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không phải lỗi nặng.
	+ Điểm 1- 2: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
	+ Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_thang_3_2011_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2010.doc
Giáo án liên quan