Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
- Hệ thống kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Có ý thức vận dụng từ trong quá trình xây dựng văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a Kiến thức
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
b. Kĩ năng
Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy logic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
Ngày soạn: 14/ 10/ 2013 Ngày giảng: 17/ 10/ 2013 Bài 9 Tiết 41: tổng kết về từ vựng ( Từ đơn, từ phức,... từ nhiều nghĩa) I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung - Hệ thống kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản. - Có ý thức vận dụng từ trong quá trình xây dựng văn bản. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a Kiến thức Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. b. Kĩ năng Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc- hiểu văn bản và tạo lập văn bản. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng tư duy logic 4. Kĩ năng quản lí thời gian III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi) V. Các bước lên lớp 1.Tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra ( không kiểm tra giành thời gian cho giờ ôn tập) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động( 1’) Để các em nắm chắc hơn những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9, tiết ôn tập hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại các khái niệm từ vựng đã học và vận dụng vào làm một số bài tập. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung * Mục tiêu - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. - Nhận diện từ đơn và từ phức, thành ngữ. - Nhận diện từ ghép và từ láy. - Phân biệt thành ngữ với tục ngữ. - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. - Xác định thành ngữ, nghĩa của từ trong một văn bản cụ thể. - Tìm thành ngữ theo yêu cầu và đặt câu với thành ngữ đó. - Xác định hiện tượng chuyển nghĩa trong một trường hợp cụ thể. * Cách tiến hành H. Thế nào là từ đơn và từ phức ? Nêu ví dụ? - GV gọi HS trả lời→ Gv nhận xét , bổ sung → HS ghi. H. Phân biệt giữa từ ghép và từ láy? H. Xác định từ ghép và từ láy trong bài tập sau. - HS giải bài tập → GV nhận xét, bổ sung. - GV lưu ý HS: Những từ ghép nói trên có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên. H.Thành ngữ là gì? nêu vd? - HS trả lời, GV nhận xét - HS ghi. HS đọc và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài tập, hs nhận xét - GV nhận xét chung và sửa cho HS HS nêu yêu cầu bài tập - GV chia lớp thành nhóm lớn. - Các nhóm hoạt động 8/ 5’ - Các báo cáo bằng cách: lên bảng nhóm thi nhau xem nhóm nào tìm được nhiều thành ngữ. - GV cho HS nhận xét, GV chữa. - GV lưu ý HS: số thành ngữ chỉ yếu tố thực vật trong tiếng Việt không nhiều. H. nêu yêu cầu bài tập - HS giải bài tập , HS nhận xét - GV chữa, HS ghi. H. Nghĩa của từ là gì ? có mấy cách giải thích nghĩa của từ? -HS trả lời→ GV nhận xét, HS bổ sung vào phần ôn những thiếu sót. + GV có hai cách giải thích nghĩa của từ: - Nêu khái niệm mà từ biểu thị - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa để giải thích. H. HS nêu yêu cầu của bài. - HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, HS ghi. H. Chọn cách hiểu đúng trong hai cách hiểu sau và giải thích lí do vì sao chọn. H. Nêu khái niệm về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Nêu ví dụ? - HS trả lời. - GV bổ sung, HS ghi phần còn thiếu sót vào vở. GV: thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. VD: Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho …càng ngày càng xuân. - xuân: chỉ mùa xuân - Xuân: chỉ sự tươi đẹp của đất nước. - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập - HS giải bài tập. GV nhận xét, chữa. GV: Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa vì nghĩa chuyển này của từ hoa là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ. I/ Từ đơn và từ phức A.Lí thuyết 1. Từ đơn: chỉ gồm có một tiếng. VD: đi, đứng, chạy, nhảy, cây , trời… 2. Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng. VD: Xanh xanh, công nhân, học sinh, quần áo, sách vở… - Từ phức gồm hai loại: + Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: điện máy, xăng dầu, lao động, trắng đen… + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đẹp đẽ, lạnh lùng, lao xao, sạch sành sanh… B. Bài tập - Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cây cỏ, đau đớn, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. - Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. II/ Thành ngữ 1. Lí thuyết - Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… VD: Mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng, ăn cháo đá bát, đem con bỏ chợ, hàm chó vó ngựa, chó cắn áo rách… B. Bài tập: 1. xác định thành ngữ, tục ngữ a/ Thành ngữ: - Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm. - Được voi đòi tiên: lòng tham vô độ, có cái này lại đòi cái khác. - Nước mắt cá sấu: Hành động giả dối được che đậy một cách tinh vi, rất dễ lừa những người dễ tin. b/ Tục ngữ: - Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. - Chó treo mèo đậy 2. Tìm thành ngữ - Các thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: Như chó với mèo, đầu voi đuôi chuột, như hổ về rừng, miệng hùm gan sứa, vuốt râu hùm, kiến bò chảo nóng, mỡ để miệng mèo, như mèo thấy mỡ, mèo mả gà đồng, lên xe xuống ngựa, ăn ốc nói mò… - Thành ngữ chỉ yếu tố thực vật: Bãi bể nương dâu, cắn rơm cắn cỏ, cây cao bóng cả, cây nhà lá vườn, cưỡi ngựa xem hoa, dây cà ra dây nuống, bẻ hành bẻ tỏi… - Giải thích ý nghĩa và đặt câu: +Điệu hổ li sơn: dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có ưu thế để dễ chinh phục, dễ bề đánh thắng. VD: Công an đã dùng kế điệu hổ li sơn để bắt tên cướp. 4. Tìm hai dẫn chứng về thành ngữ sử dụng trong văn chương. - Cá chậu chim lồng: cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do( truyện Kiều). - Bảy nổi ba chìm: Sống lênh đênh gian truân, lận đận. ( Bánh trôi nước). III/ Nghĩa của từ. A/ Lí thuyết. - Nghĩa của từ: Là nội dung ( sự vật, tính chất, quan hệ, hoạt động…) mà từ biểu thị. B. Luyện tập 1. Chọn cách hiểu đúng trong bốn cách hiểu đã cho. - Chọn cách a - Không thể chọn các cách còn lại vì: + b/ vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “ người phụ nữ” +c/ vì trong hai câu này nghĩa của từ mẹ có thay đổi - nghĩa của từ mẹ trong “ mẹ em rất hiền” là nghĩa gốc. - nghĩa của từ mẹ trong “ thất bại…” là nghĩa chuyển. +d/ vì nghĩa của từ mẹ và nghĩa của từ bà có phần nghĩa chung là “ người phụ nữ” 3. Chọn cách hiểu đúng trong hai cách sau và giải thích lí do chọn. - Cách giải thích b là đúng, vì dùng từ “ rộng lượng” định nghĩa cho từ “ độ lượng( giải thích bằng từ đồng nghĩa), phần còn lại cụ thể hoá cho từ “ rộng lượng” - Cách giải thích a không hợp lí, vì dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ IV/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. A/ Lí thuyết - Từ nhiều nghĩa: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa + Từ một nghĩa: Xe đạp , máy nổ… + Từ nhiều nghĩa: Chân , mũi, xuân - trong từ nhiều nghĩa có : + Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. B/ Bài tập: Từ “hoa” được dùng theo nghĩa nào? - Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. 4.Củng cố( 1’) GV hệ thống lại bài theo nội dung ôn tập 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) - HS về nhà học bài, ôn tập lại nội dung đã ôn tập tại lớp. - Chuẩn bị tiếp ôn tập từ vựng tiết tiếp theo ( Yêu cầu chuẩn bị theo nội dung câu hỏi sgk)
File đính kèm:
- tiet41.doc