Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47, 48

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hỏm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.

 - Giáo dục lòng tinh thần yêu nước và lòng biết ơn các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

 - Tích hợp môi trường

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng sáng tạo.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phán ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng của những người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.

b. Kĩ năng

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 47, 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h độc đáo trong bài thơ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chân dung nhà thơ Chính Hữu
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ( 15’)
 Chép thuộc lòng 6 câu đầu bài thơ Đồng chí ? Phân tích chi tiết thơ “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Trả lời
- HS đọc thuộc lòng 6 câu thơ đầu trôi chảy, rõ ràng.
- Phân tích
 Hoàn cảnh xuất thân của các anh bộ đội đều cùng chung cảnh ngộ nghèo khó ở các vùng miền khác nhau trong cả nước.
- HS trả lời – GV nhận xét cho điểm
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động (1)
 Trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc có rất nhiều nhà thơ đã ghi lại được những hình ảnh độc đáo. Một trong số đó có nhà thơ Phạm Tiến Duật ông đã ghi lại được hình ảnh của những chiến sĩ lái xe dũng cảm, vui tính… chúng ta hãy đến với bài thơ để tìm hiểu và biết thêm về họ.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2: đọc và thảo luận chú thích
* Mục tiêu
 - Đọc đúng văn bản.
 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
 - Hiểu được một số từ ngữ khó trong văn bản.
*Cách tiến hành
- GV hướng dẫn học sinh đọc: lời thơ gần với lời nói thường, lời đối thoại với giọng rất tự nhiên, có vẻ ngang tàng, sôi nổi của tuổi trẻ…
- GV đọc mẫu – 2 HS đọc
- GV nhận xét- bổ sung, uốn nắn cho HS.
H. Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
ả: Phạm Tiến Duật ( 1941- 2007)
- Nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn.
- Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên,sâu sắc.
H. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
H. Trong các chú thích sgk chú thích nào theo em là quan trọng ? vì sao
- HS thảo luân nhóm bàn/ 1’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- GV chốt
H. Nhan đề bài thơ giúp em hình dung điều gì?
 Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh.
HĐ3. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng sáng tạo.
 - Trình bày và hiểu được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phán ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
* Cách tiến hành
H. Tác giả đã đưa vào bài thơ những hình ảnh độc đáo nào?
- Đó là hình ảnh của những chiếc xe không kính
H. Tìm chi tiết cho biết nguyên nhân nào khiến xe không có kính? 
Xe không kính …vì bom giật, bom rung.
H. Trải qua chiến tranh những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào?
 - Không kính, không đèn.
 - Không có mui, thùng xe xước
=> Liên tiếp một loạt các từ phủ định diễn tả độc đáo, chân thực những chiếc xe trên đường ra trận. Bom đạn chiến tranh còn làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa.
H*. Hãy nhận xét về từ ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ? tác dụng
 => Động từ mạnh, cách tả thực rất gần gũi với văn xuôi, có giọng thản nhiên pha một chút ngang tàng, khơi dậy không khí dữ dội của cuộc chiến tranh.
GV: Trong chiến tranh những chiếc xe như vậy không phải là hiếm, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo. Những chiếc xe không kính hiện lên thực tới mức trần trụi, khơi gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mĩ cam go khốc liệt. Dù trải qua muôn vàn gian khổ, những chiếc xe ấy vẫn băng băng ra chiến trường.
30’
I. Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc bài thơ
2. Thảo luận chú thích
a.Tác giả
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập thơ “ Vầng trăng quầng lửa” 
- Thể thơ: tự do
b.Các chú thích khác 
1,3,5
II. Tìm hiểu bài thơ
1.Hình ảnh những chiếc xe không kính
 Lựa chọn những chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực, sử dụng ngôn ngữ đời thường khơi dậy không khí khốc liệt của cuộc chiến tranh: bom đạn kẻ thù đã để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính.
4 Củng cố( 1’)
 GV hệ thống lại bàin theo nội dung học trên lớp.
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- HS về nhà học bài theo nội dung học trên lớp, học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài: Phần tiếp theo của bài thơ
( Chuẩn bị nội dung câu hỏi theo sgk)
Ngày soạn: 25/ 10 / 2013
Ngày giảng: 29/ 10/ 2013
Bài 10. Tiết 48: bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn những năm tháng đánh Mĩ ác liệt và chất giọng hỏm hỉnh, trẻ trung trong một bài thơ của Phạm Tiến Duật.
	- Giáo dục lòng tinh thần yêu nước và lòng biết ơn các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
	- Tích hợp môi trường
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
	- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng sáng tạo.
	- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phán ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
b. Kĩ năng
	- Biết và phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
	- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chân dung nhà thơ Chính Hữu
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ( 5’)
Đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết trải qua chiến tranh những chiếc xe đã biến dạng như thế nào?
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ
- Trong chiến tranh chiếc xe đã bị biến dạng: không đèn, không kính…
3. Bài mới
H Đ1. Khởi động ( 1')
GV tóm tắt lại tiết 1 và vào bài
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng sáng tạo.
 - Trình bày và hiểu được hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phán ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng… của những người làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc họa trong bài thơ.
* Cách tiến hành
GV cho học sinh đọc lại văn bản
- HS đọc khổ thơ 2, 3
H. Trên những chiếc xe không kính ấy, chiến xĩ lái xe xuất hiện như thế nào?
 ( Em có thể hình dung tư thế của họ)
- Họ vẫn ở tư thế ung dung, hiên ngang, oai hùng mặc dù trải qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn, gian khổ
H. Từ trong chiếc xe không kính ấy cái nhìn của họ như thế nào?
+ Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng.
+ thấy: Gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim.
GV: Đó là cái nhìn đậm chất lãng mạng, chỉ có ở những con người cam đảm, vượt lên trên những thử thách của chiến trường
H*. Em có nhận xét gì về từ ngữ và nhịp điệu bài thơ? Tác dụng?
=>Điệp từ, nhịp điệu thơ dồn dập, giọng khoẻ khoắn, tràn đầy niềm vui. Tác giả đã miêu tả thế của người lái xe làm chủ hoàn cảnh, ung dung, sẵn sàng băng ra trận, người lính hoà nhập với thiên nhiên, tìm thấy hạnh phúc niềm vui trong chiến đấu. 
- GV: HS chú ý khổ thơ 3, 4.
H. tìm những câu thơ thể hiện sức chụi đựng phi thường của người lính lái xe?
- Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối, gió xoa mắt đắng, cười ha ha
H*. Qua những hình ảnh trên, em hãy nêu những cảm nhận của em về người lính trong khổ thơ này? cách nói “ ừ thì” ở đây có tác dụng gì?
- ngôn ngữ của những người lính lái xe, ngôn ngữ văn xuôi đời thường vào bài thơ làm cho bài thơ mang giọng điệu mới mẻ, trẻ trung, tinh nghịch.
=>Vẫn bằng giọng điệu ngang tàng đùa tếu nghịch ngợm tác giả tiếp tục khắc họa tinh thần lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ của người lính lái xe.
- HS đọc khổ thơ 5,6
H*. Em cảm nhận được gì ở hai khổ thơ đó?
“ Những chiếc xe từ trong bom rơi
…bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
 Người đọc lần đầu tiên được bắt gặp trong thơ hình ảnh thật lãng mạn, hào hùng: những người lính bắt tay qua cửa kính vỡ. Cái bắt tay thay cho lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm ra trận, truyền sức mạnh cho nhau vượt qua gian khổ.
H. Những người lính quây quần tụ hội bên nhau qua hình ảnh cụ thể nào?
- Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
- chung bát đũa ấy là gia đình…
- Mắc võng chông chênh
→ tất cả chỉ là tạm thời , còn mục đích tất cả là đi, lại đi lại lên đường. Sinh hoạt khẩn trương những vẫn đàng hoàng, đây chính là những phút nghỉ ngơi hiếm có, những phút sum họp gia đình đặc biệt của họ hàng nhà lính lái xe.
H. Nhà thơ trở lại tả chiếc xe không kính để làm gì? Câu kết “chỉ cần trong xe có một trái tim” hay ở chỗ nào?
=> Nhà thơ nhắc lại, tả lại hình ảnh “ chiếc xe không kính, không đèn, thùng xe xước…để khẳng định những khó khăn gian khổ ngày càng tăng của cuộc chiến tranh. Nhưng mặc cho bom rơi đạn nổ những chiếc xe vẫn chạy, “ chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim yêu nước, mang lí tưởng khát vọng cao đẹp : Quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. 
H*.Qua tìm hiểu các khổ thơ trên em có nhận xét chung gì về nghệ thuật và hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn được thể hiện như thế nào?
- GV liên hệ hình ảnh của những người lính lái xe luôn gắn liền với những cô thanh niên xung phong. Đã có nhiều bài hát ca ngợi về họ
H. Chiến tranh đã lùi xa, những qua sử sách em có cảm nhận được gì về sự khốc liệt của chiến tranh và vấn đề môi trường do chiến tranh để lại
 - HS phát biểu
 - GV liên hệ:
 - Chất độc da cam làm cho bao thế người Việt Nam hôm nay vẫn phải chụi những di chứng khủng khiếp của nó, hàng triệu tấn bom mìn làm cho cuộc sống của bao người dân 
HĐ3.HDHS rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
 Trình bày được nghệ

File đính kèm:

  • doctiet 47+ 48a.doc