Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Đề bài: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh

a. Mức tối đa:

Học sinh đạt các yêu cầu:

* Hình thức: (2,0 điểm)

- Viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường.Thể hiện sự sáng tạo, hấp dẫn trong hành văn.

 - Kể lại được chi tiết, các sự việc chính. Đó là trận chiến đấu nào? Diễn biến của trận chiến ấy ra sao? Đó phải là một trận chiến đầu có ý nghĩa to lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta hoặc của các dân tộc yêu chuộng hòa bình khác trên thế giới. Lời kể phải tự nhiên, chân thực như em đã từng được tham gia hoặc trực tiếp chứng kiến.

 - Sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả, kết hợp với biểu cảm cũng như sử dụng từ ngữ xưng hô cũng phải phù hợp với thời kì lịch sử mà trận chiến diễn ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 2 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
BÀI KIỂM TRA NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN NGỮ VĂN 9
Tuần 8 - Tiết 36 + 37: Tập làm văn
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
(Văn tự sự)
Đề bài : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(Văn tự sự)
Đề bài: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh
a. Mức tối đa:
Học sinh đạt các yêu cầu:
* Hình thức: (2,0 điểm)
- Viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường.Thể hiện sự sáng tạo, hấp dẫn trong hành văn.
	- Kể lại được chi tiết, các sự việc chính. Đó là trận chiến đấu nào? Diễn biến của trận chiến ấy ra sao?  Đó phải là một trận chiến đầu có ý nghĩa to lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta hoặc của các dân tộc yêu chuộng hòa bình khác trên thế giới. Lời kể phải tự nhiên, chân thực như em đã từng được tham gia hoặc trực tiếp chứng kiến.
	- Sử dụng kết hợp với yếu tố miêu tả, kết hợp với biểu cảm cũng như sử dụng từ ngữ xưng hô cũng phải phù hợp với thời kì lịch sử mà trận chiến diễn ra.
* Nội dung: (8,0 điêm)
HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song về cơ bản, cần nêu được các ý sau:
1. Mở bài:
- Đất nước ta đã có bao nhiêu trận chiến đấu các liệt với những chiến công hiển hách.
- Trận chiến đấu đã để lại cho em những cảm xúc khó phai.
2. Thân bài:
- Kể khái quát về trận chiến đấu:
+ Diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
+ Em đã được biết về trận chiến ấy từ ông (bà) kể lại hay sau khi học môn học nào hoặc sau khi xem phim?
- Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn:
+ Chuẩn bị, phòng ngự.
+ Tấn công: tư thế chủ động, tinh thần dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân ta; sự chống trả của địch
	(Kết hợp miêu tả tư thế, hành động của ta, của địch; tả quang cảnh của trận chiến Khi kể, chú ý làm nổi bật vai trò của vị chỉ huy tài giỏi, anh dùng và một vài chi tiết thể hiện tinh thần quả cảm của quân ta).
- Kể lại kết quả của trận chiến đấu:
+ Quân ta: chiến thắng (kết hợp với miêu tả không khí chiến thắng, nét mặt, nụ cười của những người lính) và những hi sinh mất mát
+ Quân địch: thất bại (kết hợp với miêu tả không gian hoang tàn sau trận chiến, hình ảnh những tên lính còn sống sót) 
- Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử.
3. Kết bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy.
- Tự hào về lòng yêu nước của các thế hệ cha ông, về những trang sử vàng của dân tộc ta.
- Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau.
 Mức chưa tối đa: Bài làm chưa đầy đủ các nôi dung trên.
(GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp)
 Mức không đạt: Trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_viet_bai_tap_lam_van_so_2_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc
Giáo án liên quan