Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 38: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu trả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyệ với miêu trả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị:
1. GV: Bài soạn, Một số đoạn văn tự sự có miêu tả nội tâm nhân vật.
2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Ngày soạn: 2/10/2014 Ngày giảng: 9A: / /2014 9B: / /2014 Tiết 38 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. Mục tiêu cần đạt Kiến thức - Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. 2. Kĩ năng - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu trả nội tâm trong văn bản tự sự. - Kết hợp kể chuyệ với miêu trả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc B. Chuẩn bị: 1. GV: Bài soạn, Một số đoạn văn tự sự có miêu tả nội tâm nhân vật. 2. HS: Đọc trước bài, tìm hiểu các ví dụ trong SGK. C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp... D. Các hoạt động dạy – học 1/ Ổn định tổ chức: 1' 9A:.............................9B:................................. 2/ Kiểm tra bài cũ: 5' ? Đọc thuộc lòng những câu thơ miêu tả trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Kết hợp yếu tố miêu tả trong VB tự sự có tác dụng gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài * Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu yếu tố MT nội tâm trong VBTS - Mục tiêu: + Hs hiểu được khái niệm MTNT trong VBTS. + Chỉ ra được MTNT trong VBTS - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu. - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Cho HS đọc đoạn văn Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du. ? Tìm những câu thơ tả cảnh? - “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa ...........bụi hồng dặm kia” - “Buồn trông cửa biển chiều hôm ầm ầm tiếng sóng........... ghế ngồi” ? Tìm những câu thơ tả tâm trạng của nàng Kiều? “Bên trời góc bể bơ vơ Có khi gốc tử đã vừa người ôm” ? Những câu thơ tả cảnh có quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật? GV: Miêu tả bên ngoài bao gồm cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người, sự vật....có thể quan sát trực tiếp được. Miêu tả nội tâm bao gồm những suy nghĩ của nhân vật. Miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm có mqh với nhau. Nhiều khi qua miêu tả hoàn cảnh ngoại hình có thể cho ta thấy được tâm trạng bên trong nhân vật. Ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng, người đọc có thể hiểu được hình thức bề ngoài. ? Miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VBTS? ? Đọc đoạn văn và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả? ? Qua 2 Bt trên em hiểu miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì? ? Có thể miêu tả NT bằng những cách nào? I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 1- Bài tập 1: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. a) Những câu thơ tả cảnh: b) Những câu thơ miêu tả nội tâm c) Quan hệ của những câu thơ tả cảnh , nội tâm: + Miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình thấy được tâm trạng bên trong và ngược lại. => Khi miêu tả phải hòa hợp giữa nội tâm và ngoại hình. d) Tác dụng của miêu tả nội tâm: - Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần” của nhân vật, tái hiện những trăn trở dằn vặtcủa nhân vật. 2- Bài tập 2: Đọc đoạn văn và nhận xét: Tác giả tả nội tâm bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ của Lão Hạc * Ghi nhớ: (SGK trang 117) * Hoạt động 3 : HDHS Luyện tập - Mục tiêu: Xác định các chi tiết miêu tả ý nghĩa, tâm trạng, thái độ cảm xúc của nhân vật. - Phương pháp: Thực hành,thảo luận. - Thời gian: 15p’ - Cho Hs đọc BT1, nêu yêu cầu của BT1. - HD HS hoạt động cá nhân. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét và chữa bài. Sau khi T.Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối dẫn một gã đàn ông tới nhà Vương ông. Gã ấy khoảng trên 40 tuổi, ăn mặc chải chuốt... Khi vào nhà Vương ông, gia chủ chưa kịp mời thì hắn đã ngồi tót lên ghế thật ngạo mạn, xấc xược; đến khi chủ nhà hỏi han thì gã bộc lộ rõ chân tướng một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trống không. Gã có vẻ đắc trí ngồi gật gù... Trong khi mụ mối và Mã Giám sinh giường như đang “ say ngắm sắc đẹp” và một cuộc mua bán được ngã giá thì nàng Kiều đáng thương chết lặng đi trong nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề... nàng đâu ngờ c/đ mình lại đến nông nỗi này... cuối cùng thì cuộc mặc cả cũng ngã giá. - Gọi HS đọc BT3, nêu yêu cầu Bt3. HS làm vào vở nháp – Gọi 1 số em trình bày, lớp góp ý.- GV chốt ý. II- Luyện tập Bài tập 1: VB “Mã Giám Sinh mua Kiều” - Miêu tả ngoại hình của MGS: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo ...... bao” - Miêu tả nội tâm Thúy Kiều: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thềm hoa .. bước, lệ hoa mấy hàng Ngại ngùng dợn sóng e sương Ngừng hoa bóng thẹn.......mặt dày” - HD HS viết đoạn văn: + Ngôi kể số 1 (Kiều), hoặc số 3 (người chứng kiến) + Nhân vật chính: “Mã”: miêu tả vẻ bên ngoài. + Miêu tả nội tâm của Thuý Kiều. Bài tập 3: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn (Chú ý: Kết hợp miêu tả tâm trạng sau khi gây ra sự việc đó.) 4. Củng cố - Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về vai trò của miêu tả nội tâm trong văn tự sự. 5. Hướng dẫn về nhà - Về nhà học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện các làm bài tập còn lại - Chuẩn bị bài: Cây trứng gà bất tử(VH Thái Nguyên) * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tiet 38.doc