Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nhận biết và hiểu được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

 - Có ý thức trau dồi vốn từ để làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

 Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.

b. Kĩ năng

 Biết giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng xác định giá trị

3. Kĩ năng tư duy logic

4. Kĩ năng quản lí thời gian

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 10/ 20113
Ngày giảng: 09/ 10/ 2013
Bài 7
Tiết 34: Trau dồi vốn từ
I.Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nhận biết và hiểu được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
	- Có ý thức trau dồi vốn từ để làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
 Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
b. Kĩ năng
 Biết giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy logic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. Tổ chức: Lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra: ( 5’)
H. Thuật ngữ là gì? đặc điểm của thuật ngữ ? tìm hai thuật ngữ trong bộ môn ngữ văn?
Trả lời
 Thuật ngữ biểu thị một khái niệm khoa học, công nghệ và được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 VD: Nhân hóa, danh từ…
 - HS trả lời→ GV nhận xét và cho điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động ( 1)
H. Vì sao phải giải thích nghĩa của từ?
- HS trả lời- GV vào bài
 Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu
 Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
- HS đọc bài tập sgk
H.Qua ý kiến sau, em hiểu tác giả muốn nói điều gì? 
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt.
- Muốn trau dồi tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ. 
GV treo bảng phụ.
- HS đọc bài tập trên bảng phụ.
H. xác định lỗi trong các câu trên ?
- Cả ba câu người viết đều mắc lỗi dùng từ
a/ Thừa từ đẹp vì dùng từ thắng cảnh thì không dùng từ đẹp,thắng cảnh nghĩa là đẹp.
b/ dùng sai từ dự đoán, vì dự đoán có nghĩa là “đoán trước được tình hình, sự việc nào đó xảy ra trong tương lai” vì thế ở đây chỉ dùng từ phỏng đoán, ước đoán…
c/ dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là “ Thúc đẩy cho phát triểm nhanh lên”. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp chứ không có nghĩa là nhanh hay chậm.
H*. Em hãy giải thích vì sao lại mắc những lỗi này, vì “ tiếng ta nghèo”hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”?
- Sở dĩ mắc những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. Rõ ràng là không phải là do “tiếng ta nghèo” mà do người viết “ Không biết dùng tiếng ta”.
H.Như vậy để biết “dùng tiếng ta” người viết cần phải làm gì?
- GV hệ thống hóa kiến thức
H. Qua tìm hiểu bài học em hãy cho biết để sử dụng tốt tiếng việt người viết phải làm gì?
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- GV cho HS đọc bài tập sgk.
H* .Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài như thế nào?
 - Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đai thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
H.So sánh hình thức trau dồi vốn từ nêu ở bài tập trên với hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài? em rút ra nhận xét gì?
+ HS thảo luận nhóm 4/ 3'
+ Các nhóm báo cáo trả lời
- Trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
- Còn việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
- GV hệ thống hóa kiến thức. 
H. Qua tìm hiểu bài tập em hãy cho biết người ta còn trau dồi vốn từ bằng cách nào?
-1 hs đọc ghi nhớ sgk.
H.Để tăng vốn từ cần em phải làm gì ( BT5)
- chú ý quan sát lắng nghe.
- Đọc sách báo
- Ghi chép những từ mới đã nghe đựơc, đọc được.
- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp
HĐ2. HDHS luyện tập
* Mục tiêu
 - Xác định nghĩa của tiếng và của từ trong cụm từ hoặc câu cụ thể.
 - Lựa chọn từ ngữ đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.
 - Phân tích cách sử dụng từ ngữ hiệu quả trong một văn bản cụ thể.
 - Rút ra biện pháp để tăng vốn từ.
 - Tìm các từ có yếu tố cấu tạo từ hoặc có mô hình cho trước.
 - Nhận ra và biết cách sửa lỗi dùng từ.
* Cách tiến hành
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài→ HS nhận xét→ GV nhận xét, sửa.
-HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 
- HS hoạt động nhóm→ các nhóm báo cáo → HS các nhóm nhận xét→ GV nhận xét, chữa.
- GV chia lớp 4 nhóm, thời gian HĐ(5’)
+ Nhóm 1+2: làm phần a
+Nhóm 3+4: làm phần b
- HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
- HS làm bài. 
- HS + GV nhận xét, chữa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài.
- HS và GV cùng chữa.
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS và GV sửa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài
- HS làm bài.
- HS và GV nhận xét, chữa.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS hoạt động nhóm, các nhóm thi nhau xem nhóm nào tìm được nhiều hơn
- các nhóm báo cáo.
- HS + GV nhận xét.
10’
8’
18’
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1. Bài tập: ( sgk)
+ Trau dồi vốn từ:
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt
- Muốn sử dụng tốt tiếng Việt trước hết phải trau dồi vốn từ.
- Người viết phải rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
2.Ghi nhớ.
- Rèn luyện để biết được chính xác nghĩa và cách dùng từ.
I. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
1.Bài tập
- Thường xuyên học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ của cá nhân.
2. Ghi nhớ
- Rèn luyện bằng thường xuyên học hỏi.
III. Luyện tập
Bài tập1:Chọn cách giải thích đúng.
a/ kết quả xấu
b/ chiếm được phần thắng.
c/ Sao trên trời.
Bài tập 2: Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt.
a/ Tuyệt:
- Dứt không còn gì: tuyệt chủng( Bị mất hẳn nòi giống), tuyệt tự ( Không có người nối dõi), tuyệt thực( nhịn đói để phản đối – một hình thức đấu tranh).
- Cực kì nhất: tuyệt đỉnh( điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt tác( tác phẩm văn học, nghệ thuật hay đẹp đến mức coi như không còn có thể hay hơn), tuyệt trần( nhất trên đời không có gì bằng), tuyệt mật ( cần được gữi bí mật tuyệt đối)
b/ Đồng 
- Cùng nhau, giống nhau:đồng âm( có âm giống nhau), đồng bào( những người có cùng giống nòi, một dân tộc, một Tổ Quốc), đồng bộ( phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng), đồng chí( người cùng chí hướng chính trị), đồng dạng( có cùng một dạng như nhau), đồng khởi ( cùng vùng dậy để phá ách kìm kịp), đồng niên( cùng một tuổi), đồng sự ( cùng làm việc ở một cơ quan), đồng môn( cùng học một thầy một trường)
- Trẻ em: đồng ấu( trẻ em khoảng 6, 7 tuổi), đồng dao( lời hát dân ca của trẻ em), đồng thoại( truyện viết cho trẻ em)
- (chất) đồng: trống đồng( nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống đúc bằng đồng)
Bài tập 3.Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
- dùng sai từ im lặng→ thay bằng từ yên tĩnh , vắng lặng.
- Dùng sai từ thành lập thay bằng từ thiết lập quan hệ ngoại giao.
sai : cảm xúc thay từ xúc động.
Bài tập 4. Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên
 Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
.Bài tập 6 . Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
a/ điểm yếu c/ đề bạt e. hoảng loạn
b/ mục đích cuối cùng d/ láu táu
Bài tập7. Phân biệt nghĩa của các từ sau.
a. Nhuận bút: tiền trả cho người viết tác phẩm
- Thù lao: trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra
Bài tập 8. tìm 5 từ ghép và 5 từ láycó yếu tố cấu tạo giống nhau về nghĩa.
- bàn luận- luận bàn, ca ngợi – ngợi ca, đấu tranh – tranh đấu, cầu khẩn- khẩn cầu, khổ cực – cực khổ…
- ao ước- ước ao, bề bộn- bộn bề, dào dạt – dạt dào, hắt hiu- hui hắt…
4. Củng cố ( 1’) GV hệ thống lại bài,
5.Hướng dẫn học tập(1’)
- Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích

File đính kèm:

  • doctiet 34a.doc