Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 45

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

 - Trình bày được một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta.

 - Hiểu được những Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tình thần của những người chiến sĩ trong bài thơ

 - Nhận biết và hiểu được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

2. Kĩ năng

 - Biết đọc diễn cảm bài thơ hiện đại

 - Biết bao quát toàn bộ tác phẩm. Hiểu được mạch cảm xúc trong bài thơ.

 - Tìm hiểu và phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3.Thái độ

 Có tình yêu và lòng biết ơn những anh hùng đã xả thân vì đất nước.

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Trình bày được một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
 - Hiểu được một số từ ngữ khó trong văn bản.
* Cách tiến hành
- GV hướng dẫn đọc: yêu cầu chậm rãi, tình cảm, chú ý câu thơ đồng chí cần đọc với giọng sâu lắng, ngẫm nghĩ: câu thơ cuối đọc với giọng ngân nga.
- GV đọc mẫu toàn bài→ 1 HS đọc lại một lượt
- GV uốn nắn giọng đọc của học sinh.
H. Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả?
+ HS trả lời :
- Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc(1926- 2007)
- Đề tài viết chủ yếu về người chiến sĩ.
- Năm 2000 ông được nhận giải thưởng HCM về VHNT
– GV cung cấp thêm
- 20 tuổi tòng quân, là chiến sĩ trong trung đoàn Thủ đô.
- Đề tài viết chủ yếu về người chiến sĩ.
H. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu, hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn khó khăn, nhờ có tình đồng chí giúp họ vượt qua mọi khó khăn.
- Tác giả viết bài thơ vào đầu năm 1948 khi ông cùng đồng đội tham gia chiến đấu…
H. Bài thơ được viết thể thơ nào? t/d
 Tự do bộc lộ cảm xúc không bị gò theo mẫu
H.Trong các chú thích trên chú thích nào là khó và quan trọng ? vì sao?
- Thảo luận nhóm bàn (1’)
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt.
HĐ3. HDHS tìm bố cục
* Mục tiêu
 Biết xác định bố cục các phần trong văn bản.
 Hiểu được nội dung của từng phần.
* Cách trình bày
H. Bài thơ chia thành mấy phần? Nội dung từng phần?
 - 6 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội .
- 11 câu tiếp: Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
- 3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.
HĐ4. HDHS tìm hiểu văn bản.
* Mục tiêu
 - Biết và hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tình thần của những người chiến sĩ trong bài thơ
 - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
*Cách tiến hành
- HS đọc khổ thơ 1( 6 câu đầu)
H. Mở đầu bài thơ tác giả giới thiệu quê hương của các anh như thế nào?
 “ Quê hương…đồng chua
 Làng tôi… sỏi đá”
H.Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả?
 Giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình. 
H. Những hình ảnh “ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của các anh?
=> hoặc đều xuất thân từ nông dân lao động nghèo khổ từ nhiều làng quê VN tập hợp thành đội quân cách mạng. 
=> Thành ngữ “nước mặn đồng chua”là hình ảnh dải đất đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối, còn làng tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc khô cằn sỏi đá
H*. Vì sao từ những người xa lạ ở khắp mọi miền đất nước, họ lại trở nên thân thiết? 
- Họ chung mục đích, chung lí tưởng cao đẹp.
H. Câu thơ nào thể hiện rõ điều đó?
“ Súng bên súng đầu sát bên đầu”
H.Em hiểu câu thơ này như thế nào?
- Như đã nói ở trên họ cùng ra trận để đánh giặc để bảo vệ quê hương đất nước. Hình ảnh đầu sát bên đầu cho thấy sự tâm đầu ý hợp của đôi ban-> đây chính là cách nói đầy hình tượng.
H. Điều gì khiến họ trở thành tri kỉ? Tìm câu thơ để chứng minh
- Cùng chia ngọt sẻ bùi “ Đêm rét chung chăn…”
H. Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ này?
- Hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm
GV: đây là một câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm của thời gian khổ cực nơi chiến trường.
H*.Qua tìm hiểu 6 câu thơ đầu em có nhân xét chung gì về nghệ thuật và cho biết những cơ sở hình thành tình đồng chí?
H*. Câu thơ “ Đồng chí !” ở giữa bài có gì đặc biệt? t/d
 “ Đồng chí” câu đặc biệt chỉ có hai tiếng như tiếng gọi tha thiết của tình đồng chí đồng đội, ấm áp và xúc động, thật thiêng liêng đồng thời nó như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ 2.Vậy biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí đồng đội như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 2
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc 
2. Thảo luận chú thích
a. Tác giả ( sgk)
b. Tác phẩm: 
- Xuất xứ: Bài thơ ra đời năm 1948.
- Thể thơ: tự do
b.Các chú thích khác
II. Bố cục 
 3 phần
III. Tìm hiểu bài thơ
1.Cơ sở hình thành tình đồng chí
 Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian thể hiện tình cảm chân thành, bút pháp tả thực.Tác giả cho thấy cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp đó là họ đều là những người nông dân nghèo nhưng có chung mục đích và chung lí tưởng cao đẹp chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- HS về nhà học bài theo nội dung ghi tại lớp.
Ngày soạn: 21 / 10/ 2013
Ngày giảng: 24/ 10/ 2013
Tiết 46: Văn bản: Đồng Chí
(tiếp theo)
I.Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ- những người đã viết lên trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
	- Trình bày và hiểu được đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.
	- Có tình yêu và lòng biết ơn những anh hùng đã xả thân vì đất nước.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
 - Trình bày được một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta.
 - Hiểu được những Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tình thần của những người chiến sĩ trong bài thơ
 - Nhận biết và hiểu được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
b. Kĩ năng
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ hiện đại
 - Biết bao quát toàn bộ tác phẩm. Hiểu được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 - Tìm hiểu và phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Chân dung nhà thơ Chính Hữu
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra
3.Tiến trình tổ chức giờ học
HĐ1 Khởi động( 1’) GV dẫn dắt bài trước và vào bài
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
H Đ2. HDHS tìm hiểu vân bản
* Mục tiêu
 - Biết và hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tình thần của những người chiến sĩ trong bài thơ
 - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
* Cách tiến hành
- HS đọc tiếp 10 câu thơ tiếp.
H. Những người lính ra trận nhớ đến những hình ảnh nào?
- Nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cầy, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa
H. Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà tác giả sử dụng?
Gian nhà giếng nước, gốc đa được nhân hóa đang ngày đêm theo dõi bóng hình anh trai cày ra trận, còn anh lính thì ngày đêm ôm ấp hình bóng quê hương, tình yêu quê hương góp phần làm nên sức mạnh tinh thần để họ vượt qua gian lao.
H*. Từ “ Mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình, ý kiến của em?
- “ Mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, trong bài thơ “ mặc kệ” mang một ý nghĩa hoàn toàn khác- chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận khi mang dáng dấp của một kẻ trượng phu, cũng là thể hiện một sự hi sinh lớn, một trách nhiệm lớn đối với non sông đất nước bởi họ ý thức được sâu sắc việc họ làm:
“ Ta hiểu vì sao ta chiến đấu”
Và mặc kệ có phần gợi ra chất vui, tếu táo, hỏm hỉnh, tinh thần lạc quan của người lính trẻ.
H. Những câu thơ tiếp vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những hình ảnh nào làm em súc động?
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
áo anh rách vai, … có vài mảnh vá
 Miệng còn cười buốt…bàn tay”
H. Nêu cảm nhận của em về cuộc sống của người lính qua những câu thơ trên?
- Những câu thơ đối xứng- đối nhau chứ không đối lập một cách đầy dụng ý.
áo anh- quần tôi, rách vai- vài mảnh vá
Chia sẻ kỉ niệm của những trận sốt rét rừng, nụ cười buốt giá- nụ cười bừng lên sáng lên trong gió rét, của những người lính chân không giày, áo vá, quần rách tê tái và khó nhọc
GV:Chính Hữu đã không hề né tránh, không hề giấu giếm mà khắc hoạ một cách chân thực rõ nét chân dung anh bộ đội cụ Hồ( Chính Hữu từng tâm sự: không thể viết quá xa về người lính vì như vậy là vô trách nhiệm với đồng đội với những người đã hi sinh và những người đang chiến đấu)
GV liên hệ : để khắc hoạ điều này Quang Dũng đã viết : 
“Tây tiến đoàn quân không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùng”
 Mỗi nhà thơ có cách thể hiện khác nhau nhưng đều thể hiện sự khó khăngian khổ thiếu thốn của anh bộ đội cụ Hồ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
H*.Điều gì đã giúp họ vượt qua những khó khăn gian khổ ấy? Chứng minh?
 Dường như chỉ bằng một cử chỉ “ tay nắm lấy bàn tay” mà người lính như tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.
H. Qua tìm hiểu 10 câu thơ trên em có nhận xét chung gì về giá trị nghệ thuật và nêu tác dụng?
- GV đọc 3 câu thơ cuối.
H.Ba câu thơ cuối ghi lại cảnh gì? hãy diễn tả cảnh đó bằng văn xuôi?
- Cảnh người lính, khẩu súng và vầng trăng
- Ghi lại cảnh hai người lính cùng đứng gác bên nhau chờ giặc tới, cảnh chiến trường là rừng hoang sương muối, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo và hoang vu giữa núi rừng nơi chiến khu trong gian khổ và căng thẳng “ chờ giặc tới” hai người lính vẫn đứng bên nhau, vào sinh ra tử có nhau. đó là một đêm trăng ở chiến khu cảnh vừa thực vừa lãng mạn về khuya trăng tà lơ lửng trên không như treo vào đầu súng
GV bình: vầng trăng là biểu tượng của vẻ đẹp đất nước thanh bình ( vầng trăng- nguyễn Duy), súng là biểu tượng cho cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. “ đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đẹp thơ mộng nói lên trong cuộc chiến đấu gian khổ anh bộ đội vẫn lạc quan vẫn yêu đời, vẫn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của ánh trăng trên quê hương đất nước. Đầu súng trăng treo là một sáng tạo thi ca, mượn trăng để diễn tả cái vắng lặng của chiến trường ác liệt mọi gian khổ ác

File đính kèm:

  • doctiet 45.doc