Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 31
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm được cách đọc một bài thơ tự sự đầy cảm xúc.
- Tìm hiểu được bố cục của đoạn trích và giá trị của đọan trích trong tác phẩm
- Tìm hiểu thấy được diện mạo của Mã Giám Sinh.
- Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng đọc để cảm thụ văn bản.
B.Chuẩn bị:
GV: Tích hợp Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ.
HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C.Hoạt động dạy và học
1.Tổ chức: Lớp 9a: .; Lớp 9b:
2. Kiểm tra: (15 phút)
Chép 10 câu thơ mà em thích trong bài thơ “Cảnh ngày xuân” và nêu giá trị
nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- HS làm bài→ GV nhận xét giờ kiểm tra, thu bài về chấm.
3.Bài mới.
Bài 8 Tiết 31. Văn bản: Mã Giám Sinh mua kiều ( Trích: Truyện Kiều) A. Mục tiêu cần đạt. Giúp HS: - Nắm được cách đọc một bài thơ tự sự đầy cảm xúc. - Tìm hiểu được bố cục của đoạn trích và giá trị của đọan trích trong tác phẩm - Tìm hiểu thấy được diện mạo của Mã Giám Sinh. - Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng đọc để cảm thụ văn bản. B.Chuẩn bị: GV: Tích hợp Tiếng Việt: Trau dồi vốn từ. HS: đọc và trả lời câu hỏi SGK. C.Hoạt động dạy và học 1.Tổ chức: Lớp 9a:……….; Lớp 9b:……… 2. Kiểm tra: (15 phút) Chép 10 câu thơ mà em thích trong bài thơ “Cảnh ngày xuân” và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - HS làm bài→ GV nhận xét giờ kiểm tra, thu bài về chấm. 3.Bài mới. HĐ1. Khỏi động: gia đình Kiều bị vu oan để cứu cha và em Kiều quyết định bán mình chuộc cha. Được mụ mối dẫn sắt Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Chúng ta hãy đến với văn bản để xem màn vấn danh diễn ra như thế nào? HĐ2. HD HS hình thành kiến thức mới. - GVHD học sinh đọc: Đọc lời Mã Giám Sinh với hai ngữ điệu khác nhau: + Lần đầu cộc lốc vênh váo +Lần hai điệu đàng nhưng lộ rõ vẻ vô học. - GV đọc mẫu → 4HS đọc( 2 lần) - GV nhận xét cách đọc của HS, uốn nắn H. Hãy cho biết vị trí của đoạn trích? - HS trả lời →GV chốt. H. Hãy giải thích nghĩa của các từ sau? Và cho biết các từ trên có ý nghĩa như thế nào trong bài? H. Đoạn trích thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần? HS trả lời →GV chốt→ HS ghi. GV: Mã Giám Sinh xuất hiện cùng với người mối trong tư cách là một viễn khách. H. Tìm những chi tiết tường thuật cách nói năng của Mã Giám Sinh ? Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh …” H.Em có suy nghĩ gì về cách nói năng của Mã? H. Tìm những chi tiết miêu tả chân dung của Mã? chúng ta biết thêm điều gì về nhân vật? Thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật như thế nào? Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. GV: Thái độ khinh bỉ và căm phẫn của t/g thể hiện qua cách t/g miêu tả Mã với cái nhìn mỉa mai, châm biếm : râu cạo nhẵn thì đã đành . Nhưng “ mày” lẽ nào cũng cạo cũng tỉa nhẵn. Hai chữ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về sự trơ , phẳng lì. Quần áo thì là quần áo trưng diện cũng thiếu tự nhiên.Hai chữ “ Bảnh bao” thường để dùng khen quần áo trẻ em chứ không dùng cho người lớn. Sự đả kích ngầm sâu cay hơn khi một người đã ngoài tuổi tứ tuần mà lại tỉa tót công phu , cố tô vẽ cho mình ra dáng trẻ. H. Hành động của Mã Giám Sinh được t/g tiếp tục tả như thế nào? Ghế trên ngồi tót sỗ sàng. H.Từ “tót” hay ở chỗ nào hãy phân tích? “Tót” là hành động rất nhanh nhẹn, “ngồi tót” là hành động hết sức bất nhã. H. Mã vô tình hay sơ suất? - Theo dõi từ đầu, biết được nguồn gốc của Mã ta biết đây chính là thói quen của y, thói quen của kẻ hạ lưu, vô học. GV: Thầy đã như vậy cho nên người ta buộc phải nhìn đến bầu đoàn của anh ta. H. Tìm những chi tiết miêu tả đó? Và em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả? Tác dụng? Trước thầy sau tớ lao xao - Tác giả đặt từ chỉ vị trí lên trước danh từ và từ láy “ lao xao” để thấy được sự ồn ào, láo nháo, thiếu lịch H. Qua tìm hiểu vậy em có nhận xét chung gì về cử chỉ và thái độ của Mã? T/g 1’ 7’ 3’ 15’ I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc: 2. Thảo luận chú thích * Vị trí đoạn trích: Phần 2: gia biến và lưu lạc. * Từ ngữ khó: - Viễn khách - Mã Giám Sinh. - ép cung cầm nguyệt - Sính nghi II. Bố cục: 3 đoạn - 6 câu đầu: Lễ vấn danh. -24 câu tiếp: Mã Giám Sinh đến mua Kiều dưới danh nghĩa hỏi nàng làm vợ lẽ - 4 câu còn lại: những quyết định sau cuộc ngã giá. III.Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật Mã Giám Sinh - Nói năng của Mã thì cộc lốc vô lễ. Câu trả lời nhát gừng , không có chủ ngữ. không thưa gửi, đó chỉ có thể là lời của kẻ vô học. - Vẻ ngoài thì chải chuốt mà lố lăng, không phù hợp với tuổi ngoài 40. - Cử chỉ và thái độ bất lịch sự đến trơ trẽn hỗn hào. 4. Củng cố: GV hệ thống lại bài. 5. Hướng dẫn học tập: - Học sinh về nhà học bài, đọc thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị tiếp: các phần còn lại của văn bản theo câu hỏi sgk.
File đính kèm:
- tiet31 bo.doc