Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 18
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
- Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô Tiếng Việt
- Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
- ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Nhận biết hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
- Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
b. Kĩ năng
- Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
- Biết sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng tư duy logic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
Ngày soạn: 16/ 9/ 2013 Ngày giảng: 18/ 9/ 2013 Bài 4 Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại I. Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung - Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô Tiếng Việt - Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp. - ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Nhận biết hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại. - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. b. Kĩ năng - Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể. - Biết sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng tư duy logic 4. Kĩ năng quản lí thời gian III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: trả lời các câu hỏi sgk IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. Các bước lên lớp 1. Tổ chức (1’) lớp 9a: ; lớp 9b: 2. Kiểm tra ( 5’) Những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Lấy ví dụ? Đáp án - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: + Vụng về, vô ý và thiếu văn hóa giao tiếp. + Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn và một yêu cầu khác quan trọng hơn. + Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. - HS trả lời → GV nhận xét, cho điểm. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động HĐ 1. Khởi động ( 1’) H. Hãy kể ra một số từ ngữ em dùng để xưng hô thường ngày? - Tôi, tớ, em... GV: Xưng hô không phải là một nội dung mới đối với học sinh lớp 9. ở lớp 8, các em đã được học một số phần có liên quan đến xưng hô. Bài học này giúp các em tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ2. Hình thành kiến thức mới. * Mục tiêu - Hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại. - Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. H. Trong tiếng Việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô như thế nào? cách sử dụng chúng như thế nào? - HS hoạt động nhóm4/ (5’)→ các nhóm báo cáo → GV nhận xét → GV treo bảng phụ - HS ghi vào vở. GV :Như vậy từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt rất tinh tế. Ngoài những từ dùng để xưng hô người ta còn sử dụng danh từ chỉ quan hệ họ hàng và từ ngữ chỉ nghề nghiệp để xưng hô. - GV treo bảng phụ. - HS đọc bài tập trên bảng phụ và trả lời các câu hỏi: H. Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? H. Phân tích sự thay đổi trong cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích trên? H. Giải thích về sự thay đổi trong cách xưng hô đó? - HS thảo luận nhóm 4/5' - Các nhóm trả lời GV hệ thống hóa kiến thức. H.Qua tìm hiểu bài tập em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ xưng hô và việc sử dụng? - HS trả lời - 1 HS đọc ghi nhớ. - Lấy ví dụ HĐ3. HDHS luyện tập. * Mục tiêu - Xác định các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong một văn bản cụ thể. Xác định người nói, người nghe tương ứng với các từ ngữ xưng hô đó. - Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong một văn bản cụ thể. *Cách tiến hành - HS nêu yêu cầu bài tập 1. - HS thảo luận nhóm 4/ 3 - Các nhóm trả lời GV: Trong tiếng Việt, có sự phân biệt giữa các phương tiện xưng hô chỉ “ngôi gộp” chỉ cả người nói và người nghe như chúng ta) Khác với tiếng Việt ngôn ngữ châu âu không có sự phân biệt đó. Do ảnh hưởng của thói quen trong tiếng Mẹ đẻ nên cô học viên đã có sự nhầm lẫn. - HS nêu yêu cầu bài tập 2. - HS làm bài → GV và HS sửa. - GV lưu ý HS: trong những tình huống nhất định, chẳng hạn khi viết bài bút chiến, tranh luận, khi cần nhấn mạnh ý kiến riêng của cá nhân, thì dùng tôi tỏ ra thích hợp hơn. - HS nêu yêu cầu bài tập 3 - HS làm bài → GV và HS sửa. - HS nêu yêu cầu bài tập 4. - HS làm bài → HS và GV sửa. - GV: Cách xưng hô trong bài tập này đáng để các em học tập và noi theo về tinh thần “tôn sư trọng đạo” và cũng thấy được cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí của hai người. - HS nêu yêu cầu bài tập 5 - HS làm bài tập. - HS và GV sửa. - Bài tập 6: GV hướng dẫn học sinh về nhà làm. 18’ 20’ I.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 1. Bài tập ( sgk- T38,39) BT1: + Trong tiếng Việt, chúng ta thường gặp các từ ngữ xưng hô như: Tôi, tao, tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, nó hắn, gã, chúng mày, chúng nó, họ, anh, em,chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy, chị ấy, quí ông, quí bà... + Cách dùng: - Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ. Chúng tôi, chúng tao… - Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày - Ngôi thứ ba:nó, hắn, chúng nó, họ - Suồng sã: mày tao… - Thân mật: anh, chị, em… - Trang trọng: quí ông, quí bà, quí cô, quí vị… BT2: a. Đoạn thứ nhất: + Khi Dế Choắt nói với Dế Mèn, Dế Choắt xưng hô là: em- anh; còn Dế Mèn xưng hô là: ta- chú mày + Đây là cách xưng hô bất bình đẳng. Dế Choắt thì có mặc cảm thấp hèn, còn Dế Mèn thì ngạo mạn, hách dịch. b. Đoạn thứ hai + Cả hai nhân vật đều xưng hô là: tôi - anh + Đây là cách xưng hô bình đẳng, Dế mèn không còn ngạo mạn hách dịch vì đã nhận ra tội ác của mình; Còn Dế Choắt thì hết mặc cảm hèn kém và sợ hãi 2. Ghi nhớ - Từ ngữ xưng hô. - Việc sử dụng. II. Luyện tập Bài tập 1. ( Sgk- 39) - Nhầm chúng ta với chúng em hoặc chúng tôi. + Chúng ta: gồm cả người nói và người nghe + Chúng em, chúng tôi: không bao gồm người nghe Bài tập 2.( sgk- 40) Khi một người xưng hô là chúng tôi, chứ không xưng hô là tôi là để thể hiện tính khách quan và sự khiêm tốn. Bài tập 3: Phân tích cách xưng hô và nêu tác dụng. - Chú bé gọi nguời sinh ra mình bằng mẹ là bình thường. - Xưng hô với sứ giả là ta - ông cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé khác thường, và xưng hô như vậy mang màu sắc của truyền thuyết. Bài tập 4: Phân tích cách xưng hô và cho biết thái độ của người nói. - Vị tướng xưng hô với thầy giáo cũ của mình là thầy với con thể hiện sự kính trọng và biết ơn thầy giáo cũ. - Thầy giáo cũ cũng rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi là ngài. Bài tập 5: phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô của Bác. - Truớc 1945, đất nước ta còn là nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua. Vua không bao giờ xưng với dân là tôi mà xưng là trẫm.Bọn thực dân xưng là quan lớn. - Bác, người đứng đầu nhà nước mới xưng là tôi với dân chúng, và gọi dân chúng là đồng bào. Cách xưng hô đó tạo cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói và thể hiện sự thay đổi trong mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân. Bài tập 6: GVhướng dẫn học sinh về nhà làm. 4. Củng cố ( 1’): GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp. 5. Hướng dẫn học tập ( 1’) - HS về nhà học bài và làm bài tập 6 ( T. 40) - Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp * Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
File đính kèm:
- tiet 18.doc