Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20

A. Mức độ cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2.Kĩ năng:

- Biết cách đọc-hiểu một văn bản dịch

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ:

- Giúp các em ham đọc sách và có ý thức giữ gìn sách

B. Chuẩn bị:

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ở đoạn b, tác giả phân tích vấn đề gì? Vấn đề đó thực hiện ở câu nào?
GV chốt: Đây là đoạn phân tích – tổng hợp theo lối qui nạp rất mẫu mực. Vấn đề được nêu ra bằng một câu hỏi nêu vấn đề để khơi gợi mọi người cùng suy nghĩ, quan tâm. Sau đó trả lời bằng các căn cứ có tính chất chính diện, phản biện, từ đó dẫn tới kết luận tổng hợp một cách logic
- Thế nào là học đối phó?
- Là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Không chủ động học .
-Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí…
b.Học đối phó có những biểu hiện sau:
-Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo việc giải quyết trước mắt.
-Kiến thưc phiến diện nông cạn…
-Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ,bằng kia….
- Bản chất cuả việc học qua loa đối phó?
Không có kiến thức và kĩ năng thực, không làm được gì thuộc về chuyên môn sâu.
- Tác hại?
- Bản thân: ngày càng dốt nát
- Xã hội: vô dụng bất tài, trở thành gánh nặng cho xã hội
- Xác định yêu cầu bài 3?
- Học sinh hoạt động độc lập
- Gọi 1-2 em lên trình bày. GV nhận xét.
I.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Củng cố kiến thức:
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp
- Công dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong văn bản nghị luận
2.Luyện tập:
- Cả hai đoạn đều vận dụng phép lập luận phân tích.
- Đoạn a: Từ cái “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài” tác giả đã chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài.
+ Cái hay ở các điệu xanh.
+ Cái hay ở những cử động
+ Hay ở các vần thơ, ở những chữ không non ép.
- Đoạn b: 
Luận điểm và trình tự phân tích
-Luận điểm"Mấu chốt của thành đạt là ở đâu"
-Trình tự phân tích:
+Do nguyên nhân khách quan(Đây là điều kiện cần) :Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú
+Do nguyên nhân chủ quan(Đây là điều kiện đủ)
Tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
2. Bài tâp 2: Phân tích bản chât của lối học đối phó.
a. Thế nào là học đối phó?
- Là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Không chủ động học .
-Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí…
b.Học đối phó có những biểu hiện sau:
-Học cốt để thầy cô không khiển trách, cha mẹ không mắng, chỉ lo việc giải quyết trước mắt.
-Kiến thưc phiến diện nông cạn…
-Học cốt chỉ để khoe mẽ có bằng nọ,bằng kia….
3.Bản chất:
-Có hình thức học tập như:cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi cũng có bằng cấp.
-Không có thực chất, đầu óc rỗng tuếch…
4.Tác hại:
-Đối với xã hội:Những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt.
-Đối với bản thân:Những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập…
3. Bài tập 3: Phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách.
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích lũy từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ, phát triển thì phải đọc sách để tiếp thu tri thức, kinh nghiệm.
- Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, đọc quyển nào cần nắm chắc quyển đó, như thế mới có ích.
- Bên cạnh đọc sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề còn cần phải mở rộng. Kiến thức rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên sâu tốt hơn. 
*Hoạt động 4 - CỦNG CỐ
- HS hiểu thế nào là phép phân tích và tổng hợp? 
- Viết đoạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp
*Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Làm các bài tập ở sgk vào vở bài tập.
- Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Trên cơ sở đó, lựa chọn phép lập luận phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với một nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn. 
- Chuẩn bị bài: “Tiếng nói của văn nghệ” ( Đọc, trả lời các câu hỏi ). 
 -------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:12 /01/2012
Tuần 21, Tiết 96 - 97 
 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 ( Nguyễn Đình Thi ) 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: 
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật
-Tích hợp phần Tập làm văn với bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Tiếng Việt với bài: Các thành phần biệt lập
1.Kiến thức:
- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cản về một tác phẩm văn nghệ 
3.Thái độ:
- Thấy được sức mạnh của văn nghệ trong đời sống con người, yêu mến và có ý thức bảo vệ di sản tinh thần của nhân loại.
B.Chuẩn bị: 
 * Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, chuẩn kiến thức..
 * Học sinh: Vở soạn soạn bài theo câu hỏi sgk, vở bài tập.
C.Tiến trình các hoạt động:
*Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ
- Hãy nêu phương pháp đọc sách qua văn bản “Bàn về đọc sách”.
- Tóm tắt các luận điểm chính?
*Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI
Ở lớp 7 chúng ta đã học văn bản: Ý nghĩa văn chương, đây là tác phẩm của Tác giả nào? Được viết từ bao giờ? Nhằm mục đích gì? ( HS trả lời) Hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về một văn bản khác cũng đề cập đến văn nghệ.Văn nghệ có một sức mạnh kì diệu đối với đời sống con người. Vậy sức mạnh kì diệu đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
*Hoạt động 3 – BÀI MỚI
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
HD tìm hiểu chung
- Đọc chú thích * SGK.
- Em hiểu biết gì về tác giả, tác phẩm?
GV: Tác phẩm viết vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi đó chúng ta đang xây dựng 1 nền văn học nghệ thuật mới, đậm đà tính dân tộc, đại chúng, gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Bởi vậy nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ được t/giả gắn với đời sống phong phú của nhân dân.
- GV hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc theo các luận điểm.
- Lưu ý các chú thích 1, 2, 6, 11.
- Trong văn bản có 1 số từ được lặp lại: “ văn nghệ”, “ tâm hồn”có ý nghĩa định hướng nội dung văn bản. Vậy theo em nội dung chủ yếu của văn bản là gì?
 Văn nghệ tác động tới tâm hồn con người
- Xác định bố cục của văn bản và nhận xét về hệ thống luận điểm của văn bản?
 Các luận điểm trên vừa giải thích cho nhau lại vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ => Tạo sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc giữa các phần
- Nhan đề bài viết gợi cho em điều gì?
Nhan đề vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật, bao hàm được cả nội dung lẫn hình thức, giọng điệu nói của văn nghệ
HD tìm hiểu văn bản
- HS theo dõi văn bản.
- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ.
- Tác giả đã lập luận bằng những ý nào để thấy được sự phản ánh đời sống của nghệ thuật?
+ Tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người.
+ Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ hiện thực nhưng được người nghệ sĩ gửi vào đó 1 cái nhìn, 1 lời nhắn nhủ riêng 
- Tại sao nói: tiếng nói của văn nghệ là cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ?
- Tác phẩm văn nghệ không phải là những lời thuyết lí khô khan mà là tiếng nói sinh động cất lên từ thế giới tinh thần của người nghệ sĩ; chứa đựng cảm xúc, tình cảm, suy tư của người nghệ sĩ và mang đến cho người thưởng thức những rung động, những ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc.
- Tác giả đã phân tích những tác động của tiếng nói văn nghệ tới nhận thức mỗi người như thế nào?
Mỗi người tiếp nhận là 1 cá thể tinh thần, mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa khác nhau. Nội dung các tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng nghệ sĩ gửi gắm vào trong đó. Nội dung tiếng nói của văn nghệ sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người tiếp nhận.
? Qua những lí lẽ trên, tác giả muốn khẳng định nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
- Hs thảo luận – khái quát vấn đề. 
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm:
* Tác giả: Nguyễn Đình Thi
 ( 1924- 2003), quê ở Hà Nội; hoạt động văn nghệ rất phong phú: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình.
* Tác phẩm: Bài tiểu luận này được viết năm 1948, in trong cuốn “ Mấy vấn đề văn học”
2.Đọc - Chú thích: 
3. Bố cục: 
- Luận điểm 1: Nội dung tiếng nói của văn nghệ.( từ đầu...tâm hồn)
- Luận điểm 2: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ ( phần còn lại)
II. Tìm hiểu văn bản: 
a.Nội dung:
1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ: 
.
=> Nội dung chủ yếu của văn nghệ là tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ
- Học sinh theo dõi tiếp phần hai văn bản.
- Tìm câu văn nêu luận điểm ? Cách lập luận của đoạn văn
 Trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống- phương pháp phân tích, chứng minh
- Tác giả chứng minh trong lĩnh vực nào của đời sống?( bị tù chung thân, những nhà quê lam lũ..)
- Em có suy nghĩ gì về ngôn ngữ phân tích, dẫn chứng của tác giả?( trữ tình, thiết tha)
- Cách lựa chọn hoàn cảnh sống để phân tích tiếng nói của văn nghệ như thế nào?
Hoàn cảnh rất đặc biệt, khắc nghiệt dễ gây ấn tượng
- Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?( Hs thảo luận)
- Văn nghệ giúp con người được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Những khi con người bị ngăn cách với cuộc sống, văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả sự sống, buồn vui…
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “ đời cứ tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn nhiều vất vả, cực nhọc. - Nêu các ý phân tích của tác giả về sự cần thiết của văn nghệ đối với cuộc sống con người?
- Sức mạnh của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
 + Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật đi từ trái tim đến trái tim. Tư tưởng của nghệ thuật hòa lắng trong cảm xúc, nỗi ni

File đính kèm:

  • docHuu Thoi.doc
Giáo án liên quan