Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 175

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Biết cách lựa chọn phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc, hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.

3. Thái độ

 Ý thức giữ gìn sách, vở.

II. Chuẩn bi:

1. Thầy: Tìm tư liệu liên quan đến VB và tác giả.

2. Trò : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

III. Tiến trình dạy- học

 

doc187 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 175, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáp án, biểu điểm
Câu 1: (2,5 điểm).
 Vài nét về tác giả Thanh Hải qua bài thơ ‘’Mùa xuân nho nhỏ’’ :
Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mĩ cứu nước Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
Câu 2: (3 điểm). (mỗi ý 1,5 đ)
 Nội dung và nghệ thuật của bài "Viếng lăng Bác":
- Bài thơ "Viếng lăng Bác" thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
Câu3: ( 4,5điểm) 
 Cảm nhận của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời sang thu trong hai khổ thơ đầu của bài "Sang thu":
a. MB: Giới thiệu bài thơ, giới thiệu chung cảm nhận của nhà thơ ( 0,5điểm) 
b. TB:Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về sự biến đổi của đất trời sang thu trong hai khổ thơ đầu:
- Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. ( 0,7điểm) 
- Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng , chuyển động chầm chậm nơi đường thôn, ngõ xóm.( 0,7điểm) 
- Dòng sông trôi một cách chậm chạp ,thanh thản ( 0,7điểm) 
- Những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.( 0,7điểm) 
- Nét riêng của thời điểm giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ: “ Vắt nửa mình sang thu” ( 0,7điểm) 
c.KB : Khái quát giá trị, ý nghĩa của hai khổ thơ đầu. ( 0,5điểm) 
4. Củng cố, hướng dẫn học bài
- Nhận xét giờ kiểm tra, thu bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập văn bản nhật dụng.
Ngày soạn: 04/03/2014 
Ngày giảng: 9B: 06/03/2014
 9A: 07/03/2014 Bài: 24 Tiết: 130 Tuần: 28 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày bài viết của mình.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
2.Kỹ năng
 Ôn tập lại lý thuyết với kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
II. Chuẩn bị: 
1. Thầy: Chấm bài (ghi chép các lỗi sai theo từng nội dung).
2. Trò: Ôn lại lí thuyết và đối chiếu với bài viết.
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nhắc lại đề bài viết số 6 (làm ở nhà)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
- Ghi lại đề bài vàobảng, vở. 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề .
? Đề bài thuộc thể loại nào.
? Nội dung yêu cầu của đề là gì.
- GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
? Nêu nội dung từng phần trong dàn ý bài nghị luận về tác phẩm truyện.
Phần mở bài của đề bài này cần nêu những ý nào.
? Nêu các ý cần trình bày trong thân bài của đề bài này.
? Nêu những luận chứng cần sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất.
? Nêu những luận chứng cần sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm thứ hai.
? Phần kết bài của đề này cần nêu những ý nào.
Hoạt động 2
 - Nhận xét chung về bài làm của học sinh (GV trình bày ưu, khuyết điểm chung nhất ở các lớp)
- GV trả bài, dành thì giờ cho HS sửa lỗi và nêu thắc mắc. 
- GV giải đáp và hoàn chỉnh.
- Sửa lỗi cho HS.
- Lấy điểm vào sổ
I. Đề bài: 
 Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: Nghị luận về đoạn trích trong tác phẩm truyện
- Nội dung: Tình cảm gia đình trong chiến tranh.
- Đối tượng nghị luận: “Chiếc lược ngà”2. Lập dàn ý
Mở bài: 
- Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng và “Chiếc lược ngà”.
- Nêu nội dung cần NL: Tình cảm cha con trong chiến tranh.
Thân bài:
* Tình cảm cha con đối với cuộc đời con người.
* Tình cảm cha con trong chiến tranh qua tác phẩm:
- Tình cha con:
+ Cha: Ông Sáu những năm đi kháng chiến; những ngày về phép; khi trở lại căn cứ (làm chiếc lược ngà)
+ Con: Bé Thu: Trước khi nhận ông Sáu là cha; khi nhận ông Sáu là cha.
- Tình vợ chồng: Xa cách trong chiến tranh
c. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh, nhất là tình cha con, từ đoạn trích.
Kết bài: 
- Khẳng định tầm quan trọng của tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong cuộc đời con người.
 - Suy nghĩ và hành động của em (gia đình; chiến tranh).
II. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
1. Ưu điểm: 
- Đa số nắm được đặc trưng về phương pháp nghị luận một tác phẩm văn học.
- Có hiểu đề, khai thác đúng nội dung. 
- Bố cục bài viết đầy đủ ba phần. 
- Diễn đạt ý có thể theo dõi được.
2. Hạn chế: 
- Sử dụng luận điểm và luận chứng chưa rõ ràng.
- Một số bài làm trình bày chưa rõ ràng, không chặt chẽ.
- Còn hiện tượng viết số, viết tắt, kí hiệu, tiếng nước ngoài ... trong bài làm.
- Diễn đạt ý chưa liên kết mạch lạc giữa các câu, đoạn.
- Một một số bài viết còn sơ sài:
* Kết quả: 
Tổng số: 
+ Lớp 9A: 33
 G: ;K: ;Tb: ;Yếu:
+ Lớp 9B: 
G: ;K: ;Tb: ;Yếu:
4. Củng cố, hướng dẫn học bài
- Về nhà tự xem lại bài, đối chiếu với dàn ý thầy đã chữa để thấy được những chỗ mình chưa làm được, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- Chuẩn bị bài cho tiết: Tổng kết văn bản nhật dụng.
Ngày soạn: 05/03/2014 
Ngày giảng: 9B: 07/03/2014
 9A: 10/03/2014 Bài: 24 Tiết: 131 Tuần: 28 
TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Giáo dục 
 Ý thức học tập tích cực
II. Chuẩn bị: 
1. Thầy: bảng phụ.
2. Trò: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
- Ôn tập khái niệm, đặc điểm văn bản nhật dụng 
? Thế nào là văn bản nhật dụng.
? Thế nào là tính cập nhật của văn bản nhật dụng.
? Yêu cầu về tính văn chương được đặt ra với văn bản nhật dụng như thế nào.
Hoạt động 2
? Văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì về mặt nội dung
? Nội dung phản ánh của VBND.
- HS trả lời.
- GV nhận xét
? Về hình thức, văn bản nhật dụng có những đặc điểm gì.
- HS trả lời.
- GV nhận xét
1. Khái niệm
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại văn học, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản. (Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại – mọi kiểu văn bản).
- Tính cập nhật của nội dung văn bản: Kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày – cuộc sống hiện đại thể hiện rõ chức năng, đề tài (đề tài có tính cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội,
- Tính văn chương của văn bản nhật dụng: không phải là yêu cầu cao, nhưng là yêu cầu quan trọng mới chuyển tải một cách cao nhất, sâu sắc, thấm thía tới người đọc về tính chất thời sự nóng hổi của vấn đề mà văn bản đề cập.
2. Đặc điểm của văn bản nhật dụng:
2.1. Nội dung:
- Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
- Tất cả các vấn đề luôn được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến, được xã hội và địa phương quan tâm.
- Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chủ yếu của nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của nhiều thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế (thế giới quan tâm).
2.2. Hình thức:
- Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản).
- Giống như tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng tính thuyết phục.
4. Củng cố, hướng dẫn học bài
- Nêu khái niệm, đặc điểm văn bản nhật dụng.
- Chuẩn bị tiếp phần III, IV của bài.
Ngày soạn: 10/03/2014 
Ngày giảng: 9B: 11/03/2014
 9A: 11/03/2014 Bài: 24 Tiết: 132 Tuần: 29 
TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG ( Tiếp)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Giáo dục 
 Ý thức học tập tích cực
II. Chuẩn bị: 
1. Thầy: bảng phụ, TLTK....
2. Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới 
Hoạt động 1: II. Lập bảng tổng kết văn bản nhật dụng.
- GV hướng dẫn thực hiện
- Thảo luận nhóm về các văn bản nhật dụng đã học ở các lớp 6,7,8,9
Lớp
Văn bản
Chủ đề
Phương thức
biểu đạt
Nội dung chính
Nghệ thuật
6
Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Di tích L.sử.
Biểu cảm kết
hợp tự sự, miêu tả
Hơn một thế kỷ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao nhiêu sự kiện lịch sử hào hùng bi tráng của Hà Nội. Tuy đã rút ra về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước
Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỷ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
Nghị luận kết hợp với biểu cảm, TM
Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của tổng thống Mỹ Phreng-Klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-ớt tơn: con người sống phải hoà hợp với thiên nhiên phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như mạng sống của chính mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại.
Giọng văn truyền cảm,
bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá, điệp
ngữ phong phú, đa dạng.
Động Phong Nha
Danh lam thắng cảnh.
Thuyết minh kết hợp miêu tả, biểu cảm
Động Phong Nha ở miền Tây tỉnh Quảng Bình được xem như là kỳ quan thứ nhất "Đệ nhất kỳ quan". Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào về đất nước có động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như thắng cảnh khác (được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thê giới)
Tả kể theo trình tự từ ngoài vào trong.
Từ khái quát đến chi

File đính kèm:

  • docNGU VAN 9 CN CKTKN.doc
Giáo án liên quan