Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 95

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

 - Biết đặt câu có khởi ngữ.

 - Có ý thức sử dụng khởi ngữ trong khi nói và viết và tạo lập văn bản

2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức:

 - Đặc điểm của khởi ngữ.

- Công dụng của khởi ngữ.

b. Kĩ năng

 - Nhận diện và hiểu được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ở trong câu.

 - Biết đặt câu có khởi ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 95, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 01/ 2014
Ngày giảng: 10/ 01/ 2014
BÀI 18
 TIẾT 95: KHỞI NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
	 - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
 - Biết đặt câu có khởi ngữ.
 - Có ý thức sử dụng khởi ngữ trong khi nói và viết và tạo lập văn bản
2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức:
	- Đặc điểm của khởi ngữ.
- Công dụng của khởi ngữ.
b. Kĩ năng
	- Nhận diện và hiểu được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ ở trong câu.
 	- Biết đặt câu có khởi ngữ.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc và trả lời các câu hỏi sgk
III. Ph­¬ng ph¸p/ kÜ thuËt DẠY HỌC
 Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
VI. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1.Ổn định lớp. ( 1’)
2.Kiểm tra đầu giờ
	Kiểm vở bài soạn theo yêu cầu của GV ở tiết học trước.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ1. Khởi động ( 1’)
VD. Đối với cháu, thật là đột ngột…
 V
H. Phân tích cấu trúc cú pháp của câu trên?
 Trong các thành phần câu, ngoài chủ ngữ, vị ngữ là thành phần không thể thiếu , câu còn có một số thành phần phụ khác, Hôm nay, chúng ta sẽ học bài khởi ngữ.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu
 - Nhận diện được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
 - Biết đặt câu có khởi ngữ
* Cách tiến hành
*GV cho HS đọc phần I trong SGK.
- Nêu yêu cầu bài tập
H.Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ?
- HS thảo luận nhóm lớn ( 5')
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt
-GV Các từ giàu, còn anh, …là khởi ngữ
H. Người ta có thể thêm quan hệ từ nào vào các câu trên?
H. Những phần trên là khởi ngữ của câu, em hiểu thế nào là khởi ngữ ? Nêu vị trí, vai trò của nó trong câu ?
- HS đọc ghi nhớ
- GV chốt
HS Làm bài tập
H. Đặt câu có khởi ngữ
Cháu, cháu rất hiểu bác.
Hoạt động 3 : Luyện tập
* Mục tiêu
- Nhận diện khởi ngữ.
- Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ.
*Cách tiến hành
GV cho học sinh đọc bài tập trong sgk.
Nêu yêu cầu bài tập
H. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây 
- HS thực hiện bài tập
- Trình bày, nhận xét, GV chữa.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập
H. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì) :
- Hs hoạt động nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- Gv chữa
22’
20’
I/ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU
1 Bài tập SGK- T9)
- Đặc điểm : Đứng trước chủ ngữ
- công dụng: nêu lên đề tài được nói đến trong câu
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm vào các quan hệ từ : còn, về, đối với.
2.Ghi nhớ
- Đặc điểm và công dụng
II. LUYỆN TẬP
Bài 1. Nhận diện khởi ngữ :
a) Điều này 
b) Đối với chúng mình 
c) Một mình 
d) Làm khí tượng
e) Đối với cháu
2. Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ :
a) Bài thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
4.Củng cố ( 1’)
H. Nêu đặc điểm và tác dụng của khởi ngữ ?
Học sinh trả lời, GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Nắm lại các đặc điểm, tác dụng của khởi ngữ.
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
- Chuẩn bị bài : Phép phân tích và tổng hợp.
( Yêu cầu đọc và chuẩn bị bài theo nội dung sgk)

File đính kèm:

  • doc95.doc
Giáo án liên quan