Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 17

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.

 - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.

 - Yêu quý vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, thông qua nhân vật Vũ Nương.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Nhận biết, hiểu được hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.

- Nhận biết sự thành công của tác phẩm về nghệ thuật kể chuyện.

- Hiểu được mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.

b. Kĩ năng

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 9/ 2013
Ngày giảng: 17/ 9/ 2013
Bài 4
Tiết 17. văn bản: chuyện người con gái nam xương
( Tiêp theo)
 Nguyễn Dữ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
	- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
	- Yêu quý vẻ đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, thông qua nhân vật Vũ Nương.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Nhận biết, hiểu được hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nhận biết sự thành công của tác phẩm về nghệ thuật kể chuyện.
- Hiểu được mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
b. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. Tổ chức: lớp 9a: ; lớp 9b:
2. Kiểm tra: ( 5’)
H. Kể tóm tắt truyện Chuyện người con gái Nam Xương?
Trả lời
+ Vũ Nương sống ở nhân gian:
- lấy chồng;
- Xa chồng; 
- Nỗi oan;
+ Vũ Nương được giải oan và ở lại thủy cung.
- HS trả lời→ GV nhận xét→ cho điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động (1’)
 Nhân vật chính trong truyện là Vũ Nương. vậy cuộc đời của Vũ Nương ra sao? bài học ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ2. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Nhận biết và hiểu được hiện thực về số phận người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nhận biết được sự thành công của tác phẩm về nghệ thuật kể chuyện.
- Hiểu được mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
* Cách tiến hành
H. Trong hơn một năm xa chồng Vũ Nương đã có cuộc sống như thế nào? hãy tìm những chi tiết nói lên điều đó?
- Khi xa chồng:
 “ Mỗi khi thấy bướm lượm đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Bà mẹ cũng vì nhớ con mà sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang…”
+Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ chồng cứ dài theo năm tháng.
+ Người mẹ hiền, người con dâu hiền thảo.Khi bà ốm hết sức thuốc thang, khi bà chết thương xót, lo liệu ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình.
H*. Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn? tác dụng? 
 - Nghệ thuật ước lệ mượn hình ảnh thiên nhiên để diễn tả tâm trạng của người chinh phụ.
- GV:Đọc cho học sinh nghe lời trăng trối của bà mẹ chồng.
H. Qua lời trăng trối của bà mẹ chồng em hiểu thêm gì về Vũ Nương? 
- Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã khách quan xác nhận nhân cách và đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng, chỉ tiếc rằng mong ước của bà không những không được thực hiện mà tai họa sắp ập đến con dâucũng lại từ chính đứa con trai đa nghi và độc đoán của bà.
H. Khi bị chồng nghi oan Vũ Nuơng đã phân trần với chồng mấy lần, tìm các chi tiết đó? qua đó em có nhận xét gì về tính cách của Vũ Nương qua từng lời thoại?
- Khi bị chồng nghi oan: 
“ Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh đao. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết…”
-“ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì cái thú vui gia nghi gia thất. Nay đã bình rơi châm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió…đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa”
- “Đoạn nàng tắm gội chay sạch chạy ra bến hoàng giang ngửa mặt lên trời mà than rằng…”
+ Phân trần với chồng để chồng hiểu rõ lòng mình.
+Nỗi đau đớn thất vọng, niềm khao khát của đời nàng đã tan vỡ tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến thành hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm lại được nữa.
+Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đã trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang.
H. Qua tìm hiểu cả 4 tình huống trên em có nhận thấy sự khác biệt nào giữa truyện cổ tích và truyền kì? 
+ HS thảo luận nhóm 6/ 5’
+ Các nhóm báo cáo, nhận xét
 - Truyện cổ tích chỉ thiên về cốt truyện và những diễn biến hành động của nhân vật.
- Dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật nhân vật có đời sống có tính cách rõ rệt: Truyện có nhiều lời thoại và lời tự bạch của nhân vật, được sắp xếp đúng chỗ làm cho câu chuyện trở nên sinh động và góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật
H. Nêu nhận xét chung của em về tính cách của Vũ Nương qua 4 tình huống trên?
 - HS thảo luận nhóm 4/ 3’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
→ GV chốt.
H. Tìm chi tiết miêu tả cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương?
 - “ xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”
- “ thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”
H. Qua chi tiết trên em hiểu gì về cuộc hôn nhân này?
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng.
H. Tính cách của Trương Sinh được giới thiệu như thế nào?
 “ Trương có tính đa nghi đối với vợ phòng ngừa quá sức”
“ Cha về, bà đã mất,lòng cha buồn khổ lắm rồi” 
- Tính cách của Trương Sinh: đa nghi.
H. Tình huống bất ngờ nào dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương? tìm những chi tiết đó? 
- Tình huống bất ngờ: đó là lời nói của một đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những dữ kiện bất ngờ.
“ một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ đản ngồi cũng ngồi”
H. Trương Sinh đã cư sử như thế nào dẫn đến cái chết oan nghiệt cho Vũ Nương? tìm chi tiết đó?
“ Mắng nhiếc thô bạo và đánh đuổi đi”
H. Em có nhận xét gì về hành động của Trương Sinh?
 - Trương Sinh cư xử hồ đồ độc đoán, một kẻ vũ phu thô bạo, dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
H. Cái chết của Vũ Nương nói lên điều gì?
H. Em hãy nêu những yếu tố kì ảo trong truyện?
 - Phan Lang nằm mộng thả rùa, Phan Lang lạc vào động linh phi được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương. h/a nàng hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan…
H*. Em có nhận xét gì về cách thức đưa những yếu tố kì ảo vào trong truyện? ý nghĩa của những yếu tố kì ảo ấy?
- Yếu tố kì ảo xen lẫn với yếu tố thực
Làm cho thế giới kì ảo, mơ hồ trở nên gần với đời sống thực.
H. Nhưng tính bi kịch của tác phẩm có vì thế mà giảm đi không?
- GV cho học sinh phân tích tình tiết kì ảo ở cuối truyện: tất cả chỉ là ảo ảnh, một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn nữa và chàng Trương tất phải trả giá cho hành động của mình. Tính bi kịch vẫn tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo này và điều đó một lần nữa khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận người phụ nữ trong XHPK. 
HĐ 3. HDHS rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
* Cách tiến hành
H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác phẩm?
- Bố cục chặt chẽ, nhân vật có tính cách riêng, nghệ thuật kể chuyện khéo léo, kết hợp các yếu tố hoang đường kì ảo.
H. Nội dung của văn bản phản ánh điều gì?
- GV tổng kết theo phần ghi nhớ
 - HS đọc ghi nhớ
H. Nêu ý nghĩa của văn bản?
 Với quan niệm hạnh phúc tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
HĐ4. HDHS luyện tập.
* Mục tiêu
 Kể lại truyện bằng các cách riêng
* Cách tiến hành
- HS kể.
- GV nhận xét.
20’
I. Đọc và thảo luận chú thích
II. Bố cục
III. Tìm hiểu văn bản
1. Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
 Bằng cách sáng tạo trong cách kể chuyện, tác giả cho thấy Vũ Nương người phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền thục, lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun vén hạnh phúc gia đình. Một con người như thế lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng đau đớn.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương
 Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo XHPK, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.
3. Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương.
Bằng cách kể chuyện sáng tạo, sử dụng yếu tố truyền kì, tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương. yếu tố kì ảo phần nào tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời.
IV. Ghi nhớ(sgk)
+NT.
+ND.
V. Luyện tập
Kể lại câu chuyện theo cách riêng của em.
4. Củng cố: ( 1’) 
GV hệ thống lại bài theo nội dung học tập trên lớp
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - Về nhà học bài.
 - Chuẩn bị bài: Xưng hô trong hội thoại 
* Yêu cầu: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 17.doc
Giáo án liên quan