Đề kiểm tra khảo sát chất lượng 9 năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn

Câu1: ( 6 điểm).

Trong bài thơ: : Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải có viết:

 Mùa xuân người cầm súng

 Lộc giắt đầy trên lưng.

1. Chép lại chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên.

2. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?

3. Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

 Mùa xuân người cầm súng / Lộc giắt đầy trên lưng”.

4. “Đoạn thơ đầu bài thơ : Mùa xuân nho nhỏcủa nhà thơ Thanh Hải, một bức tranh xuân đầy sức sống và dạt dào cảm xúc.”

 a, Chép lại câu trên sau khi đã sửa hết lỗi diễn đạt.

 b, Viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để thành đoạn văn Tổng hợp -Phân tích -Tổng hợp. Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát chất lượng 9 năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng 9
Năm học: 2014-2015
 Môn: Ngữ văn
 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu1: ( 6 điểm).
Trong bài thơ: :’’ Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải có viết:
	 ‘’ Mùa xuân người cầm súng
	Lộc giắt đầy trên lưng.’’
 Chép lại chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên.
 Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
 Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: 
‘’ Mùa xuân người cầm súng / Lộc giắt đầy trên lưng”.
 “Đoạn thơ đầu bài thơ : ‘’Mùa xuân nho nhỏ’’của nhà thơ Thanh Hải, một bức tranh xuân đầy sức sống và dạt dào cảm xúc.”
	a, Chép lại câu trên sau khi đã sửa hết lỗi diễn đạt.
	b, Viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu để thành đoạn văn Tổng hợp -Phân tích -Tổng hợp. Trong đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu.
Câu 2: (4 điểm).
	1. Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ra đời trong hoàn cảnh nào? Chủ đề của tác phẩm là gì?	
 	2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo lối diễn dịch để làm rõ nội dung:
 “ Qua truyện ngắn: “ Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả đã đưa ta tới một nơi có phong cảnh đẹp tuyệt vời”.
Yêu cầu: Trong đoạn có sử dụng một phép tu từ so sánh.
 ----------------Hết----------------
Đáp án và biểu điểm
Môn: Ngữ Văn 9
Câu 1: (6 điểm).
Học sinh chép chính xác sáu câu thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” 1 điểm.
Giải thích được ý nghĩa nhan đề bài thơ: 	 1 điểm.
	Định hướng:
 - Là biểu tượng cho những gì tinh tuý, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
 - Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
 - Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. 
 3. Xác định được biện pháp tu từ và chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ: 
 	“ Mùa xuân người cầm súng / Lộc giắt đầy trên lưng”.	
Định hướng: 
 - Biện pháp tu từ: ẩn dụ	 0.25 điểm
 - Tác dụng: Câu thơ vừa tả thực vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính. “ Lộc” là chồi non, nhưng “ lộc” cũng có nghĩa là mùa xuân, là sức sống. Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh -> gặt hái cả mùa xuân cho đất nước.	 0.75 điểm
 4. Viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
 - Trình bày theo cách Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, diễn đạt ý mạch lạc, giàu cảm xúc, đúng số câu.	 	 0.5 điểm
 - Nội dung:	 2 điểm
 + Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét chấm phá nhưng rất đặc sắc.
 + Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của xứ Huế.
 + Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong ánh sáng xuân lan toả khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”.
 + Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót chi, mà ”. Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón nhận vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân : đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.
 + Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đó thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân thể hiện mong muốn hoà vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục.	
 - Có sử dụng một phép lặp để liên kết câu ( có chỉ rõ)	0.5 điểm
Câu 2: (4 điểm)
 - Trình bày được hoàn cảnh sáng tác:	 0.5 điểm.
“Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” lên Lào Cai của tác giả mùa hè năm 1970
 - Chủ đề tác phẩm:	 0.5 điểm.
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện “Trong cái lặng im... đất nước” ( Truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa công việc thầm lặng).
Viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
 - Trình bày theo cách diễn dịch , đúng số câu.	 	 0.5 điểm
 - Diễn đạt ý mạch lạc, giàu cảm xúc:	 0.5 điểm
 - Nội dung:	 1.5 điểm
 + Màu xanh bao la của những rặng đào, những cây tử kinh, những cây thông non rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc, với những con đường chạy men theo sườn núi cạnh những con suối có thác trắng xoá. Tất cả như bồng bềnh trong mây mù.
 + Đẹp nhất là lúc nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, xua mây cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, nắng mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng làm rực rỡ thêm những những luống hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, nở ngay giữa mùa hè.
 - Có sử dụng một biện pháp so sánh ( có chỉ rõ)	 	 0.5 điểm
 Gv :Nguyễn Thị Thanh Lờ

File đính kèm:

  • docDe khao sat chat luong ngu van 9 20142015.doc
Giáo án liên quan