Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đê quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

 - Hiểu được đặc điểm hình thức của văn bản.

 - Có ý thức về quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểmvề vấn đề quyền sống, quyền được bảo v ệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.

b. Kĩ năng

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 9/ 1013
Ngày giảng: 10/ 9/ 2013
Bài 3, Tiết 11
văn bản: tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 quyền được Bảo vệ và phát triển của trẻ em
I. mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đê quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
	- Hiểu được đặc điểm hình thức của văn bản.
	- Có ý thức về quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểmvề vấn đề quyền sống, quyền được bảo v ệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
b. Kĩ năng
- Vận dụng và nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản. 
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 	 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định lớp( 1’) 
2. Kiểm tra(15’): Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa thế giới hòa bình, chúng ta phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ đó?
Trả lời
 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng toàn thể nhân loại và sự sống trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
 HS làm bài - GV thu về chấm.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ 1. Khởi động (1’)
 	Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiệ nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách thức. Một phần bảm tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triểm của trẻ em tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại liên hợp quốc đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ 2. HDHS đọc và thảo luận chú thích
* Mục tiêu
- Đọc đúng văn bản nhật dụng
- Nhận biết được một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Hiểu được một số chú thích khó.
* Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết từng đoạn.
- GV đọc mẫu → 2 HS đọc tiếp → GV nhận xét, uốn nắn.
H. Nêu xuất xứ của văn bản?
H. Hãy xác định kiểu loại văn bản?
- Tuyên bố thuộc loại nghị luận chính trị, xã hội.
H. Theo em chú thích trong sgk chú thích nào là khó và quan trọng?
- HS thảo luận nhóm bàn 2’
- Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV chốt và đưa ra một số từ ngữ khó khác cần giải thích.
H. Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?
Phát triểm theo hướng tốt đẹp, tiến bộ.
H. Em hiểu thế nào là vô gia cư?
Không gia đình, không nhà cửa.
- GV lưu ý học sinh tham khảo các chú thích còn lại trong SGK.
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu
- Nhận biết được các phần trong văn bản
- Hiểu được nội dung của từng phần
* Cách tiến hành
- GV: Sau hai đoạn đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triểm của mọi trẻ em trên thế giới và lời kêu gọi khẩn thiết của toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, đoạn còn lại của văn bản chia làm mấy phần?
- HS trả lời – GV chốt.
+Phần 1: Nêu lên những thực tế những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay,
+Phần 2: Khẳng định những điều kiện cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
+Phần 3: Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn của trẻ em.
H*. Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản?
 - Văn bản tuyên bố rất rõ ràng, mạch lạc, liên kết các phần rất chặt chẽ, hợp lí.(ngoài ra văn bản còn có hai phần tiếp theo là: Những cam kết và những bước tiếp theo)
HĐ 4. HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
 Nhận biết và hiểu được Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
* Cách tiến hành
- GV cho HS đọc lại văn bản phần sự thách thức.
H. Bản tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống trẻ em thế giới ra sao?
 HS tìm các chi tiết trong sgk:
- Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực,của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ môi trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
H. Theo em những nỗi bất hạnh đó của trẻ em có thể được giải thoát bằng những cách nào?
 - Loại bỏ chiến tranh và bạo lực
 - Xóa đói nghèo.
H. Từ đó em hiểu tổ chức Liên hợp quốc đã có thái độ như thế nào trước nỗi bất hạnh của trẻ em trên thế giới?
 - Nhận thức rõ thực trạng đau khổ của trẻ em trên thế giới.
- Quyết tâm giúp các em vượt qua nỗi bất hạnh này.
H*. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở phần này và tác dụng?
I. Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc
2. Thảo luận chú thích
a.Tác phẩm
- Trích tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30/ 9/ 1990 tại trụ sở liên hợp quốc ở Nui Óc.
- Kiểu văn bản: văn bản nhật dụng.
b.Các chú thích khác
II.Bố cục: 
3 phần
- Phần 1: Sự thách thức
- Phần 2:Cơ hội.
- Phần 3: Nhiệm vụ.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Sự thách thức.
 Cách trình bày ngắn gọn nhưng nó đã nêu lên khá đầy đủ, cụ thể tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt của em trên thế giới hiện nay.
4. Củng cố ( 1’)
 GV hệ thống lại bài theo nội dung học trên lớp
5. Hướng dẫn học tập(1’)
 - HS về nhà học bài theo nội dung đã học trên lớp.
 - Chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản 

File đính kèm:

  • doctiet 11.doc