Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 10
A.Mức độ cần đạt:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản TM.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1.Kiến thức:
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2.Kĩ năng:
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
*Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đoạn văn mẫu.
- Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn trong sách giáo khoa.
C. Tiến trình bài giảng:
Ngày soạn :27-8 -2014 Tiết 10 - LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A.Mức độ cần đạt: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản TM. B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1.Kiến thức: - Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. - Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh. 2.Kĩ năng: - Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn. *Chuẩn bị: - Giáo viên: Đoạn văn mẫu. - Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn trong sách giáo khoa. C. Tiến trình bài giảng: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3-Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động:(Phương pháp thuyết trình) Giờ trước, chúng ta đã được tìm hiểu việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh về mặt lý thuyết. Giờ học này, chúng ta sẽ vận dụng kỹ năng sử dụng yếu tố miêu tả vào thuyết minh một đối tượng cụ thể trong đời sống. * Hoạt động 2: (Phương pháp phát vấn) - Một học sinh đọc đề bài (SGK28). ? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì? ? Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? ? Với vấn đề này, ta cần trình bày những ý gì? ? Hãy lập dàn ý cho đề văn này. * Hoạt động 3: ? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy trình bày phần mở bài: Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả. - Trình bày đoạn văn thuyết minh với từng ý (Dựa vào dàn ý của phần thân bài). - Trình bày miệng trước lớp àHọc sinh khác nhận xét à Giáo viên đánh giá. ? Trình bày đoạn kết bài. - Học sinh khác bổ sung. * Hoạt động 4: - Giáo viên đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của học sinh. * Hoạt động 5: I-Phân tích đề - lập dàn ý: - Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam. - Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam: Đó là cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, con trâu trong cuộc sống làng quê, ... * Dàn ý: - Mở bài: Giới thiệu về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. - Thân bài: + Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày bừa, kéo xe, trục lúa, ... + Con trâu trong lễ hội, đình đám. + Con trâu nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu để làm đồ mỹ nghệ. + Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt nam. + Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu. - Kết luận. II-Trình bày: 1.Xây dựng đoạn mở bài: - Vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam. (Học sinh trình bày miệng àHọc sinh khác nhận xét àGiáo viên đánh giá). 2.Xây dựng đoạn trong phần thân bài: - Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng: (Trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa). - Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: (Hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam) + Cảnh trẻ en chăn trâu. + Những con trâu cần cù gặm cỏ. 3.Xây dựng đoạn kết bài: Chú ý tới hình ảnh: Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn,... III. Nhận xét, đánh giá: 1.Ưu điểm: - Các em đều có tinh thần chuẩ bị bài nghiêm túc. - Đã biết sử dụng yếu tố miêu tả vào bài viết một cách khá nhuần nhuyễn. - Viết được những đoạn văn miêu tả khá thuyết phục: Vừa cung cấp được tri thức khách quan, vừa có hình ảnh. Ví dụ: ............................ 2.Nhược điểm: - ở một số bài viết cần sử dụng yếu tố miêu tả linh hoạt hơn. - Một số bài còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. IV-Luyện tập: Viết lại phần thân bài một cách hoàn chỉnh. 4-Củng cố: - Hệ thống bài: + Vai trò, vị trí của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. + Vai trò, vị trí của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam. 5-Hướng dẫn về nhà: + Xem lại bài và hoàn chỉnh bài văn. + Soạn bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”
File đính kèm:
- Tiet 10 LUYEN TAP SU DUNG YEU TO MIEU TA TRONG VB THUYET MINH.docx