Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

Câu 1. (6,0 điểm)

Gây ra những điều sai trái là tội lỗi, còn ngụy biện cho những điều sai trái là tội ác.

Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2. (14,0 điểm)

Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng .

Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm rõ “ánh sáng riêng” ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015).

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Ngữ văn - Năm học 2016-2017 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian giao đề)
Câu 1. (6,0 điểm) 
Gây ra những điều sai trái là tội lỗi, còn ngụy biện cho những điều sai trái là tội ác.
Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2. (14,0 điểm) 
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng ...
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm rõ “ánh sáng riêng” ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015).
----- HẾT -----
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016-2017
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN
(Bản hướng dẫn gồm 04 trang)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
A. Yêu cầu chung.
- Câu này kiểm tra kiến thức xã hội (về vấn đề gây ra những điều sai trái và sự ngụy biện cho những điều sai trái); về kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ chủ kiến của mình để làm bài.
 - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau và được tự do bày tỏ chủ kiến của mình, nhưng chỉ cho điểm tối đa khi kiến giải vấn đề bằng những lí lẽ, dẫn chứng thực tế xác đáng; thái độ phải nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
B. Yêu cầu cụ thể 
I. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
1. Giải thích ý kiến
1,0
Sai trái là những điều không đúng, không phù hợp với lẽ phải, lẽ ra không nên làm, không nên có. Tội lỗi là tội phạm vào những lẽ phải. Ngụy biện là cố gắng dùng những lí lẽ bên ngoài có vẻ đúng nhưng thật ra là sai, để rút ra những kết luận xuyên tạc sự thật. Tội ác là tội rất nghiêm trọng, cả về mặt luật pháp và đạo đức.
Nội dung ý kiến: Phê phán những kẻ gây ra sai trái, đã không hối cải sửa chữa, lại còn cố ngụy biện cho những điều sai trái mà bản thân phạm phải.Thói ngụy biện suy cho cùng là một tội ác vì sự cố tình che giấu những tội lỗi, cản trở sự phát triển của xã hội, làm băng hoại đạo đức.
0,5
0,5
2. Bàn luận
3,0
- Gây ra những điều sai trái là tội lỗi.
+ Gây ra sai trái dù là vô tình hay cố ý đều thể hiện những sai lầm đáng tiếc, ảnh hưởng đến bản thân, người khác. ...
+ Một xã hội nhiều tội lỗi là bởi tồn tại nhiều kẻ không có lương tâm, thiếu trách nhiệm trước cộng đồng. Tội lỗi nếu không được kiềm chế, kiểm soát sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường cho xã hội.
(Thí sinh lập luận đưa dẫn chứng phù hợp)
- Ngụy biện cho những điều sai trái là tội ác.
+ Ngụy biện là cách mà những kẻ luôn cố gắng lấp liếm, che giấu những sai trái do mình gây ra. Kẻ ngụy biện thường sợ sự thật, sợ chân lí như cú vọ sợ ánh sáng nên thường tìm mọi lí lẽ xuyên tạc sự thật nhằm bảo vệ địa vị và lợi ích của mình. 
+ Ngụy biện cho sai trái là tội ác, mở đường cho cái xấu chiếm lĩnh, ngự trị, là hiểm họa trong đời sống.
(Thí sinh lập luận đưa dẫn chứng phù hợp)
1,5
1,5
3. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận rõ mối nguy hại của thói ngụy biện cho những sai trái trong đời sống.
- Cần rèn luyện bản thân có thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống: không sợ khuyết điểm, chỉ sợ không sửa khuyết điểm, có tinh thần cầu thị dám nhìn thẳng vào sự thật
1,0
II. Yêu cầu về năng lực tạo lập văn bản, sử dụng Tiếng Việt
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ 3 phần, các phần đúng chức năng; xác định đúng vấn đề nghị luận, triển khai các luận điểm rõ ràng, phù hợp. (0.5 điểm)
- Sáng tạo trong cách diễn đạt, cách triển khai vấn đề. (0.25 điểm)
- Dùng từ, đặt câu đúng quy tắc, diễn đạt lưu loát. (0.25 điểm)
1,0
Câu 2
A. Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về tác giả, tác phẩm văn học  về kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có những kiến giải về nhận định và làm rõ “ánh sáng riêng” của Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
B. Yêu cầu cụ thể
I. Yêu cầu kiến thức: 
1. Nội dung ý kiến: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đạt được những ý cơ bản sau:
2,0
- “Tác phẩm lớn”: tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian.
- “Ánh sáng riêng” của tác phẩm: là cảm xúc, tư tưởng, tình cảm riêng của tác giả đã chuyển hoá vào trong tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo.
- “rọi vào bên trong”:  là cách nói ẩn dụ chỉ khả năng kì diệu của văn chương trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học lớn phải có sức lay động tâm trí người đọc trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Đây là ý kiến đúng đắn, để lại cho tác giả, độc giả những bài học sâu sắc trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn học.
2. Chứng minh: Ánh sáng riêng của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
11,0
Giới thiệu tác phẩm.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời năm 1969, là thời kì khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, khi nhà thơ là người lính đang có mặt tại chiến trường. Bài thơ có giọng điệu tự nhiên tinh nghịch mà sôi nổi trẻ trung, đã góp phần làm sống mãi hình ảnh thế hệ thanh niên thời chống Mĩ – đặc biệt là lớp trẻ ở tuyến đường Trường Sơn và làm sống lại không khí của thời đánh Mĩ gian khổ, ác liệt nhưng vẫn phơi phới niềm lạc quan, tin tưởng. Đây là một tác phẩm tỏa sáng vẻ đẹp từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, có sức truyền cảm mãnh liệt đến bạn đọc 
0,5
b. Ánh sáng riêng của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
8,5
* Phương diện nội dung của bài thơ:
- Bài thơ sáng ngời vẻ đẹp lý tưởng của những người chiến sỹ lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ:
 + Tư thế hiên ngang, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, hiểm nguy;
 + Tinh thần lạc quan, sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội;
 + Ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
(Chọn một số câu tiêu biểu phân tích để minh hoạ)
- Tác phẩm đã rọi vào trong lòng người đọc những suy nghĩ về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt nam yêu nước thời chống Mĩ: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”, giúp bạn đọc hiểu được không khí của cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc đau thương nhưng cũng rất anh hùng.
* Phương diện hình thức nghệ thuật của bài thơ:
- Vẻ đẹp tỏa sáng từ nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ:
+ Hình ảnh trần trụi của hiện thực: những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái mới lạ như phong cách Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
+ Hình ảnh thơ độc đáo tạo ra một nhan đề độc, lạ gây bất ngờ, hứng thú. Đồng thời cũng thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn của bài thơ. Nhan đề cho thấy rõ hơn cách nhìn và khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà điều chủ yếu Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm trẻ trung, vượt lên thiếu thốn gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.Giúp bạn đọc cảm hiểu được: chất lãng mạn bay bổng vẫn vút lên từ trong hiện thực tàn khốc của chiến tranh. 
- Thể thơ tự do: Kết hợp linh hoạt giữa 7 chữ, 8 chữ, có chỗ 6 hay 10 chữ tạo một điệu thơ gần với lời nói tự nhiên sinh động góp phần tạo nên chất thơ mới mẻ, giọng điệu mới của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Nó bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm.
- Giọng điệu và ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường mang đậm phong thái của người lính lái xe.
- Những biện pháp tu từ: Ẩn dụ, phép điệp, đối lập  tạo thế đối lập giữa cái “không” và cái “có” để khắc họa nổi bật ý chí quyết tâm bất chấp mọi khó khăn, gian khổ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
5,0
3,5
 Đánh giá khái quát:
- Ánh sáng riêng của Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã cho ta thấy sự am hiểu trải nghiệm, bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo của Phạm Tiến Duật giữa những tháng năm “đỏ lửa” của dân tộc. Đặt trong hoàn cảnh ra đời, bài thơ có ý nghĩa cổ vũ thêm tinh thần yêu nước của cả một thế hệ những người lính đang tham gia chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Thơ Phạm Tiến Duật được đánh giá là có sức mạnh của cả một sư đoàn, sức mạnh của thứ khí giới thanh cao có thế trận đuổi nghìn quân giặc, mang vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Ánh sáng riêng của Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ chiếu tỏa, soi rọi; có khả năng giáo dục, cảm hóa sâu sắc tới nhận thức và hành động của bạn đọc nhiều thế hệ:
+ Giúp thế hệ hôm nay hiểu được những trang sử hào hùng của dân tộc, thấy được vẻ đẹp, tâm hồn, tính cách con người Việt Nam trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Bồi đắp cho thế hệ trẻ ngày nay lòng tự hào, trân trọng, biết ơn sự hi sinh của thế hệ cha anh vì độc lập, tự do của dân tộc
+ Bồi đắp cho thế hệ trẻ lối sống đẹp, biết cống hiến và thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước
2,0
II. Yêu cầu về năng lực tạo lập văn bản, sử dụng Tiếng Việt
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận có đủ 3 phần, các phần đúng chức năng; xác định đúng vấn đề nghị luận, triển khai các luận điểm rõ ràng, phù hợp. (0.5 điểm)
- Sáng tạo trong cách diễn đạt, cách triển khai vấn đề. (0.25 điểm)
- Dùng từ, đặt câu đúng quy tắc, diễn đạt lưu loát. (0.25 điểm)
1,0
Lưu ý chung
 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_ngu_van_nam_hoc_201.doc