Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1-44 - Lê Anh Trà
TIẾT 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương pháp về chất, về lượng.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ (THB I,II)
2. Học sinh: Thực hiện theo dặn dò ở tiết 2.
C. Kiểm tra:
1. Sỉ số.
2. Bài cũ: (Sự chuẩn bị bài mới)
m quan được bổ đốc học Hải Dương đến 1827 về nghỉ . -Yêu cầu: Hãy đọc chú thích (1) -Hỏi: Toàn bộ tác phẩm gồm có mấy hồi? Ghi lại sự việc gì? GV nhận xét HS. -Hỏi: Văn bản đang tìm hiểu ghi lại sự việc gì? Nó thuộc hồi thứ mấy? GV nhận xét HS. *. Nói thêm: Có nhiều tài liệu cho rằng Ngô Thì Chí viết 7 hồi, Ngô Thì Du viết 7 hồi tiếp theo, còn 3 hồi cuối có thể do người khác viết khoảng đầu triều Nguyễn. 3. Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục và đại ý đoạn trích: -Yêu cầu: HS lần lượt đọc hết văn bản. GV nhận xét, chấn chỉnh các độc. -Hỏi: Theo em, đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu đại ý từng phần. GV dành thời gian cho HS trao đổi, trình bày -> GV nhận xét. -Yêu cầu: Từ đó em hãy thử nêu đại ý đoạn trích: + Viết về những ai? + Viết để phản ánh điều gì ở họ? GV nhận xét trình bày của HS. *. Tóm lược đoạn trích: Mở đầu hồi 14 là một đoạn nói về tình trạng của quân tướng Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long chỉ lo chơi bời, tiệc tùng không hề để ý đến việc quân, lính thì bỏ cả đội ngũ đi lang thang. Lê Chiêu Thống có nguy cơ phải sang đất Trung Hoa một chuyến nữa. Thái hậu hoảng hốt nói với vua. Nhà vua xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân bị hắn mắng thẳng vào mặt “tự Vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, nếu muốn đi gấp thì cho vua tôi nhà ngươi đem một đoạ binh đi trước, cũng được” vua sợ quở trách lại lui về. -Đọc chú thích. -Sơ lược tác giả -Ghi nhận để hiểu biết thêm. -Đọc chú thích (1) -Trả lời: 17 hồi -Trả lời: 14 -> QT phá quân Thanh. -Theo dõi. -Ghi nhận thêm -Lần lượt đọc đoạn trích. -Ghi nhận yêu cầu -Trao đổi (3’) -Trình bày. -Nhận xét. -Chú ý ghi nhận. I. Giới thiệu. 1. Tác giả. Hai tác giả chính. -Ngô Thì Chí (1758 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống. -Ngô Thì Du (1772-1840) làm quan dưới triều Nguyễn. 2. Tác phẩm. -Toàn bộ: 17 hồi. -Đây là hồi 14: Quang Trung đại phá quân Thanh. -Ra đời: cuối TK XVIII đầu TK XIX. II. Đại ý. -Chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung. -Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và bọn bán nước Lê Chiêu Thống. *. Củng cố: Văn bản này có thể xem là một tiểu thuyết lịch sử được không? Vì sao nói như vậy? *. Dặn dò: -Hoàn thành các yêu cầu còn lại (câu 2,3,4 trong “Đọc - hiểu VB” + Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. + Sự thảm bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống. + Nghệ thuật của tác phẩm. -Làm bài tập trang 72 SGK. TIẾT 24 1. Hoạt động 1. Kiểm tra. -Yêu cầu: Em hãy nêu đại ý đoạn trích + bài soạn. GV nhận xét, ghi điểm. 2.Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản. a. Người anh hùng Nguyễn Huệ. -Hỏi: Khi nghe tin quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ có tâm trạng và ý định gì? GV nhận xét. -Hỏi: Rồi sau đó (trong vòng một tháng) ông đã làm những việc gì? GV nhận xét. *. Bình. Nghe tin giặc đã đến Thăng long, mất cả vùng đất đau rộng lớn mà ông không hề nao núng, định thân chinh ngay. Rồi chỉ trong vòng một tháng, NH làm bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc, gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân và kế hoạch đối phó nhà Thanh sau chiến thắng. -Hỏi: Qua đó em có cảm nhận gì về con người này? GV nhận xét HS. -Yêu cầu: Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó. GV nhận xét, chấn chỉnh. -Hỏi: Lời phủ dụ lính ở Nghệ An của Nguyễn Huệ nhằm mục đích gì? GV nhận xét. -Hỏi: Tuy Quang Trung mới khởi binh đánh giặc nhưng ông có ý định, khẳng định gì? Em hiểu được gì thêm về con người này? GV nhận xét HS. -Hỏi: Hình ảnh Nguyễn Huệ trong chiến trận được miêu tả như thế nào? GV nhận xét. *. Bình: Hoàng đế Quang Trung thân chinh không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự. Đội quân của ông không phải tất cả là thiện chiến, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của ông đã đánh những trận áp đão quân thù. Khí thế nghĩa quân làm cho kẻ thù khiếp vía. Trong trận Ngọc Hồi “khối lửa mịt mù cách gang tấc không thấy gì, nổi bật hình ảnh nhà vua cưởi voi đi đốc thúc. -Hỏi: Qua tìm hiểu, em có cảm nhận gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ? GV nhận xét, chốt lại. -Hỏi: Theo em nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình tượng người anh hùng dân tộc này? *. Chốt + chuyển: Tác giả tôn trọng sự thật và nảy nở lòng tự hào dân tộc. Mặc dù tác giả làm việc dưới triều Lê - Nguyễn. b. Sự thảm bại của quan tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống: -Hỏi: Tôn Sĩ Nghị sang An Nam với mục đích gì? -Hỏi: Em có nhận xét gì về TSN qua 2 chi tiết sau đây? (1) “Những điều họ bắt ở bên bờ sông” (2) Vào Thăng Long, bày yến tiệc thích” GV nhận xét. -Hỏi: Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, bọn quan tướng nhà Thanh rơi vào tình cảnh như thế nào? Tìm chi tiết minh hoạ. GV nhận xét, bổ sung. -Hỏi: Em có nhận xét gì về phẩm chất của họ? *. Chốt + chuyển: Chúng toàn là những kẻ bất tài, hèn nhát, vô kỉ luật. Cả đội chỉ biết diễn võ dương oai. Đó là bọn xâm lược còn bọn bán nước sẽ thảm hại hơn. -Hỏi: Lí do gì Lê Chiêu Thống sang cầu viện quan Thanh? GV nhận xét HS. -Yêu cầu: Hậu quả việc làm đó như thế nào? Gv nhận xét HS. -Hỏi: Lê Chiêu Thống có thái độ ntn với Tôn Sĩ Nghị? GV nhận xét. -Hỏi: Để rồi, bọn quan tướng bán nước nhận lãnh hậu quả gì? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây? *. Chốt. Tác giả kể chuyện xen kẻ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh. c. Ngòi bút miêu tả qua hai cuộc tháo chạy. GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận: So sánh 2 cuộc tháo chạy: 1 của quân Thanh, 1 của Lê Chiêu Thống. -Chú ý: Nhịp điệu từng đoạn; âm hưởng. GV gọi HS phát biểu và nhận xét. 3. Hoạt động 3. Hướng dẫn tổng kết. -Hỏi: Qua đoạn trích, em hiểu được gì về con người Quang Trung, bọn quan tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống? Gv nhận xét trình bày của HS. -Yêu cầu: HS đọc phần ghi nhớ. -Yêu cầu: Tìm thành ngữ nói lên phẩm chất của LCT. -Trình bày. -Nhận xét. -Trả lời: không hề nao núng. -Liệt kê việc làm của QT. -Bổ sung bạn. -Chú ý lắng nghe, tiếp nhận. -Suy nghĩ -Phát biểu -Nhận xét, đóng góp -Tìm chi tiết minh hoạ. -Trả lời: chiêu mộ, chấn an, -Trả lời: quyết thắng, -Trả lời: oai hùng, lẫm liệt. -Tập trung theo dõi. -Đúc kết -Trình bày -Nhận xét -Suy nghĩ cá nhân -Phát biểu -Ý kiến đóng góp -Trả lời: thôn tính An Nam -Tìm hiểu 2 chi tiết. -Nêu nhận xét. -Đóng góp ý kiến -Trả lời: hoảng loạn, -Tìm chi tiết minh hoạ. -Trả lời: bất tài, hèn nhát -Ghi nhận. -Trả lời: vì dòng họ. -Trả lời: bán rẻ dân tộc -Suy nghĩ. -Phát biểu -Nhận xét bạn -Trả lời: thảm bại nặng nề. -Ghi nhận -Chú ý gợi ý. -Thảo luận (5’) -Đại diện trình bày. -Nhận xét, bổ sung. -Khái quát hoá -Phát biểu -Nhận xét -Đọc ghi nhớ III. Tìm hiểu văn bản. 1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. -Hành động mạnh mẽ, quyết đoán: xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. -Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén . +Phân tích rõ tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. +Cách xétt đoán và dùng người. -Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. -Tài dụng binh như thần vào trận thật lẫm liệt. =>Con người quả cảm, tài tình, linh hồn của chiến công vĩ đại. =>Tác giả tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc. 2. Sự thảm hại của: a. Quan tướng nhà Thanh: -Mục đích: thôn tính nước ta. -Tôn Sĩ Nghị: vô trách nhiệm , bất tài, tự kiêu, chủ quan. -Quân Thanh: hèn nhát vô kỉ luật. =>Thất bại nặng nề. b. Vua tôi Lê Chiêu Thống. -Vì lợi ích dòng họ đã đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù. -Nhu nhược, đốn hèn, chấp nhận sự sỉ nhục của kẻ thù. =>Bi thảm của kẻ vong quốc. -Lời văn trần thuật + miêu tả -> sinh động, cụ thể. 3. Ngòi bút miêu tả hai cuộc tháo chạy: Quân Thanh Vua tôi LCT Nhịp điệu hối hả, nhanh mạnh. -Âm hưởng: hả hê, sung sướng -Nhịp điệu: chậm chạp hơn. -Âm hưởng: chua xót, ngậm ngùi. IV. Tổng kết. (tr 72-SGK) E. Củng cố - Dặn dò: 1. Củng cố: Viết 1 đoạn văn (4-6 câu) miêu tả chiến công thần tốc của QT. 2. Dặn dò: a. Bài vừa học: - Đọc kĩ hồi 14. Học kĩ bài (theo hướng dẫn “Đọc - hiểu VB”) b. Bài mới (Tiết 25/TV): Sự phát triển của từ vựng (tt) -Đọc và xác định yêu cầu trong các mục THB (I,II) Thực hiện các yêu cầu đó; Xem qua phần ghi nhớ. Thử thực hiện bài tập 1 (trang 74 - SGK) *. Ôn lại kiến thức tiết 21/TV: Sự phát triển của từ vựng. TIẾT 25 TIẾNG VIỆT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tt) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được hiện tượng phát triển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ: -Tạo từ ngữ mới. -Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ (ví dụ phần I). 2. Học sinh: Thực hiện như dặn dò ở tiết 24. C. Kiểm tra: 1. Sỉ số. 2. Bài cũ: (KT 15’) -
File đính kèm:
- Tiet 1 -44.doc