Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 145

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.

 - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

b. Kĩ năng

 Viết được biên bản sự vụ hoặc hội nghị.

II. CHUẨN BỊ

GV:Bảng phụ

HS:đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 145, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30 /03/2014 
Ngày giảng :03/ 4 /2014 
 Bài 28, Tiết 145
Biên bản
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
b. Kĩ năng
	Viết được biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
II. CHUẨN BỊ
GV:Bảng phụ
HS:đọc và trả lời cõu hỏi sgk	
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thụng bỏo, phõn tớch ngụn ngữ, nờu vấn đề ( Động nóo, đặt cõu hỏi); Thảo luận ( thảo luận nhúm, giao nhiệm vụ)
IV. CÁC BƯỚC LấN LỚP
1.Tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( không kiểm tra bài cũ)
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.
GV nêu tình huống: 
 Buổi sáng, khi bước chân vào lớp em thấy toàn bộ cơ sở vật chất (Quạt điện…) bị mất. Việc đầu tiên em phải làm là gì ?
- Việc đầu tiên là báo cho bác bảo vệ cùng nhà trường lập biên bản.
GV lập biên bản để làm gì ? Biên bản có đặc điểm như thế nào? Ta cùng tìm hiểu…
Hoạt động 2: HD hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu
 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
* Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ (bt sgk-123), Yêu cầu một em đọc biên bản trên bảng phụ. 
H. Biên bản ghi lại những sự việc gì?
H*. Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức trong văn bản 1?
H. Từ đó, em thấy văn bản phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- HS trả lời
- GV chốt
H. Văn bản 1 là biên bản hội nghị, Văn bản 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế? 
H. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục nào?
GV (Chú ý): Các loại văn bản khác nhau có cách ghi khác nhau.
H. Phần nội dung biên bản gồm những mục gì?
H. Nhận xét cách ghi?
H. Nhận xét về tính chính xác ?
H. Phần kết thúc biên bản có những mục nào?
H. Chữ kí dưới biên bản nói lên điều gì?
- Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản.
H*. Thế nào là biên bản? Cách làm một biên bản?
- 1 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: HD luyện tập.
*Mục tiêu: 
- Nhận biết được những tình huống, những trường hợp cần viết biên bản.
- Kể tên các mục của một văn bản thông dụng.
- Nêu được tên một số loại biên bản và các mục không thể thiếu khi viết biên bản.
* Cách tiến hành:
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS giải bài tập
- GV chữa
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2
- HS thảo luận nhóm bàn 3’
- Các nhóm thực hiện viết theo yêu cầu bài tập, đọc, các nhóm khác nhận xét
- GV chốt
1'
I/ Đặc điểm của biên bản
1. Tìm hiểu Bài tập (sgk-T123)
a. Mục đích
- Biên bản 1 ghi lại nội dung, diễn biến các thành phần tham dự 1 cuộc họp chi đội.
- Biên bản 2 ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự 1 cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.
b. Nội dung và hình thức
* Nội dung
- Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể (nếu có tang vật, chứng cứ, giấy tờ liên quan cũng phải đính kèm theo).
- Ghi chép phải trung thực đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
- Thủ tục phải chặt chẽ (Ghi rõ thời gian cụ thể, địa điểm cụ thể)
- Lời văn ngắn gọn, chính xác, chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ, tối nghĩa.
* Hình thức:
- Phải viết đúng mẫu qui định.
- Không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của biên bản.
c. Một số biên bản thường gặp
- Biên bản bàn giao công tác (Giữa người mới nhận nhiệm vụ và người chuyển đi nơi khác)
- Biên bản đại hội chi đoàn.
- Biên bản kiểm kê thư viện.
- Biên bản về việc vi phạm luật lệ giao thông.
- Biên bản về việc gây mất trật tự công cộng.
- Biên bản pháp y…
II/ Cách viết biên bản
 1. Tìm hiểu bài tập: Văn bản 1 và 2 mục I
a. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự lập biên bản.
 Tên của biên bản nêu rõ nội dung chính của biên bản.
b. Nội dung – cách ghi
- Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc.
- Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm vào các ý kiến chủ quan của người viết.
- Tính chính xác cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn.
c. Phần kết thúc
- Thời gian kết thúc
- Họ tên, chữ kí của người chủ toạ, thư kí hoặc các bên tham gia lập biên bản.
III/ Ghi nhớ
(Sgk-126)
IV/ Luyện tập
Bài tập 1 (sgk-126)
Lựa chọn các tình huống cần viết biên bản
- a, c, d
Bài tập 2 (sgk-126)
- Ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS HCM
4. Củng cố ( 1’) 
 Gv hệ thống lại nội dung bài học nhắc học sinh nắm chắc cách viết biên bản.
5. Hướng dẫn học tập( 1’) 
 - Học thuộc nội dung học tập trên lớp
 - Chuẩn bị bài: Những ngôi sao xa xôi
 (Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doct145.doc