Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 118

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 - Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

 - Có tình yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập, tu dưỡng cống hiến cho quê hương sau này.

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

 - Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

b. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

 - Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận vè một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 118, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 02/ 2014
Ngày giảng: 21/ 02/ 2014
Bài 23- Tiết 118
văn bản: Mùa xuân nho nhỏ ( Tiếp theo)
 Thanh Hải
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	- Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.
	- Có tình yêu quê hương đất nước, cố gắng học tập, tu dưỡng cống hiến cho quê hương sau này.
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức: 
	- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
	- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
b. Kĩ năng
	- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
	- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận vè một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
III. chuẩn bị
GV: Không
HS: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
V. Các bước lên lớp
 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp 9a:…/ 30; lớp 9b:…/ 26
 2. Kiểm tra đầu giờ (4')
 H. Đọc thuộc lòng “từ đầu -> Mùa xuân người ra đồng” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Trả lời
- HS đọc thuộc lòng diễn cảm
- Thanh Hải (1930-1980) tên thật Phạm Bá Ngoãn. Quê ở Thừa Thiên Huế.
- Sáng tác năm 1980, khi nhà thơ đang ốm nặng.
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV-HS
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động.
 Mùa xuân đất trời thiên nhiên trong thơ Thanh Hải thật đẹp, vậy mùa xuân của đất nước và nhưng ước nguyện của tác giả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu....
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: 
- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
* Cách tiến hành:
HS. Đọc khổ 2,3.
H. Từ mùa xuân của TN, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước bằng hình ảnh thơ nào?
 “ Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ.
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao”…
H. Từ "lộc" "mùa xuân" được hiểu ntn?
 - "lộc": Chồi biếc -> sức sống của con người, đây là hình ảnh tượng trưng.
- "mùa xuân": được tả thực. Mùa xuân là mùa ra quân, mùa chiến thắng, mùa xuân cũng là mùa nhân dân ra đồng gieo mạ. 
H. Tại sao tác giả lại chọn những hình ảnh đó để bộc lộ cảm xúc?
- Mùa xuân là mùa đẹp trong năm, mùa bắt đầu của vạn sự sinh sôi nảy nở...
H. Em nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong khổ thơ này? Tác dụng?
- Điệp từ "mùa xuân” -> sức sống tươi trẻ, mạnh mẽ, niềm lạc quan.
- Điệp từ "tất cả" -> sự tập trung cao độ, mạnh mẽ, khẩn trương, sôi nổi của mùa xuân, của cách mạng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu.
- Điệp từ: "lộc"- đây là hình ảnh ẩn dụ g sức sống đang vươn lên trong sản xuất và chiến đấu của đất nước.
- NT đối: làm nổi bật 2 nhiệm vụ (sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc và sản xuất xây dựng)
- Từ láy “hối hả”, “xôn xao”: Sức sống mùa xuân đất nước- mùa xuân đươc cảm nhận bằng nhịp điệu hối hả, khẩn trương, náo nức. 
=> Một mùa xuân toàn thắng bởi khí thế khẩn trương, náo nức, quyết tâm thực hiện 2 nhiệm vụ của đất nước ( xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
H. Sự suy tư của tác giả thể hiện ở vần thơ nào?
 “ Đất nước bốn ngàn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”. 
H. Tác giả sử dụng BPNT gì trong những câu thơ trên? Em hiểu những suy tư của tác giả như thế nào?
- NT: so sánh kì vĩ: Đất nước như vì sao
- lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của VN có nhiều đau thương, mất mát nhưng vô cùng anh dũng và kiên cường, Trong cái vất vả ấy như lại bừng lên vẻ đẹp, ánh sáng và hy vọng, là sức vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân. 
GV:Đứng trước mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước thì nhà thơ có tâm sự gì? ta tìm hiểu…
HS. Đọc 3 khổ còn lại.
H. Tâm niệm của nhà thơ về thiên nhiên đất nước thể hiện qua những hình ảnh thơ nào?
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến. 
H. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giảTác dụng ?
- Biểu cảm trực tiếp, lặp đại từ “ta”
- Cách viết đó bộc lộ được cảm nghĩ trực tiếp, thẳng thắn liên tục, tự nguyện của nhà thơ.
H. Vậy, ước nguyện nào của nhà thơ được thể hiện như thế nào?
 Làm con chim hót
 Làm một cành hoa
H*. Tại sao tác giả lại chọn những hình ảnh trên?
- Chim và hoa là những vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân (toả hương sắc cho đời) 
=> Chim và hoa là những vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Tác giả mong ước tự mình góp vào vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân.
H. Khát vọng của tác giả là gì?
“Muốn nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến”
H. Em hiểu gì qua câu thơ trên?
- Hoà ca là bài hát do nhiều người cùng hát (nốt nhạc trầm mang âm thanh lắng nhẹ), Một bản hoà ca thì bè trầm cũng vô cùng quan trọng (Thể hiện sự khiêm nhường của tác giả…)
H. Ước nguyện của nhà thơ còn được tiếp tục thể hiện như thế nào?
 “Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.” 
GV: Khổ thơ là ước nguyện sống cống hiến của một con người không quan niệm ở tuổi tác mà là ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người.
H*. Em có nhận xét gì về giọng điệu của những câu thơ trên? tác dụng?
H. Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu như thế nào về cụm từ “mùa xuân nho nhỏ”?-
- Thảo luận nhóm 4/ (2') và báo cáo, nhận xét
- GV chốt
+ Cách nói ẩn dụ, khiêm tốn của tác giả (Cuộc sống của mỗi con người )
- Cuộc sống của mỗi con người (mùa xuân nho nhỏ) lại nằm trong cuộc sống chung của mọi người (mùa xuân lớn). Muốn cuộc sống ấy tốt đẹp, mỗi người phải biết cống hiến cho cuộc sống chung.
- HS Đọc khổ thơ cuối.
H. Cách gieo vần, phối âm ở những câu thơ cuối này có gì đáng chú ý?
- Khổ thơ cuối có cách gieo vần khá độc đáo và hoàn toàn có dụng ý:
- Câu đầu, câu cuối kết thúc bằng hai thanh trắc (hát, Huế)
- 3 câu giữa kết thúc bằng thanh bằng (bình, minh, tình) và điệp từ "nước non" như muốn thể hiện cái chất âm nhạc dân ca nhịp nhàng, buồn thương, man mác của cái hồn âm nhạc dân ca xứ Huế. Đó là âm thanh mùa xuân đất nước muôn đời vẫn trẻ trung, xao xuyến lòng người . Và tác giả sống mãi mãi với cuộc đời với Huế trong tiếng phách tiền âm vang ấy.
H.Em có nhận xét gì về các chi tiết biểu trưng của xứ Huế ở khổ đầu với khổ cuối ?
- Bài thơ có cách kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo sự cân đối, hài hoà, đồng thời nhấn mạnh sự khát khao, tha thiết với vẻ đẹp, tâm hồn quê hương, đất nước của Thanh Hải.
Hoạt động 3: HD tổng kết rút ra ghi nhớ.
* Mục tiêu: 
- Trình bày được nội dung, nghệ thuật cơ bản của văn bản.
- Nêu ý nghĩa của văn bản.
* Cách tiến hành:
 H. Nhận xét khái quát những đặc sắc NT của bài thơ ?
- Thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca 
- H/ả giản dị, chân thực.
- Giọng thơ biến đổi, phù hợp mạch cảm xúc.
- MT, BC, lập luận.
- ẩn dụ, so sánh, điệp, láy, đối.
H. Từ đó, em hãy khái quát về ND của bài thơ?
- HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV chốt 
H. Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
 Bài thơ thể hiện những rung cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất nước, khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
Hoạt động 4: HDHS luyện tập.
* Mục tiêu:
 Cảm nhận về mùa xuân đất nước qua những giai điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào của bài thơ được phổ nhạc.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu và cho hs nghe bài hát Mùa xuân nho nhỏ.
- GV hướng dẫn học sinh về nhà viết đoạn văn cảm nhận về mùa xuân
1’
25’
 7'
5'
I. Đọc, thảo luận chú thích
II. Bố cục
III. Tìm hiểu văn bản
1. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
b. Mùa xuân của đất nước
 Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị, giàu ý nghĩa biểu trưng, sử dụng điệp từ, điệp ngữ, so sánh… Tác giả cho ta thấy vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử. Sức vươn không ngừng của đất nước vào xuân.
2. Ước nguyện của nhà thơ
 Giọng thơ tha thiết, nhẹ nhàng, hình tượng đơn sơ nhưng một lần nữa khẳng định khát vọng, ước nguyện được sống có ý nghĩa được cống hiến suốt đời cho quê hương, đất nước.
IV. Ghi nhớ
- NT
- ND
V. Luyện tập
 Nghe bài thơ đã được phổ nhạc
4. Củng cố (1')
 GV hệ thống lại kiến thức trọng tâm của bài.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững phần phân tích tại lớp và ghi nhớ.
 - Phân tích và cảm thụ về một đoạn thơ trong bài
 - Soạn: Viếng lăng Bác.
 ( Yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 117.doc
Giáo án liên quan