Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản:

ÁNH TRĂNG

 - Nguyễn Duy -

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

 - Biết được những đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nghĩa tình của người lính.

 - Kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau 1975.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3. Thái độ:

 - Giáo dục tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 12 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì những cây ăn quả ấy chỉ có ở Nam Bộ, món ăn ấy chỉ có ở Nghệ An, Hà Tĩnh
Bài 2 : Tìm từ ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết những từ ngữ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Ngã, bố,mẹ
Bổ, ba, mạ
Té, ba(tía), má
Lợn 
Heo 
heo
=> Những từ ngữ sau đây thuộc ngôn ngữ toàn dân: Cá quả, lợn 
- Bắc: bố, mẹ, giả vờ, nghiện, vào, xa ,cái bát, vừng, thuyền, quả, quả doi, quả dứa, tuyệt vời, thấy
- Nam: ba (tía), má, giả đò, vô, cái chén, mè, ghe, trái, trái mận, trái thơm, hết sảy
- Trung: ba (bọ), mạ (mụ), giả đò, mô, vô, ngái, cái tô, mè, trái, trái đào (quả doi), chộ
Bài 3 : Tìm từ ngữ đang sử dụng hoặc trong những phương ngữ mà bản thân có biết những từ ngữ đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Ốm :bị bệnh
Nón,hòm (đựng đồ đạc), nỏ (cái nỏ, củi nỏ)
Ốm:gầy
Nón( dùng để chỉ cả mũ), hòm (quan tài)
Ốm:gầy
=>Những từ ngữ thuộc ngôn ngữ toàn dân: ngã, ốm
- Bắc: nón, hòm (đựng đồ đạc), sương (hơi nước), trái (bên trái, tay trái), bắp (bắp chân, bắp cày), nỏ (cái nỏ, củi nỏ)
- Nam : nón (dùng để chỉ cả mũ), hòm (quan tài), trái (quả), bắp (ngô)
- Trung: hòm ( quan tài), sương (gánh), trái (quả), bắp (ngô), nỏ (không)
Bài 4: Phân tích việc sử dụng từ ngữ địa phương trong một văn bản cụ thể.
- Đoạn trích bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu SGK/ 176 có những từ ngữ thuộc phương ngữ Trung là: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, mụ, ưng. 
=>Nhà thơ Tố Hữu sử dụng những từ ngữ địa phương đó khiến cho hình tượng mẹ Suốt trở nên sinh động, chân thực, gợi cảm
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu vào bảng đã lập. Ôn lại bài học và tìm nhiều ví dụ về phương ngữ địa phương
- Chuẩn bị bài “Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự” 
- Trả lời các câu hỏi trong bài đó.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Tuần: 12 Ngày soạn: 03/11/2014
Tiết PPCT: 58 Ngày dạy: 05/11/2014
Tiếng Việt:
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(LUYỆN TẬP TỔNG HỢP)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Vận dụng kiến thức đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ động nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các phép tu từ từ vựng..
 - Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng: 
 - Nhận diện được các từ vựng, các phép tu từ trong văn bản.
 - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
3. Thái độ: 
 - Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, phát vấn, thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn, sử dụng kĩ thuật động não. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS
 - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
 - Lớp 9ª2: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:............,KP:............)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trình bày các biện pháp tu từ từ vựng đã học? Ứng với mỗi biện pháp HS lấy 1 ví dụ tương ứng?
 - Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì đã học: “Ông trời nổi lửa đằng đồng
 Bà Sân vấng chiếc khăn hồng trao tay”
3. Bài mới: 
 - Tiết trước chúng ta đã ôn tập hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ động nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các phép tu từ từ vựng và tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật .Tiết này chúng ta đi vào luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
LUYỆN TẬP
Bài tập 1 GV hướng dẫn HS so sánh 2 dị bản của ca dao.HS thực hiện, chú ý phân tích sắc thái nghĩa khác nhau giữa 2 từ gật đầu, gật gù.
 HS động não và suy nghĩ trả lời
GV: Như vậy: gật gù thể hiện thích hợp 
ý nghĩa cần biểu đạt; tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng ăn rất ngon miệng vì họ biết chia sẻ những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài tập 2
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ được nêu ở bài tập2.
Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười sau.
+ Vì sao người vợ lại hỏi như vậy?
Bài tập 3 
HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Các từ : vai , miệng, chân, tay được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển .?Phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?
GV gọi HS trình bày, trao đổi
Bài tập 4 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ của bài thơ.?
Các từ thuộc 2 trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan toả trong con người anh say đắm, ngất ngây.(đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc( Cây xanh ..theo hồng)
GV liên hệ bài Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ 
Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng 
Trưa một ngày sắp ngã sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ
Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Bài tập 5 
HS nêu yêu cầu và làm bài tập 5 tại lớp.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Tìm 5 VD về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
HS thảo luận với kĩ thuật khăn phủ bàn – 4 phút 
Bài tập 6
GV gợi ý để HS tìm chi tiết gây cười trong văn bản?
Đọc truyện cười.
+ Chi tiết nào trong truyện gây cười?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: HS liệt kê các phép tu từ từ vựng đã học và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, chú ý đoạn văn phải logic các ý liền mạch và cùng nói về một nội dung cụ thể.
I. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1: (SGK/ 158) So sánh 2 dị bản: Điểm khác biệt ở đây là 2 chữ gật đầu và gật gù.
- Gật đầu: cúi xuống rồi ngẩng lên ngay, cử chỉ bày tỏ 
sự đồng ý, tán thưởng của đôi vợ chồng với món ăn ngon, dân dã, đạm bạc.
- Gật gù: vừa có ý tán thưởng, vừa mô phỏng tư thế của hai vợ chồng.
=> Xét trong câu ca dao trên, từ gật gù sẽ hay hơn, thể hiện được nhiều sắc thái đồng cam cộng khổ, sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi.
Bài tập 2 (SGK/ 158)
 - Chồng: + Cả đội chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn thắng.
 - Vợ + Cậu thủ ấy chỉ có một chân
 => Người vợ không hiểu cách nói của người chồng: Nói theo biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể) nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn. Ở đây người vợ hiểu theo nghĩa đen. Đây là hiện tượng ông nói gà – bà nói vịt
Bài tập 3 : (SGK /159)
- Những từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển.
+ Vai: phương thức hoán dụ.
+ Đầu: phương thức ẩn dụ (phần mũi súng nơi đạn được thoát ra).
Bài tập 4:(SGK /159)
- Nhóm từ : đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa chỉ màu sắc
- Nhóm từ: lửa, cháy, tro thuộc cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa.
=> Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ vơí người đọc, qua đó thể hiện tình yêu mãnh liệt của tác giả
Bài tập 5 (SGK/ 159)
Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách : 
+ Dùng từ ngữ có sẵn với một nội dung mới : rạch, rạch Mái Giầm
+ Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên : kênh, kênh Bọ Mắt
- VD: Chim lợn là loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn.
- Xe cút kít: xe thô sơ có một bánh gỗ 2 càng, do người sử dụng đẩy, khi chuyển động thường có tiếng kêu cút kít.
- Mực: Động vật sống ở biển, thân mềm, chân ở đầu có hình tua, có túi chứa chất lỏng đen như mực.
- Cá bạc má, rắn sọc dưa, khỉ mặt ngựa, gấu chó, cà tím, ớt chỉ thiên, cây xương rồng, chè móc câu
Bài tập 6: (SGK /160)
- Chi tiết gây cười: “Đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố ông đốc tờ!” 
 => Phê phán thói sính dùng từ ngữ nước ngoài của ông bố, thay vì dùng từ bác sĩ, kẻ sắp chết vẫn không chừa, cứ một mực đòi dùng từ đốc tờ.
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ từ vựng đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ.
- Chuẩn bị : Kiểm tra tiếng Việt
E. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Tuần: 12 Ngày soạn: 04/11/2014
Tiết PPCT: 59 Ngày dạy: 06/11/2014
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận..
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Đoạn văn tự sự.
 - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: 
 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
 - Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ: 
 - Vận dụng yếu tố lập luận trong nói và tạo lập văn bản tự sự
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp giải thích, phân tích, phát vấn,thuyết trình, thảo luận nhóm. 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm diện HS 
 - Lớp 9ª1: Sĩ số:.........., Vắng:...........(P:.......

File đính kèm:

  • docVAN 9TUAN 12 20142015.doc
Giáo án liên quan