Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Hiểu được luật thơ lục bát.

- Có cơ hội tập làm thơ lục bát.

B/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định lớp: 1

* Kiểm tra bài cũ: 5

? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc nhất của ca dao ?

 (Sử dụng thể thơ dân tộc: lục bát).

? Đọc một vài bài ca dao viết theo thể thơ lục bát ?

* Bài mới: 35

 

doc181 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au. Nghĩa là có thể đổi câu chủ động -> câu bị động và ngược lại).
H: Vậy em hãy khái quát lại đặc điểm của câu chủ động và câu bị động ?
* - Câu chủ động: câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
- Câu bị động: CN chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
 Bài tập nhanh:
 Tìm câu bị động tương ứng những câu sau ?
- Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
- Mẹ may áo cho em bé.
- Nhiều người tin yêu Lan.
* H/s đọc ví dụ:
H: Em hãy so sánh ý nghĩa 2 câu a và b ?
H: Gọi tên 2 câu a, b đó ?
H: Em hãy chọn câu a hay b để điền vào chỗ trống trong đoạn văn ?
H: Vì sao em chọn cách điền đó ?
H: Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
* Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm liên kết câu, góp phần làm cho việc giao tiếp trở lên sinh động và có hiệu quả hơn.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
H: Xác định các câu bị động?
H: Lý do sử dụng ? 
- Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc nó dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí.
- Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng, chốc chốc nó dừng lại ngửi ...
I. câu chủ động và câu bị động:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Hai câu có nội dung miêu tả giống nhau.
- ở câu a: CN là chủ thể của hành động.
- ở câu b: CN là đối tượng của hành động.
-> Câu a là câu chủ động.
Câu b là câu bị động tương ứng. 
3. Ghi nhớ: SGK.
- thuyền được người lái đò đẩy ra xa.
- Em bé được mẹ may áo cho 
- Lan được nhiều người tin yêu
Ii. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
- Hai câu a và b tương ứng nhau.
- Câu a - câu chủ động.
- Câu b - câu bị động.
- Điền câu b vào đoạn văn vì nó tạo liên kết câu: Em tôi là chi đội trưởng, là ... Em được mọi người yêu mến.
3. Ghi nhớ:
Iii. luyện tập:
 Bài tập SGK. 
Đoạn 1: "Có khi được trưng bày ..."
Đoạn 2: "Tác giả "Mấy vần thơ" liền được ..."
=> Tránh lặp kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
 BT bổ sung:
- Cách viết thứ hai hợp lí hơn. Vì tập trung vào một đối tượng là con chó.
	* Củng cố: 3’
 - Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?
 - Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
	*. hướng dẫn về nhà : 1’
- Học thuộc các ghi nhớ.
- Hoàn thiện bài tập.
- Tập làm một số bài văn nghị luận chứng minh để chuẩn bị làm bài viết số 5.
Tiết 95+96: 
Soạn: 15/02/2007
Dạy: 26/02/2007 
viết bài tập làm văn số 5 
văn lập luận chứng minh.
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh:
- Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
b/ chuẩn bị:
c/tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp: 1’
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới: 87’
Đề bài: 
Hãy chứng minh rằng: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. 
I. dàn ý: GV hướng dẫn hs lập dàn ý
A. Mở bài:
- Nêu luận điểm: Đạo lí uống nước nhớ nguồn đã trở thành truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.
- Tích dẫn câu tục ngữ.
B. Thân bài:
- Giải thích tại sao uống nước nhớ nguồn lại trở thành đạo lí của dân tộc.
- Chứng minh các biểu hiện của lòng biết ơn:
+ Với nhà nước: Xây dựng các đền, đài tưởng niệm; tổ chức các lễ hội, những ngày lễ lớn trong năm; các phong trào đền ơn đáp nghĩa...
+ Với gia đình: Cúng lễ tổ tiên; xây nhà thờ tổ...
C. Kết bài:
- Khẳng định lại luận điểm.
- Liên hệ, cảm nghĩ, rút ra bài học; Nhiệm vụ của mỗi người ...
Ii. yêu cầu:
	- Xác định được chính xác luận điểm cần phải chứng minh.
- Từ luận điểm chính, xây dựng một hệ thống luận điểm phụ hợp lý, rõ ràng, mạch lạc đủ làm sáng tỏ luận điểm chính. Tìm được hệ thống dẫn chứng tiêu biểu. đầy đủ, được sắp xếp hợp lý, có khả năng làm sáng rõ từng luận điểm.
	- Chữ viết đúng chính tả.
	- Lời văn cần rõ ý, đúng ngữ pháp.
	- Cách phân tích dẫn chứng rõ ràng, tránh lặp.
	Iii. biểu điểm:
	+ Điểm 9, 10:
	- Bài viết đạt yêu cầu.
	- Diễn đạt lưu loát.
	- ý văn trong sáng giản dị, dễ hiểu, có sức thuyết phục.
	+ Điểm 7 - 8:
	- Bài viết đạt yêu cầu.
	- Diễn đạt lưu loát.
	- Phân tích dẫn chứng chưa sâu, chưa thuyết phục cao.
	+ Điểm 5, 6:
	- Bài viết đạt yêu cầu.
	- Diễn đạt, chuyển ý chưa nhuần nhuyễn.
- Phân tích dẫn chứng còn sơ sài, thiếu thuyết phục.
+ Điểm 3, 4:
- Đã biết hướng làm bài.
- Diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc.
- Phân tích dẫn chứng còn hời hợt, chưa phát hiện được ý.
+ Điểm 1, 2:
- Bài không đạt yêu cầu nào.
* Củng cố: 1’
G/v nhận xét giờ làm bài, thu bài.
* Hướng dẫn về nhà: 1’
 Chuẩn bị bài Luyện tập viết đoạn văn CM.
Soạn: 22/02/2007
Dạy: 05/3/2007
Tiết 97 – Văn bản: 
ý nghĩa văn chương
 (Hoài Thanh)
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. 
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp: 1’
* Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu các luận điểm nhỏ trong bài "Đức tính ..."
-> Giới thiệu bài.
* Bài mới: 35’
 * Gọi học sinh đọc chú thích.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoài Thanh ?
H: Nêu xuất xứ của văn bản?
(Là văn bản nghị luận chứng minh).
(Nghị luận văn chương).
- GV nêu yêu cầu đọc: đọc rành mạch, xúc cảm.
H: Bố cục giống với văn bản nào ?
(Bố cục giống vb Đức tính giản dị của Bác Hồ)
- GV gọi 1 hs đọc đoạn 1.
H: Tác giả đi tìm ý nghĩa văn chương bắt đầu từ cái gì ?
H: Câu chuyện đó cho thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc văn chương n/t/n ?
H: Từ đó t/g kết luận n/t/n ?
* Theo tg, nhân ái là nguồn gốc chính của văn chương (thương người, thương cả muôn vật).
H: Để làm rõ hơn luận điểm ấy t/g đã làm gì ?
(Nêu tiếp nhận định về vai trò t/c trong sáng tạo văn chương).
H: Nêu một số ví dụ để chứng minh cho quan niệm văn chương nhân ái của t/g ?
(Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, than thân, ...).
H: Em hãy tìm những câu văn mà trong đó t/g bàn về công dụng của văn chương ?
(Một người hằng ngày ...
 Văn chương gây cho ta ...)
H: Tác giả đã nhấn mạnh những công dụng nào của văn chương ?
H: Trong đó em thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương (làm giàu t/c).
H: Trong xã hội, văn chương có công dụng n/t/n ? Tìm những câu văn nói về công dụng ấy ?
(Có kẻ nói ........
Nếu pho lịch sử loài người ...
H:ở đây có gì đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tg?
H:Nói tóm lại t/g đã giúp chúng ta hiểu thêm những ý nghĩa sâu sắc nào của văn chương ?
* Văn chương làm giàu t/c con người. Văn chương làm đẹp, giàu cho cuộc sống.
H: Trong đoạn văn cuối cùng tg luận chứng theo lối suy tưởng ntn? Để nói lên điều gì của văn chương?
* Tg khẳng định văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu được của mình.
H: Bài viết có nét nghị luận đặc sắc nào ?
(Thiếu những dẫn chứng cụ thể. Vậy em có thể bổ sung một số dẫn chứng cụ thể.)
H: Văn bản đã mở ra cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về ý nghĩa văn chương ?
H: Qua đó em hiểu t/g là người n/t/n ?
(Am hiểu văn chương
Có quan điểm rõ ràng, chính xác.
Trân trọng đề cao văn chương.)
- Tìm thêm các dẫn chứng cụ thể:
Ví dụ:
- Chúng ta có thể thấy rõ c/s của n/d VN qua ca dao, tục ngữ, ..., qua những văn bản "Vượt ..."; "Sông nước Cà ..."
- Sáng tạo ra sự sống mới: "Dế Mèn ..."; "Lao xao", ...
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: "Côn Sơn ca"
-> Bồi dưỡng t/y q/h/đ/n, yêu con người, yêu hoà bình.
I. tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
Hoài Thanh (1909-1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên - nhà văn, nhà phê bình văn học lớn ở nước ta.
2. Văn bản:
 Trích trong "Văn chương và h/đ" - 1936.
II. đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc – tìm hiểu chú thích: SGK. 
2. Bố cục: 2 phần.
3. Phân tích:
a, Nêu vấn đề:
Tg kể câu chuyện nhà thi sĩ ấn Độ khóc nức nở khi thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.
-> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
- Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.
- Xúc cảm yêu thương mãnh liệt trước cái đẹp là gốc của văn chương.
- Nhân ái là nguồn gốc chính của văn chương.
- Nhận định về vai trò t/c trong sáng tạo văn chương.
b, Giải quyết vấn đề:
 Công dụng của văn chương:
- Khơi dậy những trạng thái xúc cảm cao thượng của con người.
- Rèn luyện mở mang thế giới t/c của con ngươì.
- Làm giàu t/c con người.
- Giàu nhiệt tình cảm xúc nên có sức cuốn hút người đọc.
- Làm đẹp và hay những thứ bình thường.
- Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại.
- Giàu nhiệt tình và cảm xúc nên có sức cuốn hút người đọc.
=> Văn chương làm giàu t/c con người. Văn chương làm đẹp, giàu cho cuộc sống.
- Cách đưa luận cứ theo lối suy tưởng sâu sắc.
4. Tổng kết, ghi nhớ:
- Cách vào đề bất ngờ mà tự nhiên, hấp dẫn, xúc động.
- Cách lập luận vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- V/c có gốc là t/c nhân ái và công dụng đặc biệt.
Iii. luyện tập:
	*. Củng cố: 3’
VB này thuộc dạng nghị luận nào?
Em học được gì về tình cảm đối với văn chương từ vb này?
 *. hướng dẫn về nhà : 1’
- Học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật của vb.
- Chuẩn bị kiểm tra văn.
Tiết 98: 
Soạn: 24/02/2007
Dạy: 05/3/2007
kiểm tra văn 45’
A/ Mục tiêu bài học:
Giúp h/sinh: 
- Kiểm tra các văn bản đã học từ đầu học kỳ II (tục ngữ và văn bản nghị luận chứng minh).
- Tích hợp với tiếng Việt ở các loại câu, với TLV nghị luận chứng minh.
- Rèn kỹ năng kết hợp làm bài trắc nghiệm và bài tự luận, trả lời câu hỏi và viết đoạn văn ngắn.
b/ chuẩn bị: đề kiểm tra phô tô
c/tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp: 1’
* Kiểm tra bài cũ: không
* Bài mới: 42’
 Đề bài:
 Phần I: Trắc nghiệm (khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau)
Câu 1: ý kiến không đúng với nhận xét về tục ngữ ?
A. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có hình ảnh, nhịp điệu.
B. Là những câu hát thể hiện đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
C. Truyền

File đính kèm:

  • docvan lop 7.doc
Giáo án liên quan