Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 9: Hai cây phong - Nói quá - Viết bài tập làm văn số 2

* MỤC TIÊU:

 - Hiểu rõ hai cây phong được miêu tả bằng tâm hồn đầy xúc động của người kể chuyện ,và đậm chất hội hoạ.

 - Thấy được một cách cụ thể sự kết hợp giữa tự tự với miêu tả, biểu cảm, đánh giá.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 A- ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA BÀI CŨ :

Câu hỏi: Nêu và phân tích đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 9: Hai cây phong - Nói quá - Viết bài tập làm văn số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m và cảm xúc về hai cây phong.
 - HS thảo luận nhanh : loại văn hồi tưởng và bộc lộ tâm trạng này nên chọn giọng đọc như thế nào?
- Cho 2HS đọc, GV nhận xét đọc lại
II- Luyện đọc:
Giọng đọc cần nhẹ nhàng, nồng ấm nỗi xúc động sâu xa, thầm kín tự đáy lòng về những kỷ niệm êm đẹp của tuổi thơ.
Đặc biệt chú ý đọc diễn cảm các đoạn mô tả hai cây phong và thế giới mới mẻ mở ra trước mắt bọn trẻ.
HĐ - 3 - Đọc tình hiểu nhân vật người kể chuyện (yêu cầu 1-phần đọc –hiểu VB)
Ngôi kể: (dựa vào đại từ nhân xưng)
Truyện có mấy mạch kể, vị trí và mối tương quan của mạch kể?
- Mạch nào là chính?
- ý nghĩa của việc tạo ra 2 nhân vật kể chuyện?
III- Đọc – hiểu:
 1- Người kể truyện:
a- Ngôi kể: Người kể truyện dùng các đại từ nhân xưng tôi, chúng tôi cho thấy , truyện dùng ngôi kể thứ nhất. Tác dụng: dễ bộc lộ trực tiếp tâm trạng.cảm xúc
b- Hai mạch kể: Lồng vào nhau
 - Mạch nhân vật chúng tôi kể từ : “Vào năm học cuối cùng” đến”biêng biếc kia”
 - Mạch nhân vật tôi kể : các phần còn lại. Người kể tự xưng là hoạ sĩ, có thể là tác giả nhưng không nhất thiết. Đây là nhân vật do tác giả sáng tạo để kể truyện
 c- Mạch kể chính: Mạch kể của nhân vật tôi
 Tuy có một mạch kể của nhân vật chúng tôi, để chỉ bọn con trai, nhưng mạch kể này cũng là một phần mạch kể của nhân vật tôi.Bởi vì nhân vật tôi cũng là một thành viên trong đó.
 Việc sáng tạo ra hai nhân vật kể chuyện với 2 mạch truyện lồng vào nhau này cho thấy hình ảnh hai cây phong đã để lại những ấn tượng đẹp đẽ đáng nhớ cho mọi người làng Kur- ku-rêu nói chung và cho nhân vật tôi(tự xưng là hoạ sĩ) nói riêng.
HĐ 4- Đọc – hiểu hình tượng hai cây phong trong con mắt nhân vật tôi “ tôi”.( Câu hỏi 3)
 HS thảo luận:
 - Ta thấy hình ảnh hai cây phong trong truyện hiện lên tràn đầy cảm xúc. Hãy tìm những từ ngữ thổ lộ tình cảm của nhân vật tôi về hai cây phong. 
 - Đoạn văn tự sự này đã có sự kết hợp với hình thức diễn đạt nào?
- Đoạn văn nào đặc tả hai cây phong? Chỉ ra những cái hay của đoạn văn?
. 
HĐ 5- Đọc – hiểu hình tượng hai cây phong trong con mắt nhân vật tôi “ tôi”. ( Câu hỏi 2)
 HS thảo luận:
- Hai cây phong trong con mắt “chúng tôi”hiện ra qua những phương thức biểu hiện nào?
 (tự sự, miêu tả, biểu cảm)
- Bức tranh về “một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng ” được đặc tả trong đoạn văn nào? Hãy phân tích cái hay của đoạn văn. (Có nét bút của hoạ sĩ không? Có tâm hồn của thi sĩ không? có sự kết hợp tự sự với các yếu tố miêu tả,biểu cảm, đánh giá như thế nào?: 
 2- Hình tượng hai cây phong:
a- Hai cây phong trong con mắt của “ tôi”:
 * Hình ảnh tràn đầy cảm xúc:
- tôi không biết giải thích ra saomỗi lần về quêtôi đều coi bổn phận là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong (ngạc nhiên).
- dù ở xa đến đến đâu “ bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ”
- Khi ở xa về nghĩ đến hai cây thông cũng có “ một nỗi buồn da diết”,”mong sao chóng về đến với hai cây phong”,” nghe mãi tiếng lá reosay sưa ngây ngất ”
- “Tôi lắng nghe tiếngtim đập rộn ràng và thảng thốt ”
 Đoạn văn có kết hợp với văn biểu cảm
 * Hình ảnh vô cùng kì diệu:
- Hai cây phong luôn toát lên vẻ khác lạ:
 +” chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm diụ”
 - Đoạn văn miêu tả sự khác lạ của hai cây phong: “ Dù ta tới đây vào lúc nào...cháy rừng rực:”
 Bình giảng: Đoạn văn khá hay nhờ sự kết hợp các yếu tố miêu tả,đánh giá 
 Tả: “Dù ta...khác nhau”/ ‘Và khi mây đên kéo đến...cháy rừng rực “
 Liên tưởng đáng giá:”Có khi...thương tiếc người nào”.
 Tác dụng: dựng lại hình ảnh hai cây phong thật sinh động có hồn có vía như con người. Đúng là ngòi bút của một hoạ sĩ, hơn nữa, của một thi sĩ.
b- Hai cây phong trong con mắt “chúng tôi”:
 * Kể lại sự kiện: 
- Chuyện leo cây phá tổ chim
- Chuyện về một thế giới vô cùng kì diệu
Đây là hai sự kiện không bao giờ phai mờ trong ký ức tuổi thơ của “ Tôi”
 * Tả sự vật, hiện tượng:
 - Dựng lại hình ảnh hai cây phong qua những chi tiết: hai cây phong khổng lồ, nghiêng ngả đung đưa như muốn mời chaò, bóng râm mát rượi,tiếng lá xào xạc dịu hiền,các mắt mấu và cành cây,cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay.
 Nhận xét cách tả: chỉ chọn vài chi tiết, kiểu phác thảo của hoạ sĩ, nhưng cũng đủ nói lên những điều kì điệu của hai câyphong.
- Bức tranh về “một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”: Đất rộng bao la...xa thẳm biêng biếc kia”.
- (Bình giảng): Đây là một trong những đoạn hay nhất trong VB, văn tự sự lại có sự két hợp với các yếu tố miêu tả,biểu cảm, đánh giá:
 + Dựng lại hết sức rõ nét, sống động hình ảnh một thế giới mới tươi đẹp bao la rộng mở:dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục, nơi xa thắm biêng biếc của thảo nguyên, bao nhiêu là vùng đất, những con sông... lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh,, những đám mây những đồng cỏ, chân trời sa thẳm biêng biéc.
 Những chi tiết cho thấy con mắt của một hoạ sĩ.
+ Bộc lộ một cảm giác ngạc nhiên đầy hứng thú của trẻ thơ: Bỗng như có phép thần thông, chúng tôi sửng sốt,, nin thở, ngồi lặng đi,, quên mất cả tổ chim,, chuồng ngựa...rộng nhất thế gian...chúng tôi thấy như một căn nhà xép,chúng tôi cố giương hết tầm mắt...thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất, chúng tôi chưa tường nghe nói,,chúng tôi nép mình suy nghĩ,chúng tôi ngồi nép lắng nghe...
 Đây chính là chất thơ,chất thi sĩ, yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của đoạn văn.
HĐ 6- Thực hiện yêu cầu 4
 Để cho HS tự chọn.
 GV có thể hướng HS chọn một trong hai đoạn đã bình giảng kỹ trong HĐ 5 )
V- Chọn đoạn văn hay học thuộc lòng:
HĐ -7 - Rút ra những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của VB.
- Hai cây phong được miêu tả như thế nào?
- Ta thấy ở người kể chuyện những tình cảm gì ?Và một tâm hồn như thế nào?
VI- Ghi nhớ: (SGK)
C- Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng đoạn văn đã chọn
 - Em hãy viết 10 dòng nói về những cảm nghĩ của em khi đọc bài Hai cây phong
 Tiết 3 Nói quá
* Mục tiêu:
Học sinh hiểu : Nói quá là gì ? Nói quá có tác dụng như thế nào ? Nói quá và nói khoác khác nhau như thế nào ? 
 Từ đó biết cách dùng biện pháp tu từ nói quá .
* Tiến trình lên lớp:
 	A- ổn định lớp, kiểm tra bài cũ :
 Câu hỏi: Thế nào là tình thái từ.
 B- tổ chức các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1- Tìm hiểu cách thức (mức độ, tính chất) miêu tả trong các từ ngữ in đậm.
Cho HS :- Quan sát các ví dụ;
 -Nhận xét (đối tượng, cách thức miêu tả), chỉ ra những chỗ có sự miêu tả thể hiện cách nói không bình thường .
- Cách nói này được gọi là gì?
I-Thế nào là nói quá?
 1- Cách thức: 
a-Ví dụ: 
 - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng (a)
 - Ngày tháng mười chưa cười đã tối (b)
 - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày (c)
 - Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần (d)
b- Nhận xét:
* Đối tượng, miêu tả:Các sự vật, hiẹn tượngcó thật
- Đêm tháng năm, ngày tháng mười (có khoảng thời gian ngắn)
- Người cày ruộng, khó nhọc nên tiết nhiều mồ hôi.
- Hạt gạo chứa dựng rất nhiều nỗi gian lao của người lao động. 
 * Mức độ tính chất của hiện thực được miêu tả trong văn bản: Không bình thường, hơn mức độ tính chất hiện thực rất nhiều.
* Đây là cách nói phóng đại, khoa trương, thậm xưng, cường điệu, ngoa ngữ, gọi chung là nói quá- một biện pháp tu từ.
HĐ 2- So sánh với cách nói thường để thấy ưu điểm của nói quá.
- HS dựa vào đối tượng như trên thử diễn đạt bằng cách nói thường (không cường điệu ).
- Chỉ ra ưu nhược điểm của hai cách nói. Từ đó thấy được tác dụng của nói quá.
2- Tác dụng của nói quá:
 a- So sánh với cách nói thường (phù hợp vơì mức độ, tính chất của hiện thực): Ví dụ cách nói thường:
 - Đêm tháng năm rất ngắn, chỉ khoảng 9 giờ đồng hồ là tối.(a)
 - Ngày tháng mười, bảy giờ mới sáng mà khoảng bốn giờ chiều đã tối.(b)
- Lúc cày ruộng mồ hôi ra đẫm cả người.
.
 b- Nhận xét:
* Nói thường:(không sử dụng biện pháp tu từ) Cách mô tả thường dài, khó nhớ, lủng củng.
* Nói quá:(sử dụng biện pháp tu từ nói quá) ngắn gọn, hay, ấn tượng đậm nét, truyền cảm, dễ hình dung ra mức độ tính chất của hiện thực (thực tế không gây hiểu nhầm)
HĐ 3- Nhận rõ sự khác biệt giữa nói quá và nói khoác.
 Nội dung này SGK không đề cập đến, để HS tránh nhầm lẫn, GV nên đưa thêm ý này. Vì thời gian có hạn, có thể dùng PP diễn giảng.
Tuy nhiên,GV cần chọn những ví dụ cụ thể để HS dễ hiêủ.
3- Phân biệt nói quá và nói khoác:
 - Nét giống nhau: có phóng đại, cường điệu
 - Khác nhau là cơ bản:
Nói quá
Nói khoác
Phản ánh đúng bản chất sự thật
Phản ánh trái vớí sự thật (đối tượng mô tả)
Người nói phónh đại sự vật, nhằm mô tả rõ nhất bản chất của hiện thực
Nhằm phô trương bản thân người nói, tạo ra sự hiểu nhầm
Người nói được tôn trọng, khen ngợi
Người nói bị chê cười, coi thường
HĐ 4- Rút ra được những điểm cần nhớ về biện pháp tu từ nói quá:
Cách thức nói?
Tác dụng của nói quá:
Các tên gọi khác ?
II-Ghi nhớ: ( SGK ) Biện pháp tu từ nói quá có:
Cách thức : Phóng đại qui mô, mức độ, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả
Tác dụng : Nhấn mạnh,gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm, tăng hiệu quả diễn đạt.
Các tên gọi khác : cường điệu, phóng đại, khoa trương, thậm xưng, ngoa ngữ
HĐ 5- Luyện tập.
 Bài 1: Cho HS cả lớp làm, gọi mỗi HS trả lời một câu, cả lớp góp ý sửa chữa.
Bài 2- cách tổ chức làm như bài 1.
Bài 3- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng thành ngữ trước khi đặt câu ( Gợi ý: dựa vào từ điển thành ngữ)
Bài 4- HS tự tìm, đọc cho cả lớp nghe, cùng sửa chữa
Bài 5- HS tự viết GV thu bài chấm
Bài 7- HS tự làm,GV kiểm tra trong muục KT bài cũ ở tiết sau.
III-Luyện tập , hướng dẫn làm bài ở nhà:
Bài 1- Biện pháp nói quá trong các từ ngữ :
 Câu a- Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Nghĩa: Sức lao động của con người rất kì diệu có thể làm được mọi việc dù khó khăn đến đâu
Câu b- Em có thể đi lên đến tận trời
Nghĩa: Em rất khỏe, không sao cả ( dù bị thương)
Câu c-Thét ra lửa
Nghĩa: tiếng nói rất có quyền lực
Bài 2-: câu a- Chó ăn đá gà ăn sỏi
b- Bầm gan tím ruột
c- ruột để ngoài da
d- nở từng khúc ruột
đ- Vắt chân lên cổ
Bài 3- Gợi ý:
-

File đính kèm:

  • docBai 9 Noi qua.doc
Giáo án liên quan