Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của Phan Bội Châu.

* Hoạt động 2:

 _ HS hiểu khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

 _ HS biết cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX

* Hoạt động 2:

 _ Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ trong văn bản.

 1.3. Thái độ:

* Hoạt động 1:

 _ Có thói quen đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở nhà.

* Hoạt động 2:

 _ Giáo dục HS lòng tự hào và kính trọng những nhà chí sĩ yêu nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
 _ HS biết sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
 _ HS hiểu đôi nét về nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh 
* Hoạt động 2:
 _ HS hiểu cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
 _ HS hiểu chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh 
 1. 2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
 _ Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
 * Hoạt động 2:
 _ Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
 _ Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
 1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1:
 _ Có thói quen đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở nhà.
* Hoạt động 2:
 _ Giáo dục lòng lòng yêu kính khâm phục, tự hào và học tập các bậc tiền bối cach mạng.
 _ Liên hệ giáo dục về bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung học tập: 
 _ Tác giả, tác phẩm.
 _ Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh 
3. Chuẩn bị:
 3.1Giáo viên: Chân dung Phan Châu Trinh. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
 Vẽ sơ đồ tư duy củng cố.
 Bảng phụ ghi bài thơ
 3.2Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
 Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT.
 Giấy Ao vẽ sơ đồ tư duy
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 
 8A3: 8A4:
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Đọc thuộc bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? (5đ) Nội dung bài thơ?(5đ)
Trả lời: Đọc thuộc, rõ ràng, đúng giọng.(5đ)
 _Nội dung: Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (5đ)
Câu hỏi 2: Thể thơ của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? Thuyết minh về thể thơ đó? (8 đ)
Trả lời: _ Thất ngôn bát cú Đường luật. (8 câu/ 1bài; 7 chữ/ 1câu; gieo vần bằng cuối câu 1,2,4,6,8; kết cấu: đề, thực, luận, kết; hai cặp câu thực, luận đối nhau…)
Câu hỏi 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? (2 điểm)
 Trả lời: Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh. 
 4.3 Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (10’)
* Giới thiệu những nét chính về Phan Châu Trinh? 
_ Phan Châu Trinh (1872-1926) Hiệu Tây Hồ - Biệt hiệu Hi Mã, quê Tây Lộc, Hà Đông – Quãng Nam.
_ Thi đỗ phó bảng – làm quan thời gian ngắn sau từ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước.
_ Ông chủ trương đề xướng dân chủ, bãi bỏ quân chủ ở VN. (SGK)
* GV hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu – chú ý ngắt nhịp 4/3, 2/5 – hình ảnh đối lập, giọng điệu anh hùng. Gọi HS đọc lại .
HĐ2: (25’)
(GV treo bảng phụ ghi bài thơ). Gọi HS đọc 4 câu đầu.
* Em biết gì về Côn Lôn ?
_ SGK
(GV: Côn Lôn là nơi giam tù cách mạng, nơi đầy nắng gió, đá sỏi, bốn bề là biển, nơi giam cầm những người tù Cách mạng.)
=> Nơi tù tội, gông cùm dã man.
* Câu thơ đầu gợi lên hình ảnh người đập đá như thế nào?( Không gian? Tư thế?)
_ Đứng giữa đất Côn Lôn ( non cao, biển rộng)
_ Tư thế đội trời, đạp đất.
GV: Chí làm trai theo quan niệm xưa đội trời, đạp đất, tung hoành, ngang dọc (PBC, Nguyễn Công Trứ.)
* Công việc đập đá ở Côn Lôn được miêu tả như thế nào? Từ “lừng lẫy”, có ý nghĩa gì?
_ Làm cho lỡ núi non to lớn, nặng nhọc, xứng tầm vóc con người phi thường.
_ Lừng lẫy: Chiến công của người anh hùng =>Cần phải thực hiện =>như bước vào trận chiến ác liệt.
* Hành động được thể hiện qua từ ngữ nào?
_ Xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể.
* Qua 4 câu thơ hình ảnh người tù CM trong cảnh tù đày hiện lên như thế nào? ( chú ý 2 lớp nghĩa)
_ Tư thế hiên ngang, khí phách kiên cường, ngạo nghễ.
_Công việc cưỡng bức thành cuộc chinh phục thiên nhiên của người anh dũng.
* 4 câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? 
_ 4 cách nói khoa trương 2 lớp nghĩa.
=> Công việc đập đá (1)
=> Việc thực hiện chí lớn của người anh hùng (2)
 Gọi HS đọc 4 câu thơ còn lại.
* Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ 5-6? Hiệu quả diển đạt?
_ Như lời tự bạch sâu lắng.
_ Suy tư trở lại với chính mình:khó khăn, gian nan vẫn không ngừng sờn lòng nãn chí.
* Hình ảnh trong 2 câu thơ 5-6 ?
_ Hình ảnh đối lập: 
 Tháng ngày >< mưa nắng
 Thân sành sỏi >< dạ sắt son.
* Câu hỏi nêu vấn đề: Theo em, dạ sắt son của Phan Châu Trinh ở đây là gì?
_ Lòng trung thành với lý tưởng cứu nước, cứu dân, đấu tranh cho dân chủ, bãi bỏ quân chủ.
* Hai câu kết khép lại bài thơ như thế nào?
_ Liên tưởng: Việc đập đá của người tù khổ sai với việc nữ Oa đội đá vá trời cứu loài người. 
=> Liên tưởng, hợp lí, tự nhiên rất ý nghĩa.
_ Việc tù đày chỉ là thử thách tạm thời, việc con con không đáng bận tâm.
* Qua bài thơ con cảm nhận vẻ đẹp gì ở người anh hùng yêu nước Phan Châu Trinh?
_ Một nhân cách lớn, một tư thế hiên ngang khí phách hào hùng, ý chí kiên định bất khuất cả người CM trong cảnh tù đày.
* GV liên hệ: Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc => Khó khăn thử thách.
*Câu hỏi mở rộng: Qua 2 bài thơ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh điểm giống nhau về tầm vóc, tư tưởng của những nhà yêu nước?(NC)
_ Lòng yêu nước, thương dân ý chí kiên định bất khuất, ngang tàn trước khó khăn, thử thách.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả.
 _ Phan Châu Trinh (1872-1926)
2. Đọc – chú thích.
 _ Đọc:
 _ Chú thích:4,5,6.
II. Phân tích:
1. Công việc đập đá và khí phách người anh hùng:
_ Tư thế: Đứng giữa Côn Lôn.
_ Công việc: làm cho lở núi non.
_ Khí thế: lừng lẫy.
_ Hành động: xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể => mạnh mẽ, dứt khoát.
=> Con người phi thường khí phách trước thử thách vẫn ngang tàn.
2. Cảm xúc , suy nghĩ của nhà thơ:
_ Dù khó khăn quyết không nản chí, sờn lòng.
_Khẳng định chí lớn giúp nước, giúp đời không hề mai một.
_ Liên tưởng đập đá – vá trời
=> Việc tù đày chỉ là thử thách tạm thời không đáng quan tâm.
Ghi nhớ (SGK/150)
 4.4. Tổng kết:
Câu hỏi 1: Đọc diễn cảm bài thơ. Qua bài thơ em hiểu được gì về những nhà CM yêu nước đầu TK 20?
Trả lời: HS tự trả lời, GV cùng nhận xét.
Câu hỏi 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong hai bài thơ?
Trả lời: HS thảo luận cặp (3’), đại diện trả lời, GV cùng nhận xét.
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 1. Đối với bài học tiết này:
 Học thuộc ghi nhớ SGK, bài thơ.
 Tìm hiểu về tinh thần yêu nước và chí kiên định của những nhà yêu nước PBC, PCT, HCM.
 Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức bài thơ (Tương tự bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác)
 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Ôn tập văn học.
 Lập bảng hệ thống kiến thức về các văn bản đã học HKI – Ngữ Văn 8. 
5. Phụ lục:
Tuần: 15 Tiết: 59 Bài: 15 Ngày dạy: ……
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.1. Kiến thức:
* Hoạt động 1:
 _ HS biết hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
* Hoạt động 2:
 _ Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu.
* Hoạt động 3:
 _ HS hiểu việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả cho văn bản, ngược lại sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 
 1. 2. Kỹ năng:
* Hoạt động 1:
 _ Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
* Hoạt động 2,3:
 _ Nhận biết và sửa lỗi về dấu câu. 
 1.3. Thái độ:
* Hoạt động 1: 
 _ Có ý thức sử dụng dấu câu đúng, đạt hiệu quả giao tiếp trong tạo lập văn bản.
* Hoạt động 2,3:
 _ Có thói quen đọc và sửa lỗi về dấu câu trong khi tạo lập văn bản.
2. Nội dung học tập: 
 _ Hệ thống dấu câu và công dụng của chúng.
 _ Các lỗi thường gặp về dấu câu. 
 _ Luyện tập
3. Chuẩn bị:
 3.1 Giáo viên: Sơ đồ tư duy về hệ thống dấu câu và công dụng của chúng.
 Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu, và cách sửa chữa.
 Phiếu học tập ghi bài tập 1,2/152
 Soạn giáo án điện tử.
 3.2 Học sinh: Ôn tập dấu câu và công dụng của các dấu câu đã học.
 Giấy Ao vẽ sơ đồ tư duy.
 Trả lời các câu hỏi mục II. Xem trước bài tập. 
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A1: 8A2: 8A3: 
 (Phân công giúp học sinh vắng nếu có)
 4.2 Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ (10 đ)
Trả lời: _ Dấu ngoặc kép dùng để:
 + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
 + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
 + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,....được dẫn.
_ HS tự cho ví dụ, GV cùng HS nhận xét.
Câu hỏi 2: HS lên bảng làm bài tập 5 (SGK/144) (10đ)
 _ HS lên bảng làm bài tập 5, GV cùng HS nhận xét.
Ví dụ: Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số…
 4.3.Tiến trình bài học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 (Vào bài 1’)
* Em hãy kể tên các dấu câu đã học từ lớp 6,7,8 mà em nhớ?
_ NV6: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy.
_ NV7: chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang.
_ NV8: ngoặc đơn, hai chấm, ngoặc kép.
_ GV cùng nhận xét và bổ sung vào bài.
HĐ1: (15’)
* GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tổng kết dấu câu.(5’)
Nhóm 1: Dấu thường dùng ở cuối câu
Nhóm 2: Dấu thường dùng ở giữa câu
Nhóm 3,4: Dấu thường dùng ở nhiều vị trí khác nhau
_ HS vẽ, trình bày, GV cùng nhận xét.
DẤU CÂU
Dấu thường dùng ở nhiều vị trí khác nhau
Dấu thường dùng ở cuối câu
Dấu thường dùng ở giữa câu
* Kể tên những dấu câu thường dùng ở cuối câu. Nêu công dụng của chúng?
_ Dấu chấm(.): dùng để kết thúc câu trần thuật.
_ Dấu chấm hỏi(?): dùng để kết thúc câu hỏi.
_ Dấu chấm than(!): dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán.
* Kể tên những dấu câu thường dùng ở giữa câu. Nêu công dụng của chúng?
_ Dấu phẩy(,): đánh dấu ranh giới phần phụ và phần chính trong câu, các vế câu ghép, các bộ phận liệt kê, bộ phận đồng chức.
_ Dấu chấm phẩy (;): đánh dấu ranh giới các vế câu ghép phức tạp hoặc các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
_ Dấu hai chấm (:): đánh dấu phần giải thích, thuyết minh, bổ sung cho bộ phận trước đó. Báo trước một lời dẫn trực tiếp hay một lời đối thoại. 
* Kể tên những dấu câu thường dùng ở nhiều vị trí khác nhau. Nêu công dụng của chúng?
_ D

File đính kèm:

  • docTuan 15 2014.doc
Giáo án liên quan